Mức tăng cân chuẩn ở mẹ bầu

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể của mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng lên. Có một số mẹ cân nặng không thể  kiểm soát được. Vậy mức cân chuẩn khi có em bé sẽ là bao nhiêu?  Mẹ bầu hãy cùng 2mom.vn tìm hiểu vần vấn đề này nhé!

Tăng cân ở mẹ bầu

Khi mẹ bầu mang thai, việc ăn nhiều bánh rán và khoai tây chiên kiểu Tây là điều mà các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng. Các mẹ bầu chỉ cần khoảng 300 lượng calo mỗi ngày trong thời gian mang thai để hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bầu không cần phải ăn quá nhiều thức ăn mới đạt mức tăng cân chuẩn nhé. Hãy chú ý đến cân nặng trong quá trình mang thai nha các mẹ bầu. Tăng cân ở mẹ bầu quá nhiều hay quá ít có thể có hại cho mẹ và bé.

 

Tăng cân ở mẹ bầu

Mức tăng cân chuẩn có thật sự quan trọng với mẹ bầu?

Chắc chắn rồi. Việc tăng cân ở bầu đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của chính em bé đấy nha mẹ.
Người mẹ có tăng cân quá ít khi mang thai sẽ ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng của bé lúc sinh đấy.
Người mẹ thừa cân khi mang thai có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bé sinh ra lớn hơn bình thường. Sinh non là tình trạng bé được sinh ra sớm hơn dự kiến, trước 37 tuần của thai kỳ. Ngoài ra, việc thừa cân lúc mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và gây ra không ít phiền toái trong quá trình thai nghén.

Rắc rối quá phải không các mẹ, mang bầu là một quá trình có nhiều thay đổi thú vị, vì vậy mẹ bầu hãy cố gắng vượt qua nhé!

Tăng cân trong thai kỳ

Tăng cân như thế nào là tốt khi mang thai?

Điều này phụ thuộc vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trước khi mẹ có thai. BMI là thước đo lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng của mẹ.
Nếu mẹ đang có trọng lượng cân đối trước khi mang thai, mẹ muốn đạt được khoảng 25-35 ký trong suốt thai kỳ. Bạn phải tăng được từ 1 đến 4½ ký trong tam cá nguyệt đầu tiên và khoảng 1ký mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Nếu mẹ bị thiếu cân trước khi mang thai, mẹ muốn đạt được khoảng 28-40 mẹ trong suốt thai kỳ. Mẹ phải tăng thêm 1 đến 4½ ký trong tam cá nguyệt đầu tiên và sau đó nhiều hơn 1ký mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Nếu mẹ bị thừa cân trước khi mang thai, mẹ muốn đạt được khoảng 15 đến 25 ký trong suốt thai kỳ. Mẹ phải tăng từ 1 đến 4½ ký trong tam cá nguyệt đầu tiên và sau đó nhiều hơn 0.5 ký mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Nếu mẹ bị béo phì trước khi mang thai, mẹ muốn đạt được khoảng 11-20 mẹ trong suốt thai kỳ. Mẹ nên tăng từ 1 đến 4½ ký trong tam cá nguyệt đầu tiên và sau đó tăng thêm khoảng ½ ký mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

 

Cân nặng khi mang bầu

Trường hợp tăng cân ở mẹ bầu mang thai đôi

Nếu mẹ đang có một trọng lượng khỏe mạnh trước khi mang thai, mẹ cần tăng được khoảng 37-54 ký trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn bị thừa cân trước khi mang thai, bạn cần tăng lên khoảng 31-50 ký trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn bị béo phì trước khi mang thai, bạn cần tăng khoảng 25-42 ký trong suốt thai kỳ.
Tăng cân từ từ và đều đặn là tốt nhất. Đừng lo lắng quá nhiều nếu mẹ bầu không đạt được cân nặng như ý muốn nhé.
Mẹ bầu ơi, đừng cố gắng tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn rồi sau đó chững lại nha.Trong trường hợp mẹ không muốn tăng cân quá nhiều, cũng đừng bao giờ cố gắng để giảm cân trong giai đoạn thai kỳ.
Nếu mẹ đang lo lắng về việc tăng cân, thì có thể lên hệ trược tiếp với bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe để nhờ tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé.

Tăng cân ở mẹ bầu là vấn dề quan trọng mà mỗi chu trình thai kỳ điều cần phải chú ý. 2mom chúc các mẹ có một cân nặng như mong muốn.

Phương pháp sai khi cho con ăn dặm

Học theo phương pháp ăn dặm của Nhật thì bạn cũng phải học được tinh thần của những mẹ Nhật: để con tự giác và có ý thức trong việc ăn dặm.

Dưới đây là những sai lầm trong phương pháp cho con ăn của một số bà mẹ.

Cho con ăn cháo hoặc bột nhuyễn trong thời gian dài

Việc không cho con ăn thực phẩm thô hoặc bột ăn dặm đặc là do quan niệm sợ bé bị đau dạ dày, do những bà mẹ nuôi con theo cách truyền thống thường nghĩ răng hàm thì không ăn thô được.

Trên thực tế, nguyên nhân của bệnh đau dạ dày bắt nguồn từ một loại vi khuẩn mang tên Helicobacter Pylori. Sinh hoạt không đều độ, stress, chế độ ăn chỉ là chất xúc tác khiến bệnh nặng hơn chứ không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. 

Bé nên được tập nhai từ tháng thứ 8

Hơn nữa, theo bản năng của con người, bắt đầu từ tháng thứ 8 cho đến khi 1 tuổi, trẻ sẽ có phản xạ nhai một cách tự nhiên. Cho con ăn cháo trong khoảng thời gian dài và qua thời kì phản xạ sẽ khiến con lười nhai và không hứng thú với nước nhai thức ăn nữa. Nghĩa là thời gian bé tập ăn dạng nhuyễn như bột rất ngắn, chỉ khoảng 1-2 tháng, chủ yếu để bé quen thìa và tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào họng để nuốt. Từ tháng thứ 7-8 trở đi, bé đã ăn thô hơn một chút-cháo hạt loãng, 9-11 tháng cháo hạt đặc, 1-1,5 tuổi bé nhai tốt và có thể ăn cơm nát – cơm thường.

Việc cho bé dùng cháo nhuyễn quá lâu còn dẫn đến một tai hại nữa là làm họng bé chỉ quen nuốt những đồ nhuyễn, kém nuốt vật thô. Khi đánh mất cơ hội ở giai đoạn phản xạ nhai, trẻ phải nhai rất lâu mới có thể nuốt được. Ăn thô giống người lớn cũng kích thích trẻ bắt chước bố mẹ tự xúc ăn như người lớn. Ăn cháo thì để bé tự xúc thì khó, có thể đổ, tay thì không thể cầm nắm được, do đó cứ phải để bố mẹ đút cho thì mới ăn nhanh được. Lâu dần thành thói quen, một số trẻ khi lớn chuyển sang ăn cơm mà vẫn phải để bổ mẹ đút thì mới chịu ăn. 

Nếu các mẹ vẫn chưa tìm ra được phương pháp ăn dặm phù hợp với bé yêu, hãy tham khảo thêm một số cách hữu ích tại đây.

Lượng thức ăn quá nhiều

Số lượng thức ăn tại mỗi cử ăn cũng cần phù hợp với độ tuổi và kích thước dạ dày của từng trẻ. Không nên nghe theo những lời khuyên phản khoa học như: phải ép trẻ ăn thì mới lớn được, ép ăn nhiều thì dạ dày mới “giãn ra”, chứa được nhiều thức ăn hơn. Sự thật không phải như vậy. Trẻ khi vừa tập ăn dặm có thể ăn từ 180-200ml mỗi ngày nhưng sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ. 

Thúc ép càng làm trẻ sợ ăn hơn

Trong một số trường hợp trẻ cảm thấy không khỏe, trẻ sẽ có xu hướng từ chối một phần thức ăn. Nếu bình thường con vẫn ăn ngoan nhưng hôm nay con lại không hào hứng trong việc nàychứng tỏ con có thể đang mắc một căn bệnh nào đó khiến tinh thần con không được tốt. Mẹ không nên ép uổng con tiếp tục ăn mà cần tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời.

Vì vậy, nếu không muốn sau này vất vả với việc ăn của con điểm mấu chốt quan trọng là phải tập cho bé ăn thô đúng thời kỳ. Ăn phải nhai còn tiết nhiều dịch vị giúp bé ngon miệng, tiêu hóa tốt.

Tầm quan trọng của Vitamin D và Sắt với trẻ dưới 1 tuổi

Giai đoạn sơ sinh là thời kỳ hoàng kim cho sự phát triển toàn diện của bé về mọi mặt từ trí tuệ, thể chất cho đến tinh thần.

Tuy nhiên, đối với những người lần đầu trở thành mẹ, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là một điều rất khó khăn đòi hỏi kinh nghiệm. Vậy đối với trẻ dưới 1 tuổi, đâu là những chất cần thiết rất dễ thiếu?

Vitamin D

Nhu cầu ăn uống và cách thức cho ăn ở trẻ chưa đầy 1 tuổi có khác nhau tùy theo tháng tuổi. Chất dinh dưỡng dễ thiếu trong ăn uống cũng khác nhau.

Trẻ bú mẹ, mặc dù có được tất cả các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của trẻ khi ở giai đoạn 0-4 tháng tuổi, nhưng hàm lượng vitamin D vẫn thấp.

Để đề phòng bệnh còi xương, trẻ dưới 1 tuổi mỗi ngày cần một lượng vitamin D là 400-800 đơn vị. Nếu trẻ bú bình nhìn chung trong sữa bò đều thiếu vitamin D. Vào mùa hè nắng nóng, hàm lượng vitamin D trong sữa tươi cao hơn một chút, song tỉ lệ canxi, phốt pho trong sữa bò không hợp lý, trẻ vẫn cần được bổ sung thuốc có chứa vitamin D để thỏa mãn nhu cầu phát triển của cơ thể.

Sắt

Lượng sắt mà trẻ 1 tuổi cần mỗi ngày là 10mg, mới có thể thỏa mãn nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, trong sữa người và sữa bò, hàm lượng sắt đều tương đối ít, khoảng 0,5- 1mg/L. Nếu tính toán dựa theo lượng bú mỗi ngày là 1000ml sữa thì lượng sắt cung cấp cho bé rất thiếu.

Tuy nhiên, do cơ thể bé vẫn còn tích trữ một lượng sắt lấy từ cơ thể mẹ nên bé từ 0-4 tháng tuổi không cần phải bổ sung thêm sắt ở bên ngoài, mà vẫn không ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Song, sau 4 tháng, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể bé đã gần cạn, chỉ dựa vào lượng sắt trong sữa thì chưa đủ. Do vậy, ở thời kì này nên chú ý bổ sung các thức ăn giàu chất sắt như: Các loại gan, lòng đỏ trứng, rau…thông qua việc chế biến những món bột ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi .

Do tỉ lệ hấp thu sắt trong các thực phẩm động vật của con người tương đối cao, như thịt, gan động vật có thể đạt 22%, các loại cá là 11% mà trong lòng đỏ trứng gà có thể tồn tại một loại chất gây cản trở nào đó, nên tỉ lệ hấp thu chỉ là 3%. Chính vì thế, nên chuẩn bị cho trẻ thức ăn phụ như gan lợn, thịt lợn băm nhuyễn thì trẻ mới có thể hấp thu, mà tỉ lệ sắt cũng tương đối cao.

Dưới 1 tuổi, dù được ba mẹ cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhưng trẻ vẫn rất dễ mắc phải tình trạng thiếu hụt vitamin D và sắt. Lượng vitamin D và sắt trong cơ thể trẻ rất cần thiết cho sự tăng cường sức đề kháng cũng như quan trọng đối với sự sinh trưởng tốt cho trẻ bây giờ và cả về sau.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước trong quá trình uống sữa không?

Việc lúc nào cho bé ăn dặm dễ hơn là biết khi nào cho bé uống nước lọc hoặc nước trái cây. Theo chuyên gia, trẻ dưới 6 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ chất lỏng nào ngoài sữa bột và sữa mẹ.

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ chỉ có thể cho bé uống 1 ít nước lọc trong khi bé ăn dặm nhưng không được quá nhiều. Uống nhiều nước sẽ khiến bé bị đau bụng, kho chịu. Còn nước trái cây chỉ khi nào bé bắt đầu được 1 tuổi (theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ).

Trường hợp nếu mẹ không biết mà cho bé uống nước trước 6 tháng, bé sẽ có 1 vài triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bé như:

– Sự hấp thụ chất dinh dưỡng kém: 

Khi bé uống nước vào, lượng nước không có calo sẽ chiếm 1 phần trong bụng bé, khiến bé no, không muốn uống sữa thêm hay ăn ít. Dẫn đến nó có thể khiến trẻ tụt cân và làm tăng mức bilirubin khiến trẻ vàng da.

– Ngộ độc nước:

Uống nước quá nhiều có thể gây ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh, làm chất dinh dưỡng trong cơ thể bị loãng đi, dẫn đến động kinh, hay giảm nhiệt độ cơ thể.

– Mất nước:

Trẻ con dưới 6 tháng tuổi thận vẫn chưa được phát triển. Nước dư thừa có thể kích thích thận pha loãng natri và chất điện phân gây mất nước.

– Bỏ bữa sữa mẹ hoặc không uống thêm sữa bột:

Uống nước khiến bé no hơi, không muốn ăn thêm thứ khác.

Sau 6 tháng bạn có thể đút cho bé vài muỗng nhỏ nước trong khi bạn bắt đầu cho ăn dặm, lượng sữa tiêu thụ của trẻ sẽ giảm khoảng 25-40% mỗi ngày. Cùng với sữa mẹ hoặc sữa bột, bé không cần nhiều hơn 50-100ml nước mỗi ngày. Trong giai đoạn này, mẹ có thể giới thiệu các loại cốc có tay cầm và một cái vòi mềm. Bạn cũng nên chọn cho con loại cốc có nắp chống tràn, có thể tháo ra được. Việc mút nước cũng giúp bé phát triển cơ miệng và cơ tay. 

Cho trẻ uống nước sau 6 tháng trở lên

Khi trẻ đã được hơn 1 tuổi, lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày chỉ còn khoảng 400ml. Do đó, việc giảm lượng sữa, ăn nhiều thức ăn và hoạt động nhiều hơn, nhu cầu nước của trẻ cần tăng lên tự nhiên. Trẻ mới biết đi cần khoảng 1,3 lít nước mỗi ngày. Nó bao gồm nước từ sữa, nước trái cây,…

Lưu ý:

  • Không mua nước đóng chai cho bé uống . Vì nước khoáng đóng chai có chứa hàm lượng sodium và sulfate cao (Sodium là một loại muối mà cơ thể hấp thụ phần lớn từ những thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói đươc bày bán và tiêu thụ rộng rãi hiện nay. Nó là chất cần thiết cho các hoạt động của con người nhưng nếu hấp thụ quá nhiều lượng sodium có thể gây các tác động xấu đến hệ tim mạch).
  • Cho bé uống nước đun sôi để nguội để diệt vi khuẩn trong nước.
  • Không pha nước với sữa mẹ. Cách pha sữa bột tốt nhất là nên pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp của nhà sản xuất. 

Loại sữa nào tốt nhất cho bé cần tăng cân

Thể trạng của mỗi bé khác nhau, có bé uống sữa bình thường sẽ hấp thu rất tốt nhưng có bé uống rất nhiều mà vẫn không phát triển được, không lớn được làm cho bố mẹ vô cùng lo lắng.

Việc cơ thể bé ăn uống nhiều mà vẫn còi có nhiều nguyên nhân. Do di truyền từ bố mẹ, bố mẹ có thể tạng nhỏ, gầy; do thức ăn, thức uống không hợp với bé, bé kén ăn; do thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng hoặc nghiêm trọng hơn trong người bé có vấn đề nên thức ăn không tiêu hóa và hấp thu được. Bất kỳ nguyên do nào bố mẹ cũng cần đưa con đến bác sĩ để được nhận lời khuyên tốt nhất. 

Với trường hợp bé kén ăn, thức ăn không hạp. Vậy loại sữa nào tốt nhất cho bé cần tăng cân nhanh?

1. Sữa mẹ:

Sữa mẹ được xem là loại sữa tốt nhất trên thế giới, nó tổng hợp tất cả các chất dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất tự nhiên giúp bé tăng cân ổn định, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyên mẹ cho bé bú sữa mẹ trong 1 đến 2 năm đầu đời để bé cứng cáp hơn, không nên cai sữa mẹ quá sớm. Trong quá trình uống sữa mẹ sau 6 tháng, các mẹ cũng có thể cho con bé ăn dặm thêm để bé mau lớn hơn.

2. Sữa dừa:

Trong sữa dừa có hàm lượng dầu dừa cao, mùi thơm dễ chịu, không chỉ riêng người lớn mà các bé cũng thích mùi này. Mẹ dùng sữa dừa chế biến nhiều món khác nhau trong thực đơn hằng ngày của bé, vừa giúp bé ăn ngon miệng vừa giúp bé tăng cân.

Sữa dừa có được là nhờ lấy cùi dừa (phần thịt trắng đục bên trong trái dừa đã già) xay nhuyễn cùng với nước nóng. Để có được loại sữa dừa ngon và sạch nhất, các mẹ nên tự mình xay lấy nước, không nên mua loại đóng hộp.

3. Sữa nguyên kem:

Loại sữa này cung cấp rất nhiều calo và chất béo có lợi giúp trẻ tăng cân. Vì là sữa nguyên kem nên có nhiều canxi và khoáng chất cần thiết cho quá trình phá triển của bé, giúp xương và răng chắc khỏe. 

Mỗi ngày cho bé uống từ 1 đến 2 ly vào buổi sáng và buổi tối cùng các thực phẩm chính khác.

Vì đây là sữa bò nên các mẹ hãy thử cho bé uống 1 ít trước xem bé có uống được không, nếu bé bị dị ứng hãy đổi sang sữa dê hoặc sữa xay ra từ ngũ cốc.

4. Sữa bí đỏ: 

Bí đỏ là một trong những loại quả chứa nhiều chất caroten có tính chất chống ôxy hóa. Màu vàng cam càng nhiều thì hàm lượng caroten càng cao rất tốt cho trẻ em. Những người thường bị táo bón cũng nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.

Sữa bí đỏ là hỗn hợp sữa dừa, sữa tươi và sữa đặc, có vị thơm ngậy, tạo cảm giác thèm ăn của bé. Chính vì thế, nó là thức uống tăng cân hiệu quả nhất cho bé. Đồng thời, nó còn bổ sung vitamin A, C và chất xơ giúp tốt cho trí não, da, hệ miễn dịch và đường ruột.

 

Sữa bí đỏ giúp bé tăng cân

 

5. Sữa chua uống:

Sữa chua uống được làm từ sữa chua cái, sữa tươi, sữa đặc và nước, ủ trong vòng 6 đến 8 tiếng, lỏng hơn sữa chua bình thường để giúp trẻ dễ dàng uống hơn. Đây là thực phẩm lành mạnh, có chứa đầy đủ tất cả các giá trị dinh dưỡng của sữa.

Đặc biệt rất tốt vì sữa chua có chứa vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa, từ đó giúp cho trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ tăng cân đều đặn. Mẹ nên cho bé uống nửa ly (80-100ml) sữa chua mỗi ngày và quan sát quá trình tăng cân ở bé.

Ngoài các loại sữa trên, các mẹ cũng có thể tìm những dòng sữa bột tăng cân tốt cho bé như dòng sữa bột Dielac Grow Plus của Vinamilk, Pedia Sure của Úc, Nan Optipro của Nestle,…

Có nên cho bé sử dụng thuốc tăng chiều cao không?

Ngoài cân nặng thì chiều cao của con cũng là một yếu tố khiến cha mẹ quan tâm hàng đầu. Để giúp con có được một chiều cao lý tưởng thì ngoài bổ sung chất dinh dưỡng, một số cha mẹ còn cho con sử dụng thuốc tăng chiều cao.

Vậy thuốc tăng chiều cao là gì? Và liệu nó có tốt cho sự phát triển của bé như nó đã giới thiệu? Chúng ta hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Thuốc tăng chiều cao là gì? Có nên cho bé dùng thuốc tăng chiều cao hay không?

Thuốc tăng chiều cao là loại thuốc bổ trợ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển chiều cao của bé. Trong những loại thuốc này thường chứa một hàm lượng canxi, khoáng chất, đặc biệt là hoạt chất chondroitin sulfat – một hoạt chất dùng để chữa bệnh mắt, thoái hóa xương khớp và điều trị ung thư. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định hoạt chất này có khả năng làm tăng chiều cao của trẻ. Vì vậy, những loại thuốc tăng chiều cao này cũng chưa được kiểm chứng rằng có chất lượng hay không. Hơn nữa, vì cơ thể của trẻ còn rất non nớt nên việc sử dụng những loại thuốc tăng chiều cao không có thành phần rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa và sự tăng trưởng của bé sau này.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp tăng chiều cao mà không rõ nguồn gốc, chúng được quảng cáo là thần dược giúp bé tăng chiều cao hiệu quả và nhanh chóng, điều này đánh trúng vào tâm lý các bà mẹ mong muốn cho con mình có một chiều cao lý tưởng, nên đã đua nhau mua thuốc này về cho con uống nhưng kết quả lại không như những gì mà loại thuốc này đã quảng cáo. Vì vậy, muốn sử dụng những loại thuốc tăng chiều cao này cho bé thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định vì giá thành của những loại thuốc này cũng không hề rẻ.

Tuy nhiên thì theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì các mẹ nên phát triển chiều cao của bé bằng các thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên hơn là dùng thuốc. Vì không biết được khả năng của thuốc này như thế nào nên nhiều lúc sẽ gây ra những tác dụng ngược, gây nguy hiểm cho tính mạng của bé. 

sự phát triển chiều cao của bé

Những yếu tố tác động lên chiều cao của bé

Di truyền, chế độ dinh dưỡng và tập luyện là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chiều cao của bé. Vì vậy, các mẹ nên để bé phát triển chiều cao một cách tự nhiên bằng cách bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho bé. Có ba giai đoạn mà bé phát triển chiều cao nhanh nhất đó là: giai đoạn 9 tháng mang thai, giai đoạn từ 0 tháng tuổi đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Nắm được 3 cơ hội này thì cha mẹ sẽ biết cách để có những biện pháp phù hợp giúp bé đạt đến một chiều cao thật lý tưởng. 

Để bé phát triển chiều cao cần thiết thì các mẹ nên xây dựng một khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Những giai đoạn đầu đời thì nên tập trung cho bé bú sữa mẹ, sau đó thì kết hợp ăn dặm với các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất… như: cá, thịt, cua, tôm, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt,… Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn bỏ bú thì nên bổ sung thêm các loại sữa công thức cho bé. Vì trong sữa công thức được các chuyên gia chứng minh rằng có chứa một hàm lượng canxi rất cao, hỗ trợ cho bé phát triển xương và chiều cao. Tuy nhiên các mẹ cũng nên lựa chọn sữa phù hợp với lứa tuổi của bé để tránh những trường hợp bé bị dị ứng sữa. Một số nhà sản xuất sữa hiện nay cũng đã nghiên cứu để đưa ra nhiều loại sữa tương ứng với từng giai đoạn tuổi khác nhau như: Dielac Optimum của Vinamilk có các loại: Step 1 (cho trẻ 0-6 tháng), step 2(cho trẻ 6-12 tháng), step 3(cho bé 1-3 tuổi) và cả step 4 (cho bé 2-6 tuổi),… 

Ngoài ra thì các mẹ cũng nên chú ý cho bé rèn luyện thể lực. Sự vận động cơ thể sẽ giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, giúp xương chắc và phát triển tốt hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tập cho con thói quen tập thể dục hằng ngày ngay từ khi còn nhỏ với những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức với độ tuổi của bé. 

Cai sữa mẹ đúng cách cho trẻ trên 2 năm tuổi

Bất kỳ đứa trẻ nào khi đã quen bú sữa mẹ trong 1 thời gian dài đều thường rất khó cai sữa. Do đó, hãy tham khảo bài viết sau để giải toả nỗi đau đầu đó.

Bắt đầu từ năm tuổi thứ 2, mẹ cần tập cho bé uống sữa bột ngoài và ăn dặm dần cho quen. Vì dù sao các mẹ cũng bận bịu đi làm hoặc lo cơm nước nên cũng không có nhiều thời gian cho bé bú đúng giờ. Đồng thời, bé cũng chuẩn bị vào mẫu giáo, cũng không thể nào bú mẹ mãi. Nhưng việc cai sữa cho bé không hề dễ dàng chút nào. 

Thời gian đầu, hãy giảm dần thời gian cho bé dùng sữa mẹ, để bé thích nghi từ từ việc dứt sữa, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng bé mới quen được. Không nên dừng đột ngột, vì làm vậy bé sẽ quấy khóc, giận dỗi và không muốn nạp thực phẩm nào ngoài sữa mẹ. 

Để bắt đầu giai đoạn cai sữa cho bé, mẹ nên giảm dần các cữ và thay vào đó là bú bình (có thể vắt sữa mẹ cho bé bú bình, rồi thay thế từ từ bằng sữa bột). Điều này sẽ giúp bà mẹ giảm căng tức sữa và bé thích nghi kịp thời. Trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình, mẹ có thể nhờ người nào có thể gần gũi bé được giúp mẹ cho bé bú. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên âu yếm, chơi đùa với bé vào những lúc bé đã ăn no, ít cảm giác muốn bú, hành động này sẽ giúp duy trì mối liên hệ mật thiết giữa mẹ và bé, tạo cho bé cảm giác vẫn được mẹ yêu thương, gần gũi.

Ngoài việc cho bé bú bình, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm và tăng dần số lượng nếu bé đã đủ cứng cáp. Mẹ nên cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, giới thiệu đa dạng món ăn nhưng mỗi lần chỉ cho bé ăn 1 món để con làm quen vài ngày mới chuyển sang món mới. Món nào bé không thích thì thể có tạm ngưng, từ từ tập cho bé ăn trở lại.

Khi bé đã biết ăn nhiều món thì nên đổi món thường xuyên, mỗi bữa ăn một món để bé không bị ngán (nếu ngán bé sẽ lười ăn). Nên chế biến các loại bột, súp từ rau củ quả để bổ sung vitamin và chất xơ cho bé. Có thể cho bé ăn thêm trái cây (tán nhuyễn), uống nước trái cây, ăn sữa chua, váng sữa, phô mai…

Nghiền trái cây cho bé ăn

Nên cho ăn theo khả năng của bé và sữa vẫn là thực phẩm quan trọng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng. Nếu bé ăn 2 bữa/ngày thì cần uống ít nhất 800 ml sữa mỗi ngày, nếu bé ăn 2 bữa/ngày thì cần uống ít nhất 600 ml sữa mỗi ngày.

Cho bé thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin. Nếu bố mẹ không có thời gian, có thể cho bé uống vitamin D 400 – 1000 đơn vị/ ngày liên tục cho đến khi trẻ biết đi.

Lưu ý:

– Chỉ cai sữa khi bé thật khỏe mạnh, không ốm đau. Cai sữa vào ngày đẹp trời, nhiệt độ ổn định để bé thoải mái hơn

– Giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình và ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy, vì vậy mẹ nên duy trì cho bé bú mẹ, để bé có kháng thể từ sữa mẹ giúp chống lại bệnh tật cho bé. Khi cảm thấy bé có thể chấp nhận những thực phẩm thay thế sữa mẹ thì lúc đó mẹ mới nên cai sữa hoàn toàn.

– Nếu sữa mẹ quá nhiều trong thời gian cai sữa có thể uống thuốc ức chế tiết sữa nhưng phải có chỉ định của cán bộ y tế.

– Về vấn đề chọn loại sữa bột nào thay thế sữa mẹ tốt nhất hiện nay cho bé uống ngon miệng và có sức đề kháng tốt hơn, bố mẹ nên chọn dòng có chứa sữa non Colostrum (chất có trong sữa mẹ) nhé.

5 loại sữa dành cho bé 1 tuổi

Giai đoạn bé 1 tuổi, các mẹ cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để các con phát triển khỏe mạnh về sức khỏe và tăng trưởng chiều cao, cân nặng. Cùng điểm danh 5 loại sữa dành cho bé 1 tuổi tốt nhất hiện nay.

5 loại sữa dành cho bé 1 tuổi

1. Dielac Alpha Step 1

Dòng sữa bột Dielac Alpha Step 1 dành cho các bé từ 6 tháng đến 1 tuổi. Sữa bột Alpha Step 1 được sản xuất với công thức vượt trội, thích hợp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ Việt Nam. Dielac Alpha bổ sung các dưỡng chất như kẽm, canxi, vitamin, khoáng chất, axit amin hỗ trợ cho sự phát triển về chiều cao, cân nặng cho trẻ. Hơn thế nữa, dòng sữa bột này còn có các vi chất thiết yếu như taurin, DHA, ARA giúp bé phát triển thị lực tốt.

2. Milex 1

Sản phẩm được xem là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Sữa Milex cho các bé 1 tuổi, giúp các con bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm, các loại axit amin khoáng chất. Trong thành phần sữa bột còn chứa chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định.

3. Sữa XO

Dòng sữa bột XO của Hàn Quốc được khá nhiều mẹ Việt lựa chọn cho các bé sử dụng. Thành phần sữa bột XO được sản xuất theo công thức thích hợp cho bé còi xương, suy dinh dưỡng hay thấp bé. Hàm lượng dinh dưỡng phù hợp giúp bé tăng cân nhanh chóng cũng như tăng trưởng chiều cao vượt trội.

4. Sữa Nan 1

Tuy không có nhiều chất đạm nhưng dòng sản phẩm sữa bột NAN có công thức mát và giúp các bé ngăn chặn được tình trạng bị táo bón khi dùng sữa. Thành phần của sữa bột NAN cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé 1 tuổi như giàu canxi, hàm lượng DHA, ARA cao, bổ sung các dưỡng chất như sắt, kẽm, magie, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ. Dòng sản phẩm có hương vị thơm ngon và dễ uống.

5. Sữa Dielac Pedia

Đây là dòng sữa khá thích hợp cho những trẻ thấp còi. Thành phần sữa Dielac Pedia kích thích sự thèm ăn, cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ. Đây là một trong những dòng sữa bột được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn để giúp bé tăng cân và phát triển chiều cao. Các thành phần dưỡng chất như sắt, kẽm, magie, taurin, cholin cũng giúp trẻ phát triển thị lực tốt cũng như có một sức khỏe cường tráng.

sữa tốt cho bé

Đó chính là top 5 loại sữa dành cho các bé 1 tuổi, được nhiều phụ huynh ưa chuộng. Các mẹ có thể tham khảo và chọn loại sữa tốt cho bé. Khi pha sữa cho bé sử dụng, các mẹ nên tiệt trùng bình sữa để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé.

Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho các phụ huynh khi chọn sữa cho bé yêu nhà mình.

 

Sữa Dielac Grow có tốt cho bé không?

Giữa thị trường tràn ngập các loại sữa bột cải thiện chiều cao, phụ huynh muốn tìm cho bé một loại sữa chất lượng cũng đau đầu khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn.

Nổi trội trên các diễn đàn về nuôi dạy trẻ là câu hỏi “Sữa Dielac Grow có tốt hay không?”

Dielac Grow- Dòng sản phẩm sữa bột tăng chiều cao của Vinamilk

Vinamilk ra mắt dòng sản phẩm sữa bột Dielac Grow và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi từ 1 đến 10. Hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở độ tuổi này, Dielac Grow được phát triển với hai dòng sản phẩm là dòng dành cho bé có độ tuổi từ 1 đến 3 và dòng sản phẩm dành cho bé từ 3 đến 10 tuổi. Căn cứ vào điều này, mẹ có chọn cho con loại sữa phù hợp với độ tuổi của bé.

Đặc điểm nổi trội của dòng sản phẩm Dielac Grow

Ở sản phẩm Dielac Grow, nhà sản xuất đã nghiên cứu để tiến hành bổ sung thêm những dưỡng chất với khả năng vượt trội để trẻ ở các lứa tuổi phát triển chiều cao, trí não, tăng câ và khỏe mạnh hơn. Những chất dinh dưỡng này được thêm vào theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị DRI Hoa Kỳ. Đồng thời, sản phẩm còn được bổ sung công thức Grow-Pro công thêm 30% hàm lượng Canxi và gấp đôi lượng Vitamin B3 để trẻ có thể sở hữu hệ xương chắc khỏe đồng thời hỗ trợ phát huy chiều cao theo hướng rõ rệt nhất.

Thêm vào đó, công thức này cũng bổ sung thêm DHA, Acid Linoleic, Acid Alpha Linoleic để trẻ phát triển khả năng của não bộ, chất xơ hòa tan và hệ men vi sinh Bifidobacterium và những vi chất chống oxi hóa Vitamin A, C, E cùng các khoáng chất sẽ giúp trẻ tăng cân một cách ổn định, khỏe mạnh, phù hợp với hướng phát triển chung của độ tuổi.

Sữa Dielac Grow có tốt cho bé không?

Dòng sữa Dielac Grow còn được các phụ huynh an tâm lựa chọn cho con của mình vì nó mang lại kết quả khả quan trong việc cải thiện chiều cao của bé. Theo nghiên cứu, những phụ huynh đã cho con sử dụng Dielac Grow nhận thấy những thay đổi tích cực của con trong và sau quá trình sử dụng sữa nên quyết định gắn bó với dòng sữa này với hi vọng chiều cao của bé được cải thiện một cách tốt nhất. Đồng thời, uy tín của nhãn hàng Vinamilk đã được khẳng định rõ ràng trên thị trường Việt Nam trong suốt bề dày hình thành và phát triển của công ty. Vinamilk là nhãn hàng được đa số người tiêu dùng biết đến và chiếm đến 75% thị phần sữa của cả nước, được công nhận là một thương hiệu mạnh và chất lượng do chính người tiêu dùng bình chọn. Vì vậy, các bậc phụ huynh đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi dòng sữa Dielac Grow có tốt hay không rồi phải không?

Sự phát triển về thể chất không hẳn chỉ phụ thuộc vào hệ thống gen di truyền từ bố mẹ mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài khác như chế độ ăn uống, dinh dưỡng hay tập luyện thể thao và cả môi trường sống của trẻ nữa. Nếu thật sự muốn cải thiện chiều cao cho thế hệ của con, cần cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng với đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo, vitamin và các khoáng chất. Để trẻ cao hơn, ngoài bổ sung các chất dồi dào Canxi như hải sản, trứng,… cho trẻ tắm nắng trong khung giờ thích hợp và đặc biệt là bổ sung thêm sữa với đầy đủ dưỡng chất và khả năng hỗ trợ chiều cao bé phát huy tối đa.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI CAI SỮA CHO BÉ

Cai sữa là một bước chuyển quan trọng trong những năm tháng đầu đời của bé. Nhưng không ít mẹ đã vô tình cai sữa cho bé không đúng thời điểm không có sự chuẩn bị trước cho bé. 

Dưới đây là một số cách cai sữa cho bé tốt nhất

1. Chọn bình sữa cho bé

Có nhiều chủng loại và nhãn hiệu bình sữa khác nhau trên thị trường nên mẹ sẽ mất chút ít thời gian để chọn được loại tốt nhất và phù hợp nhất với con. Điều quan trọng khi chọn bình sữa là núm vú của bình sữa. Nếu các mẹ dốc ngược bình xuống mà sữa chảy thành dòng có nghĩa là lỗ trên núm vú của bình quá lớn và không phù hợp để cho bé bú, cần thay núm vú khác sao cho sữa chỉ nhỏ giọt khi bạn dốc ngược bình.

2. Chuẩn bị cho bé ăn dặm

Chuẩn bị cho bé ăn dặm khi bé bắt đầu cai sữa mẹ

Nếu muốn cho bé cai sữa mẹ bằng cách ăn dặm có thể sẽ vất vả hơn mộ chút. Các mẹ đã biết những loại thực phẩm nào nên và không nên dùng cho bé khi ăn dặm chưa? Trước tiên, hãy tìm hiểu những kiến thức và kinh nghiệm cho bé ăn dặm và các sản phẩm bột ăn dặm để sẵn sàng cho những tình huống có thể xảy ra và cách ứng phó. Bên cạnh đó, các mẹ cần chuẩn bị các vật dụng cho bé ăn dặm, nếu bé thích thú với các thực phẩm mới thì đó là điều tuyệt vời, hoặc nếu bé tỏ ra kén chọn thì hãy giới thiệu cho bé những thực phẩm khác, với mùi vị khác nhau chắc chắn bé sẽ rất thích thú. 

3. Vỗ về con nhiều hơn

Khi cai sữa cho bé, các mẹ phải chịu đựng việc không được ôm con vào lòng cho bé ti mẹ. Điều này cũng xảy ra tương tự với bé vì bé không chỉ nhớ sữa mẹ mà còn nhớ cảm giác được ôm ấp, nhớ mùi của mẹ và tất cả những điều ấm áp khác khi bé được mẹ cho bú. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé không muốn xa rời bầu vú mẹ. Vậy nên, trong giai đoạn cai sữa cho con, mẹ cần vỗ về con nhiều hơn để “bù đắp” cho bé. Điều này có thể rất có ích cho quá trình cai sữa.

4. Sẽ có lúc cần ngưng cai sữa cho bé

Không nên bắt đầu cai sữa cho bé khi có một số sự thay đổi trong gia đình như chuyển nhà, đi du lịch xa hoặc mẹ vừa đi làm lại. Các mẹ cần tiến hành cai sữa trước khi những thay đổi này diễn ra để tránh cho bé hoảng sợ vì quá nhiều sự khác lạ đến cùng lúc. Trong thời gian đang cai sữa, nếu bé bị bệnh, các mẹ nên tạm ngưng cai sữa vì lúc này bé cần thêm kháng thể cũng như cần được ôm ấp, vỗ về khi đau yếu.

Bên cạnh đó, nên thay thế sữa mẹ bằng cách lựa chọn những loại sữa công thức tốt nhất, phù hợp với độ tuổi không chỉ giúp bé cai được sữa mẹ mà vẫn giữ chế độ dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Các mẹ hãy tạo cho bé một tinh thần thoải mái trong tình trạng sẵn sàng để cai sữa thì mới đem lại hiệu quả cho cả mẹ lẫn con.