Sữa vinamilk – Nguồn bổ trợ cho sự phát triển của trẻ

Hầu hết trẻ sơ sinh có thể chất rất yếu, sức đề kháng gần như bằng 0 nên dễ mắc bệnh thông thường. Do đó, các bậc cha mẹ rất chú trọng về việc bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Mua sữa hiệu nào tốt cho bé? Sữa loại nào có đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của bé? Vì những nhu cầu đó, Vinamilk đã cho ra các dòng sữa bột dành cho trẻ sơ sinh.

Vinamilk là 1 trong những công ty hàng đầu Việt Nam chuyên sản xuất các thức uống dinh dưỡng gồm nước trái cây, các loại sữa,…Thêm vào đó sản phẩm của Vinamilk có giá thành phù hợp với mức sống của người Việt Nam, lại được Bộ Y Tế kiểm duyệt về chứng nhận an toàn thực phẩm và được bày bán phổ biến trong siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ.

Vinamilk sản xuất rất nhiều dòng sữa khác nhau nhưng đặc biệt dòng sữa bột cho trẻ sơ sinh được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng về các thành phần dinh dưỡng sao cho khi trẻ nạp vô cơ thể có thể hấp thu được. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng biết ngoài sữa mẹ ra các bé cũng cần bổ sung thêm các chất khác như Đạm, Canxi, Sắt, Vitamin D, Omega-3, Choline để kích thích sự phát triển về thể chất, giúp bé lớn hơn và cứng cáp hơn. Do các bé còn quá nhỏ chưa thể ăn trực tiếp thức ăn nên sữa chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất bé có thể nạp vào. Hiện Vinamilk có 4 dòng sữa bột cho trẻ:

Dielac Alpha:

Sản phẩm có chứa 3 loại thành phần cơ bản đạm, đường, béo để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé. Loại sữa này dùng công thức Opti-Grow, chứa Colostrom giúp tăng sức đề kháng và DHA (Omega-3) + Omega-6 giúp hỗ trợ trí não cho trẻ.

Dielac Alpha Gold:

Loại sữa này tối ưu hơn do dùng công thức Opti-Gow IQ vừa tăng sức đề kháng vừa phát triển trí não. Ngoài trẻ sơ sinh ra, trẻ nhỏ trên 1 tuổi cũng sử dụng được.

Sữa Vinamilk Optimum Gold

Dielac Optimum:

Với công thức Opti-Digest, sữa nâng đỡ hệ tiêu hóa non nớt của bé. Sữa được thêm nguồn đạm Whey giàu Alpha Latalbumin, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa còn cung cấp chất xơ FOS (Fructose oligosaccharide – một chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại rau quả) và hệ vi khuẩn Probiotic có lợi hỗ trợ đường ruột.

Optimum Gold:

Sữa kết hợp 2 thành phần Lutein và DHA, giúp hỗ trợ tối đa khả năng nhận thức và tăng khả năng học hỏi những thứ xung quanh trẻ.

Lưu ý:

Các bé sẽ gặp tình trạng phổ biến khi lần đầu uống sữa, đó là trẻ sẽ bị đau bụng. Các ông bố, bà mẹ cũng đừng lo lắng quá vì đây là phản ứng sinh học khi có 1 lượng sữa đột ngột chuyển vào cơ thể. Do đó, bố mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ uống sữa trong 1 thời gian nữa để cơ thể của bé quen được sữa và hấp thu được lượng men tiêu hóa nhất định.

Nếu các mẹ lo lắng sữa ngoại nhập không rõ nguồn gốc thật sự, sợ sữa chứa Melanin từ Trung Quốc thì hãy an tâm mà chọn mua sữa Vinamilk cho trẻ. Bảo đảm an toàn, giá sữa rẻ hơn so với sữa nhập khẩu rất nhiều.

Những điều cần biết về sữa bầu

Sữa rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai, do đó việc dùng sữa như là một nhu cầu tất yếu đối với các bà bầu. Dưới đây là những chia sẻ giúp mẹ có những cái kiến thức bổ ích về sữa bầu.

Pha sữa bầu như thế nào là đúng

Trong sữa bầu có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tuy nhiên đảm bảo các chất dinh dưỡng trong sữa được cơ thể mẹ hấp thu, thì cần phải có cách pha sữa đúng để có thể bảo tồn lượng chất dinh dưỡng có trong sữa. Các bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để pha đúng liều lượng và cách thức. Một sai lầm thường thấy khi pha sữa là sử dụng nước sôi để pha sữa, điều này sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa. Theo các chuyên gia khuyên rằng, nhiệt độ nước lý tưởng nhất để pha sữa là 40 độ, ở nhiệt độ này có thể giữ lại hoàn toàn các chất có trong sữa. 

Uống sữa như một cực hình.

sữa bà bầu nào dễ uống

Nhiều người cảm thấy uống sữa bầu như một cực hình. Vậy tại sao bạn không lựa chọn sữa bầu nào dễ uống. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa đa dạng về hương vị như socola, vani, cam, xoài… và rất dễ uống. Nhưng nếu bạn không chọn được 1 loại sữa bầu nào phù hợp với mình thì bạn cũng không cần quá lo lắng bởi chúng ta vẫn có nhiều lựa chọn khác thay.  Bạn có thể uống sữa tươi, sữa nguyên kem, sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa gạo…. chúng đều là sự lựa chọn hoàn hảo để có thể thay thế sữa bầu.

Khi nào thì uống sữa?

Có người uống sữa vào buổi sáng, có người uống vào bữa trưa, có người uống vào buổi tối. Vậy uống vào thời điểm nào là tốt ? Uống sữa tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối nhưng điều cần lưu ý là nên uống sau bữa chính 2-3 tiếng đồng hồ để hạn chế gánh nặng lên hệ tiêu hóa gây ra tình trạng đầy hơi táo bón. 

Một ngày cần uống bao nhiêu sữa bầu?

Đối với những bà mẹ ăn uống bình thường thì mỗi ngày chỉ cần uống thêm 1 ly sữa bầu là đủ. Còn đối với những người gặp phải tình trạng ốm nghén ảnh hưởng đến việc ăn uống thì có thể uống 3 ly sữa mỗi ngày. Không nên uống quá nhiều sữa bầu vì điều này có thể gây tác dụng ngược không tốt cho bé,  bé có thể phát triển quá mức gây thừa cân ở thai nhi ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này. Không có bất kì một sản phẩm nào mà dùng càng nhiều càng tốt, tất cả đều phải vừa đủ đúng liều lượng thì mới tốt.

Tóm lại: Sữa rất quan trọng và cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai vì vậy để chúng thật sự phát huy hết tác dụng của mình thì các bà bầu nên sử dụng sao cho đúng và khoa hoc. Với những thông tin cung cấp ở trên hi vọng các bà mẹ sẽ có cái nhìn đúng đắn khi sử dụng các loại sữa cho bà bầu. Hi vọng các các bà bầu sẽ có một giai đoạn thai kì tuyệt vời.

 

 

Bổ sung Dielac Alpha Step 2 để trẻ không bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm và các yếu tố vi lượng để đảm bảo phát triển khỏe mạnh.

Để tránh tình trạng này, bố mẹ có con từ 6 đến 12 tháng có thể tham khảo sữa Dielac Alpha Step 2 của Vinamilk để có thêm sự lựa chọn.

Làm sao để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không?

Muốn biết trẻ có bị dinh dưỡng hay không, các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân thì cần phải đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Theo tiêu chuẩn cân nặng phù hợp với độ tuổi, có thể chia suy dinh dưỡng ở trẻ em thành 3 độ:

Suy dinh dưỡng độ 1: trọng lượng còn 90% so với độ tuổi.
Suy dinh dưỡng độ 2: trong lượng còn 75% so với độ tuổi.
Suy dinh dưỡng độ 3: trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

Chế độ áp dụng cho trẻ suy dinh dưỡng đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:

Nên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong cho bé ăn ngay. Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500 ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3-4 bữa/ngày.

Bổ sung Dielac Alpha Step 2 để trẻ không bị suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì cũng là do trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng khiến trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng:

Bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm thức ăn cơ bản: Bột đường, đạm (cả động vật và thực vật), béo (dầu an, vừng lạc) và các loại rau, trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng.

Sữa là một thức ăn phụ rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì dễ sử dụng, giá trị dinh dưỡng cao. Theo khuyến cáo tất cả mọi người không phân biệt độ tuổi cũng đều nên dùng khoảng 500 ml sữa mỗi ngày.

– Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ đều cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
– Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc, nó sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
– Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 lần thay vì chỉ ăn 3 bữa, cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.
– Chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và rất “sợ ăn”, từ đó dẫn tới biếng ăn về sau.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé trong giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi bằng cách cho bé dùng sữa bột Vinamilk Dielac Alpha Step 2. Đây là loại sữa với thành phần tối ưu, cung cấp chất dinh dưỡng và những khoáng chất thiết yếu để bé của bạn luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng suy dinh dưỡng và để được phát triển phù hợp với độ tuổi của mình. 

Bổ sung Dielac Alpha Step 2 vào chế độ ăn để trẻ thông minh hơn

Sự thông minh của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, xã hội, môi trường sống,… Tuy nhiên chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ cho sự thông minh của trẻ.

Vậy muốn con thông minh, các bà mẹ nên bổ sung dưỡng chất bằng cách nào?

Những thành phần dinh dưỡng có lợi cho trí tuệ trẻ trong Dielac Alpha Step 2?

Mỗi độ tuổi có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Khi cha mẹ áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đúng cách và đúng thời điểm thì đã xây dựng nền tảng thông minh đúng đắn đầu tiên cho trẻ.

Đối với trẻ khoảng 7-8 tháng, bé tập ăn bột loãng rồi sệt dần, từ ít đến nhiều. Sữa vẫn là thức ăn chủ yếu, và từ 9 đến 12 tháng, trẻ đã có thể ăn bột, cháo hơi đặc hơn. Mỗi chén cháo cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường, đạm, rau và dầu ăn, cộng với sữa công thức chiếm tối thiểu 600 ml mỗi ngày. (tham khảo sữa Dielac Alpha Step 2 của Vinamilk)

Các thực phẩm cần thiết cho hoạt động của trí não trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi

Đầu tiên cần có chất béo (cả chất béo no, không no và cholesterol… trong mỡ cá, dầu thực vật, mỡ heo…) để hình thành hệ thần kinh và màng tế bào thần kinh. Các acid béo quan trọng cho việc hình thành cấu trúc và chức năng của não như DHA, ARA, đặc biệt quan trọng cho trẻ, nhất là những năm đầu đời.
Thức ăn duy nhất của não chính là đường glucose được cung cấp từ cơm, cháo, bún, mì, khoai… Não cũng cần các acid amin từ thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa… để hoạt động linh hoạt và minh mẫn.
Chất sắt là nguyên liệu để tạo não và tế bào hồng cầu trong máu để nuôi dưỡng cơ thể. Sắt có nhiều trong thịt, gan, huyết, lòng đỏ trứng, cá… và hấp thu dễ dàng nếu có vitamin C (trong rau, trái cây) hiện diện trong bữa ăn. Ngoài ra, cung cấp Iod đầy đủ liên tục cũng giúp hình thành não bộ hoàn chỉnh. Iod cũng là nguyên liệu để tổng hợp hormone tuyến giáp rất cần thiết cho tăng trưởng và sự sống.
Các vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin E, kẽm… cũng có tác động lên não bộ.

Như vậy, muốn có đứa con thông minh, khỏe mạnh, các bà mẹ phải chuẩn từ trước khi mang thai 1-3 tháng và ngay cả trong lẫn sau khi sinh. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với dạy dỗ và môi trường sống tốt, chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khỏe mạnh. Những dưỡng chất cần thiết từ các thức ăn đó cũng có mặt trong danh sách thành phần của sữa bột Dielac Alpha Step 2.

Bổ sung Dielac Alpha Step 2 vào chế độ dinh dưỡng để trẻ thông minh hơn

Những thực phẩm tốt cho trí não của trẻ:

Những nghiên cứu khoa học mới nhất đã chứng minh rằng sự ăn uống cân bằng, khoa học và những thực phẩm “đúng” có thể giúp trẻ trở nên thông minh hơn, siêng năng hơn và tập trung hơn, gồm có dầu đậu nành, bơ đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, chống oxy hóa và bảo vệ các dây thần kinh trong não. Ngũ cốc, yến mạch, đậu đều chứa một lượng dinh dưỡng lẫn vitamin nuôi dưỡng hệ thống thần kinh, giúp trẻ phát triển hoàn thiện khả năng nhận thức, đồng thời còn tăng thêm lượng đường cần thiết trong máu. Các loại thịt bò, heo nạc, cá, hải sản hay trứng gà sẻ giúp trẻ dễ dàng tập trung hơn, tăng cường trí nhớ, cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh và  bổ sung thêm hiệu quả cho hoạt động của não. Trong trứng gà chứa một lượng Choline rất có lợi cho trí nhớ bé.

Ngoài các loại thực phẩm trên, sữa Vinamilk Dielac Alpha Step 2 còn là một trong những nguồn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và khoáng chất giúp bé thông minh hơn. Hãy đầu tư cho con bạn một nguồn dinh dưỡng dồi dào để trẻ phát triển trí thông minh ngay từ những năm đầu đời nhé.

Top 4 loại sữa dành cho bà bầu tốt nhất trên thị trường hiện nay

Vì các dưỡng chất được mẹ bầu bổ sung trong thời gian thai kỳ sẽ hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của em bé.

Do đó, ngoài những bữa ăn hằng ngày, mẹ cần uống sữa bầu để thai nhi nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng nhé. Vậy bà bầu nên uống loại sữa nào? Loại sữa dành cho bà bầu nào là tốt nhất? Để trả lời cho các câu hỏi này, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu top 4 loại sữa bầu tốt nhất, được tin dùng nhiều nhất hiện nay. 

1. Enfamama

Enfamama của tập đoàn Mead Johnson Hoa Kỳ là loại sữa bầu được ưa chuộng vì giá cả hợp lí và có hai hương vị vani và socola giúp mẹ bầu giảm cảm giác ngán khi uống sữa. 
Đây là loại sữa chứa hàm lượng cao các dinh dưỡng có lợi hơn các loại sữa thông thường như sắt, DHA, canxi, vitamin, axit folic…

Hàm lượng DHA có trong sữa giúp hình thành và phát triển não bộ cũng như hàm lượng axit folic cao có khả năng ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi, sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu giúp oxy được lưu thông đến cơ thể mẹ và bé, các vitamin và các vi chất khác giúp bé phát triển toàn diện não bộ và đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể bé phát triển tốt.  

2. Anmum Materna

Anmum Materna là sữa dành cho bà bầu với hàm lượng Folate lên đến 100% và hơn 30 vitamin và khoáng chất cần thiết cho suốt thời gian thai kỳ.

Hàm lượng Folate trong sữa giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu, sẩy thai, sinh non và ngăn ngừa được dị tật thai nhi. Sữa còn giàu DHA giúp phát triển hệ thần kinh, hoàn thiện chức năng nhìn, choline giúp phát triển trí não toàn diện, canxi giúp xương chắc khỏe, sắt giúp tăng lượng máu và vận chuyển oxy tốt,… 

Sữa này cũng là loại sữa dễ uống và giảm thiểu tình trạng nôn trớ cho phụ nữ mang thai. Có ba hương vị để mẹ bầu có thể lựa chọn cho hợp khẩu vị với mình như: vị xoài, socola, vani.

3. Similac Mom

Đây là sữa công thức dành riêng cho mẹ bầu của tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới – tập đoàn Abbott. Similac Mom chứa đến 24 vitamin cùng các dưỡng chất thiết yếu, giàu đạm, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và nuôi dưỡng thai nhi.  

Trong sữa chứa các kháng thể tự nhiên nên thai nhi sẽ được bảo vệ và nuôi dưỡng tốt. Các nucleotide được bổ sung để cơ thể mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tránh khỏi các triệu chứng thường gặp trong thai kì như táo bón, khó tiêu,… Công thức sữa còn hàm chứa lượng canxi và vitamin giúp mẹ và bé có hệ cơ xương khỏe mạnh, mẹ bầu tránh được các vấn đề thường gặp sau sinh như loãng xương, đau lưng…

4. Dielac mama

sữa bột tốt cho bà bầu

Dielac mama là sản phẩm của Vinamilk – thương hiệu sữa nổi tiếng được nhiều người Việt tin dùng. Đây là dòng sữa công thức dành riêng cho mẹ bầu nên chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết như hàm lượng sắt và axit folic cần thiết, DHA và cholin, FOS.

Axit folic góp phần quan trọng trong việc hình thành tế bào mới, góp phần hình thành hệ thần kinh thai nhi và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. DHA và Choline giúp hình thành và phát triển hệ thần kinh ở thai nhi, phát triển võng mạc tốt. Hàm lượng Fos giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và đường ruột giúp em bé trong bụng mẹ hấp thu tối đa, đồng thời ngăn ngừa táo bón trong thời gian mang thai ở người mẹ.

Ngoài ra, trước khi mua, mẹ bầu nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để chọn cho mình loại sữa chất lượng và hợp túi tiền nhé!

Bí quyết cho bé ăn sữa chua một cách khoa học

Bên cạnh sữa thì các sản phẩm làm từ sữa cũng là nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào dành cho bé. Một trong số đó chính là sữa chua. 

Sữa chua là một thực phẩm lên men giàu giá trị dinh dưỡng và rất dễ ăn. Chính vì hương vị thơm ngon của nó mà sữa chua trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng mà các bé rất thích. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách cho con mình ăn sữa chua một cách hợp lý, để bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa chua thật hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những phương pháp ăn sữa chua một cách khoa học dành cho các bé, các bà mẹ hãy theo dõi nhé!

Không nên cho bé ăn quá nhiều sữa chua

Mặc dù chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng các bà mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua. Vì trong sữa chua có chứa nhiều các men lactic nên việc ăn sữa chua nhiều sẽ khiến các men này bị phân hủy, gây ra những phản ứng ngược, không tốt cho dạ dày của bé. Ngoài ra còn làm bé mất cảm giác thèm ăn, gây ra chán ăn và các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ. 

Các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn lượng sữa chua phù hợp với từng độ tuổi (nên cho bé ăn sữa chua từ 6 tháng tuổi trở lên) để bé hấp thu các chất dinh dưỡng được hiệu quả. Với các bé từ 6 đến 10 tháng tuổi thì chỉ cho bé ăn 1 đến 2 thìa nhỏ, tương đương với 50g/ngày. Khi bé đã được 1 tuổi thì tăng lượng sữa chua lên 80g/ngày. Và sau khi bé được 2 tuổi trở lên thì cho bé ăn 100g/ngày. Còn với các bé ở độ tuổi lớn hơn có thể cho ăn nhiều hơn, thông thường từ 1 đến 2 hộp, không được ăn quá nhiều nếu không sẽ gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa của bé. 

cho bé ăn sữa chua một cách khoa học

Nên cho bé ăn sữa chua vào buổi tối

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc ăn sữa chua vào buổi tối sẽ giúp bé hấp thu được lượng canxi có trong sữa chua một cách tốt nhất. Vì vậy các bà mẹ nên cho con ăn sữa chua sau bữa tối khoảng 30 phút hoặc 2 tiếng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên cho con ăn trước khi đi ngủ thì việc hấp thu canxi sẽ tối đa hơn. 

Khi bé đói không nên ăn sữa chua

Sữa chua không phải là thực phẩm chống đói hiệu quả dành cho bé. Nếu cho bé ăn sữa chua trong lúc bụng rỗng, đói thì lúc này dạ dày tiết ra một loại axit có thể làm phân hủy những vi khuẩn có lợi trong sữa chua, khiến cho tác dụng của sữa chua bị giảm đi phần nào. Vì vậy, tốt nhất các mẹ nên cho bé dùng sữa chua sau bữa cơm từ 1 đến 2 tiếng, đây sẽ là thời điểm thuận lợi để bé có thể hấp thu dinh dưỡng trong sữa chua thật hiệu quả. 

Nên kết hợp với các loại hoa quả tươi thay vì dùng sữa chua hoa quả có sẵn

Để tăng kích thích ngon miệng và hứng thú khi ăn cho bé thì các mẹ có thể bổ sung thêm các loại trái cây tươi vào sữa chua. Điều này sẽ giúp bé đỡ bị ngán và bổ sung thêm cho bé nhiều chất dinh dưỡng khác từ trái cây như vitamin, khoáng chất… 

Các mẹ nên cho bé ăn sữa chua nguyên chất thay vì sữa chua hoa quả có sẵn, vì những hoa quả đó đã được qua xử lý, chế biến và có chất bảo quản nên giá trị dinh dưỡng trong đó sẽ giảm đi nhiều. 

Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua kết hợp với các loại bánh mì, bánh quy… để tăng sự hấp dẫn và các giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. 

Có thể cho bé dùng sữa chua do chính các mẹ làm

Hiện nay trên thị trường có rất loại sữa chua khác nhau, đem đến nhiều lựa chọn cho các bà mẹ. Các loại sữa chua này đều được sản xuất bởi những nhãn hàng sữa nổi tiếng như: “cha đẻ” của các dòng sữa bột Dielac Alpha, Dielac Optimum – Vinamilk; nhãn hiệu quen thuộc Cô gái Hà Lan, hay là những nhãn hiệu mới như TH True Milk..vv.. mà tuỳ thuộc vào sở thích và khẩu vị của mình, cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho con.

Nguyên nhân và triệu chứng khi bé bị dị ứng sữa công thức

Sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng hấp thu được sữa, nếu bé có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng sữa thì bé đã bị dị ứng sữa rồi đấy!

Khi sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé thì các mẹ thường bổ sung cho bé bằng sữa công thức. Chính vì sự thay đổi này nên nhiều bé không thể hấp thụ được, dẫn đến tình trạng dị ứng sữa. Vậy dị ứng sữa là gì và nên làm thế nào khi bé bị dị ứng sữa? Các bậc cha mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Dị ứng sữa là gì? Tại sao bé bị dị ứng với sữa?

Dị ứng sữa là sự “tấn công” của hệ miễn dịch cơ thể lên các tế bào protein có trong sữa. Điều này tức có nghĩa là cơ thể của bé sẽ không hấp thụ được protein và gây ra những phản ứng, được gọi là dị ứng. Tùy vào những triệu chứng của dị ứng mà chúng ta có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của phản ứng. 

Di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bé có bị dị ứng sữa hay không. Nếu cha mẹ của bé có dấu hiệu bị dị ứng sữa thì có khoảng 50-80% trẻ có nguy cơ sẽ bị tương tự như cha mẹ.  

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng với sữa

Việc sử dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ không phải lúc nào cũng an toàn. Khi cho bé dùng sữa công thức và phát hiện những dấu hiệu kèm theo sau đây, tức là con bạn đã bị dị ứng với sữa.

1. Tiêu chảy: Ở trẻ sơ sinh, tiêu chảy thường rất dễ xảy ra. nhưng nếu tiêu chảy kéo dài kèm theo phân có máu thì lúc này bé đã bị dị ứng sữa nghiêm trọng.

2. Nôn trớ: Đây là dấu hiệu bình thường đối với trẻ sơ sinh, nhưng nếu nôn ngay cả lúc chưa ăn và nôn nhiều lần gì thì chắc chắc là dấu hiệu của dị ứng. 

3. Phát ban: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát ban thì dị ứng sữa là một trong những nguyên nhân đó. Phát ban, đi cùng với những triệu chứng khác cho thấy rằng bé đã bị dị ứng sữa rất nặng. 

4. Trẻ quấy khóc: Dấu hiệu này có thể là bình thường đối với bất kì đứa trẻ sơ sinh nào. Tuy nhiên nếu bé khóc nhiều mà không biết lý do là gì thì có thể nguyên nhân là do bé bị đau bao tử. Điều này thường gây ra bởi việc dị ứng tế bào protein trong sữa bột.

5. Hệ thống hô hấp có những dấu hiệu bất thường: Khi bé có những triệu chứng như thở khò khè, khó thở, trong mũi và cổ họng có dịch nhầy có nghĩa là cơ thể trẻ đang phản ứng lại với protein trong sữa. 

6. Không tăng cân: Việc trẻ bị dị ứng sữa sẽ dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Việc trẻ bị tiêu chảy và nôn quá nhiều khiến bé mất nước, thiếu năng lượng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Trẻ bị dị ứng sưa

Trẻ bị dị ứng sữa – cha mẹ phải làm thế nào? 

Khi phát hiện những dấu hiệu trên thì các bà mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất.

Nếu xác nhận nguyên nhân là do dị ứng với protein trong sữa thì các mẹ bên ngưng cho bé sử dụng sữa công thức, hoặc các sản phẩm từ sữa khoảng 1 tuần, sau đó cho bé ăn lại xem có vấn đề gì không. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. 

 Để tránh việc bé bị dị ứng sữa thì cách đảm bảo nhất là vẫn cho bé bú sữa mẹ. Trong những trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng sữa công thức thì các mẹ nên lựa chọn những loại sữa công thức đã qua xử lý protein hoặc những loại sữa có chứa amino axit (đơn vị cơ bản tạo nên protein ở dạng đơn giản nhất) để đảm bảo an toàn cho bé. 

Với nhu cầu sử dụng sữa như hiện nay thì việc các nhãn hàng tung ra nhiều loại sữa khác nhau cũng không có gì lạ. Điều này khiến cho các bà mẹ rất hoang mang và dễ chọn phải những loại sữa không phù hợp với bé, dễ gây ra việc dị ứng sữa. Ví như hãng sữa nổi tiếng Vinamilk có rất nhiều loại sữa từ sữa bột đến sữa tươi, từ lứa tuổi này đến lứa tuổi khác như: Dielac Alpha, Optimum Gold, Optimum step 1, 2, 3, Diealac grow… khiến cho các bà mẹ đặt ra nhiều câu hỏi như dòng sữa này có tốt cho bé không? Bé uống sản phẩm sữa nào là tốt nhất? Chọn loại sữa nào thì phù hợp cho bé? Do đó, các bà mẹ nên tìm hiểu kĩ trước khi mua, nếu sợ bé dị ứng sữa thì tốt nhất các bà mẹ nên hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để có thể chọn ra những loại sữa tốt nhất cho sự phát triển của bé.  

Chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

0 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của bé. Vì vậy mà các mẹ cần phải chăm sóc bé đúng cách để bé có thể phát triển toàn diện nhất. 

Hệ tiêu hóa của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi vẫn còn yếu, và là giai đoạn trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ hoặc kết hợp thêm các loại sữa bột trên thị trường nên việc hấp thụ các thức ăn khác ngoài là điều rất khó. Vì vậy để tránh những trường hợp gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa, đảm bảo một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì các mẹ nên biết cách chăm sóc hệ tiêu hóa của bé trong từng giai đoạn lứa tuổi đúng cách theo những gợi ý sau đây.

Giai đoạn trẻ 1 đến 3 tháng tuổi – Chỉ cần sữa mẹ là đủ 

Giai đoạn đầu đời này, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cần uống thêm nước. Bên cạnh đó mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng; mẹ có thể tắm nắng cho bé 1 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát để bé hấp thụ vitamin được tốt nhất mà không hại cho da bé. 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong việc cho bé bú, không nên cho bé bú quá nhiều vì dạ dày bé còn yếu, lượng chứa cũng ít nên dễ dẫn tới tình trạng nôn trớ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sang tháng thứ 2, thứ 3 thì mẹ nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày cho bé. 

Các mẹ cũng cần theo dõi việc đi ngoài của bé, nếu có những dấu hiệu bất thường thì cũng cần đi đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Giai đoạn trẻ được 4 đến 5 tháng tuổi – Hệ tiêu hóa phát triển hơn nhưng bú sữa mẹ vẫn là chính.

Khoảng 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu tiết ra một loại enzim mới có tên là amylase; loại enzim này rất cần thiết cho việc hấp thụ bột ăn dặm. Tuy nhiên trong giai đoạn này, vẫn cho bé bú sữa mẹ, bên cạnh đó, sau khi bú sữa mẹ xong có thể cho bé uống vài ngụm nước tráng miệng, chỉ một lượng nhỏ thôi để tránh việc bé bị no và lười bú. 

Chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi – Bước đầu làm quen với việc ăn dặm

Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã bước lên một bậc. Lúc này mẹ đừng vội cho bé cai sữa mà nên kết hợp việc uống sữa với làm quen một số các nguồn dinh dưỡng mới ngoài sữa mẹ, cho bé ăn từ từ, từng chút một , không nên đột ngột cho bé ăn nhiều. Hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để có thể quen dần với thức ăn mới.

Hiện nay bên ngoài thị trường còn có rất nhiều thực phẩm dành cho trẻ 0 đến 6 tháng tuổi. Những loại thực phẩm này đều chứa những thành phần giá trị dinh dưỡng rất cao,  bổ sung cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này như là bột ăn dặm, sữa công thức. Tuy nhiên các mẹ cũng nên lựa chọn kĩ sản phẩm để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Một số nhãn hàng mà các mẹ bỉm sữa có thể yên tâm tin dùng như: bột ăn dặm của Nutifood, Vinamilk, Hipp; các loại sữa công thức tốt như Friso, Similac, Dielac Optimum step 1 của thương hiệu Vinamilk,…

Việc bắt đầu cai sữa và chuyển sang các thức ăn khác nên bắt đầu khi bé được 12 tháng. Vì vậy việc tập ăn cho bé ở tháng thứ 6 này sẽ giúp bé quen dần và có thể hấp thụ dễ dàng khi chính thức cai sữa. 

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé thì các mẹ cần phải chăm sóc bé đầy đủ và cẩn thận. Cần phải theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên, nếu có những dấu hiệu cơ thể không tốt thì các mẹ nên đứa con đi gặp bác sĩ để được điều trị. 

Chế độ dinh dưỡng của bé sau khi cai sữa

Giai đoạn cai sữa là giai đoạn quan trọng quyết định sự phát triển của bé. Nếu các mẹ không có chế độ chăm sóc phù hợp và đúng cách thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng. 

Khi cai sữa, trẻ cần làm quen với chế độ ăn và các loại sữa bột thay thế mới. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng để bé có thể phát triển một cách tốt nhất. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý cho các mẹ trong việc cai sữa cho bé, các mẹ hãy theo dõi nhé!

Thời điểm cai sữa cho bé

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho sự phát triển của bé mà không thực phẩm nào có thể thay thế được. Vì vậy, trong 6 tháng đầu nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, trừ một số bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, hoặc khi mẹ không đủ sữa thì mới cần bổ sung các loại thực phẩm khác như bột ăn dặm, sữa công thức; còn lại đa số các bé chỉ cần bú sữa mẹ trong giai đoạn này là đủ.

Sau 6 tháng đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bắt đầu tăng lên, lúc này các mẹ nên tập cho bé ăn dặm. Đến tháng 12 thì các mẹ có thể sẵn sàng việc cai sữa cho con, tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì giai đoạn tốt nhất cho trẻ cai sữa đó là khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.

Việc cai sữa cần diễn ra từ từ để bé có thể quen dần với dinh dưỡng mới, tránh tình trạng cai sữa đột ngột sẽ dễ khiến bé sợ ăn và biếng ăn. Có thể cho bé tập ăn dần kết hợp với bú sữa mẹ, cần tăng lượng bữa ăn lên và giảm số lần bú sữa mẹ lại.

Chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi cai sữa  

Chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi cai sữa

Sau khi cai sữa, việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng tuyệt đối cho trẻ là điều rất quan trọng vì giai đoạn này bé vừa bị mất đi nguồn dinh dưỡng cao là sữa mẹ, nếu không chú trọng chăm sóc bé thì bé rất dễ bị suy sinh dưỡng. Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé, thì các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Trong khẩu phần ăn của bé phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ, các loại vitamin, tinh bột, chất đạm, chất béo. Các mẹ nên chú trọng vào các loại thực phẩm thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng để bé dễ ăn, dễ hấp thụ hơn.

– Nên cho bé ăn một ít, từ từ; và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để bé không bị ngán. Giúp cho trẻ làm quen với thức ăn mới và tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra. Không nên ép trẻ vì như vậy sẽ khiến bé có tâm lý sợ ăn, dễ nôn, gây cảm giác khó chịu và lâu dần sẽ khiến bé trở nên biếng ăn. 

– Cần chế biến kĩ thực phẩm và nấu mềm, xay nhuyễn thức ăn để trẻ có thể tiêu hóa tốt hơn vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu. Nếu cho trẻ ăn những loại thức ăn quá cứng thì sẽ khiến việc tiêu hóa của trẻ khó khăn hơn và có thể gây ra những nguy hiểm cho trẻ. 

– Các mẹ nên thay đổi thực đơn mỗi ngày cho bé và bổ sung nhiều món ăn để tạo cho bé hứng thú và cũng đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. 

– Một số loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà các mẹ nên bổ sung cho bé như: 

+ Rau xanh, bí đỏ: đây là hai loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bé như các loại vitamin A, B1, B12.., chất xơ… 

+ Thịt nạc: mẹ có thể kết hợp chế biến rau với thịt nạc để bổ sung chất đạm cho bé và giúp bữa ăn của bé tăng hương vị hơn. Các mẹ cũng cần xay nhuyễn thịt nạc để bé dễ hấp thụ. 

+ Trứng: bổ sung cho bé protein rất tốt cho sự phát triển của bé. Các mẹ nên chế biến trứng thật kĩ để tránh tình trạng bé bị ngộ độc hay dị ứng. 

+ Mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sữa công thức hay sữa bò thay thế cho sữa mẹ để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ các loại sữa trên thị trường hiện nay để có thể chọn ra loại sữa phù hợp với bé. Một số loại sữa công thức mà mẹ có thể tin dùng như: Similac, Friso, Dielac Optimum của Vinamilk,… Những loại sữa này đều có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung và giúp bé phát triển toàn diện như: canxi, sắt, axit folic, DHA…

+ Mẹ cũng có thể bổ sung cho bé bằng các thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… để thực đơn của bé thêm đa dạng hơn, tạo hứng thú và sự kích thích ăn cho bé. 

Thời điểm cai sữa là thời điểm quan trọng quyết định sự phát triển của bé. Những lưu ý trên sẽ giúp các mẹ giải quyết phần nào những lo lắng của mình khi bé bước vào giai đoạn cai sữa. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để có thể cho bé cai sữa đúng cách và hiệu quả, nếu đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thì bé sẽ phát triển rất khỏe mạnh.

Các kiến thức cần biết khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì những ông bố bà mẹ luôn đứng trước nhiều sự lựa chọn khó khăn như cho bé ăn bột mặn hay bột ngọt trước, nên mua hay nấu bột ăn dặm cho bé khi mới tập ăn, bao giờ thì cho bé ăn dặm.

Do đó để các ông bố bà mẹ tự tin hơn khi cho bé ăn dặm thì bài viết này có một số chia sẻ sau

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm

Các chuyên gia khuyến cáo thời gian tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là khi con đạt 6 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có những trẻ được khuyên cho ăn dặm sớm hơn hay ngay khi trẻ đã sẵn sàng ăn dặm. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như đưa tay lên miệng mút, chép miệng khi nhìn thấy bạn ăn, ngủ không yên giấc, những động tác thể hiện sự thích thú khi ăn. Tất cả cho thấy con bạn đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm.

Cho bé ăn dặm sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên có những bé khi 4 tháng tuổi khi mà sữa mẹ và sữa công thức không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và trẻ có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm thì việc cho trẻ ăn dặm vẫn là cần thiết. Vì vậy mà mẹ nên quyết định và lựa chọn thời điểm thích hợp nhất đối với con mình.

chon bot an dam nao tot nhat cho be

Lựa chọn giữa bột mặn và bột ngọt.

Bột ăn dặm nào tốt cho bé ? Thực ra cả bột ngọt và bột mặn đều có thành phần dinh dưỡng như nhau và chỉ khác nhau về mùi vị mà thôi. Bột ngọt có nguồn gốc chất đạm từ sữa, có thể thêm một số ngũ cốc, rau quả nhưng hương vị chính vẫn là sữa. Còn bột mặn thì chất đạm không lấy từ sữa mà từ các thực phẩm như thịt, cá, tôm,…bổ sung thêm các loại rau củ quả để đa dạng hương vị. Vì vậy về cơ bản, bột ngọt và bột mặn đều tốt như nhau, mẹ có thể cho bé ăn loại bột nào cũng được miễn sao là phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Nên mua hay nấu bột ăn dặm cho bé khi mới tập ăn.

Vào những ngày đầu tiên của giai đoạn ăn dặm, chúng tôi khuyên bạn nên mua bột ăn dặm cho trẻ. Điều này đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng bé cần cũng như sự phối hợp hợp lí các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn.

Khi mới bắt đầu tập ăn, bé ăn một lượng rất ít nhưng nhu cầu cơ thể thì luôn luôn đòi hỏi đầy đủ dưỡng chất. Vì vậy việc nấu một món ăn dặm mà bé có thể ăn được, lại cần phải cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng dù bé ăn rất ít là rất khó. Hơn nữa các yếu tố về khẩu vị, nêm nếm, cách nấu cũng cần có những đòi hỏi nghiêm ngặt, vì vừa không những làm mất dưỡng chất mà còn có thể làm trẻ chán và sợ ăn thôi.

Tuy nhiên, những món bột mẹ mua trên thị trường chỉ thích hợp vào những tuần ăn đầu tiên, cho nên về lâu dài thì những món mẹ nấu mới thật sự là tốt nhất cho trẻ. Chú ý khi chọn mua những loại bột ăn dặm là mẹ nên lựa chọn những thương hiệu uy tín để mang đến cho trẻ bữa ăn tốt nhất.