Những loại trái cây tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi

Trái cây là thực phẩm cung cấp lượng vitamin và khoáng chất chủ yếu cho cơ thể của bé. Vì vậy mẹ nên cho bé ăn trái cây mỗi ngày, nhưng loại trái cây nào thì tốt nhất cho bé 1 tuổi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này

Táo

Đây là thực phẩm hoàn hảo nhất đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bởi trong táo có chứa nhiều carbohydrat, vitamin C, kali và chất xơ giúp cung cấp năng lượng và ngăn ngừa táo bón một cách hiệu quả. Các chất trong táo dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và ít gây dị ứng ở trẻ. Đối với những bé nhỏ thì mẹ có thể nghiền ra thành bột cho bé ăn còn những bé trên 8 tháng tuổi mẹ chỉ cần gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn cho bé. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng táo ép lấy nước cho bé uống, cũng rất tốt cho sức khỏe của bé

Chuối

Chuối là trái cây tốt cho bé dưới 1 tuổi

Chuối là trái cây bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong chuối có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và các vi khoáng như magie, kali, sắt, phospho, fluor, iốt. Thành phần dinh dưỡng trong chuối khá cân đối, dễ tiêu và dễ hấp thụ nên rất tốt cho trẻ em.

Bơ có chứa chất béo không no bão hòa đơn cùng với nhiều dưỡng chất độc đáo như chất xơ và rất nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin B, vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. Vì vậy bơ được ví như một thực phẩm vàng giúp bé có thể tăng cân và phát triển trí não một cách tối ưu.

Xoài

Xoài cũng là một loại trái cây rất tốt đối với trẻ nhỏ. Theo các nghiên cứu thì trong xoài có chứa đầy đủ các dưỡng chất như protein, chất béo, cacbohydrat, vitamin C, vitamin A, folate, B6, vitamin K và kali. Ngoài ra trong xoài còn chứa các chất chống oxy hóa và một số lượng nhỏ các khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Đu đủ chín

Đu đủ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bé

Đu đủ là loại trái cây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đu đủ chín có chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có chứa tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ. Ngoài ra các nhóm Vitamin A, B, C, chiếm khoảng 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.

Kiwi

Trong kiwi có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, mặc dù không chứa nhiều calo như những loại trái cây khác nhưng chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, K, E và một số các vi khoáng khác nữa. Tuy nhiên kiwi là loại trái cây dễ bị kích ứng ở một số người, nên nếu ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy và kích ứng dạ dày

Trên đây là những loại trái cây cực kì tốt cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ cũng có thể chế biến chúng thành các món ăn dặm để cho trẻ ăn. Việc bổ sung trái cây trong khẩu phần hằng ngày của bé là cực kì quan trọng giúp bé đủ các vitamin và chất khoáng để bé phát triển tốt và khỏe mạnh

Tham khảo thêm các loại sữa tại đây

 

 

 

Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu dùng thuốc

Khi dùng thuốc, mẹ bầu cần cân nhắc lợi và hại của chúng, trừ những thuốc có hiệu quả rõ rệt lớn hơn những rủi ro gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi, nếu không phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được dùng thuốc.

Phân biệt các chủng loại của thuốc

Để thuận tiện cho việc quản lí và hướng dẫn lâm sàng, cục Quản lí thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) dã phân loại những ảnh hưởng của thuốc sử dụng trong lâm sàng đối với phôi thai. Được chia thành những loại sau:

Loại A: qua nghiên cứu chứng minh được rằng loại này không có nguy hiểm đối với thai nhi. Ví dụ: nhiều loại vitamin, loại vitamin tiền sản, không bao gồm các loại vitamin có liều lượng lớn. 

Mẹ bầu có thể sử dụng được thuốc loại A

Loại B: loại này thí nghiệm trên động vật không có nguy hiểm cho thai nhi, nhưng vẫn chưa nghiên cứu trên người. Ngược lại, có một số loại thuốc gây nguy hiểm cho động vật nhưng khi nghiên cứu trên cơ thể người không ảnh hưởng xấu đối với thai nhi, ví dụ như thuốc penixilin

Loại C: chưa có nghiên cứu đầy đủ trên cơ thể người hay động vật, hoặc khi thí nghiệm trên động vật thì thấy không có lợi trên phôi thai nhưng thiếu tài liệu chứng minh trên cơ thể người

Loại D: có bằng chứng cho thấy có hại cho phôi thai nhưng có nhiều lợi hơn hai như Carbamazepine, phenitoin.

Loại X: đã được chứng minh tác hại của nó đối với thai nhi còn lớn hơn tác dụng tốt của nó. Ví dụ như axit A trong việc điều trị mụn trứng cá, có thể gây những dị tật trong hệ thống dây thần kinh trung ương, mặt và mạch máu. 

Những nguyên tắc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai

Sử dụng các loại thuốc không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại có hiệu quả điều trị cho sản phụ

Nếu có thể sử dụng một loại thuốc thì không nên sử dụng chung nhiều loại thuốc. Khi các mẹ bầu đã quen thuộc khi sử dụng một loại thuốc trong khoảng thời gian dài và không thấy có tác dụng xấu thì không nên thay đổi một loại thuốc mới, vì loại thuốc mới nếu chưa dùng lần nào thì chưa xác dịnh được những ảnh hưởng của nó đối với thai nhi, nếu có thể dùng được liều lượng nhỏ thì không nên sử dụng liều lượng lớn. 

Trong trường hợp khẩn cấp mà sản phụ cần phải dùng thuốc, thì nên dùng loại thuốc A, B vì không gây tác dụng xấu đến thai nhi.

Cân nhắc dùng thuốc dựa trên tuần tuổi của thai nhi, có nghĩa là thai nhi đang phát triển trong giai đoạn nào, nếu thai nhi đang ở 3 tháng đầu thai kỳ – giai đoạn phát triển các cơ quan trong cơ thể thì mẹ hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc

Nếu mẹ bị bệnh, nên cân nhắc trong việc sử dụng loại thuốc nào ít gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ mẹ bầu đang bệnh về tuyến giáp, thì thứ tự của thuốc dùng như sau: thuốc an thần (ổn định), thuốc Atenolol sau đó đến thuốc giảm hoạt động tuyến giáp

Để phòng tránh thuốc dược phẩm gây dị tật cho thai nhi, trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu không nên sử dụng loại thuốc C, D. Sau 3 tháng, khi sử dụng thuốc loại C cần cân nhắc lợi hại, phải chắc chắn lợi nhiều hơn hại.

Tóm lại nếu sức khỏe của mẹ ở mức bình thường thì không nên dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc loại A. Hoặc ngược lại mẹ đang có bệnh thì việc dùng thuốc cũng nên hạn chế, sử dụng càng ít thuốc càng tốt. Để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của bé từ trong bụng mẹ đến khi chào đời, các mẹ bầu nên thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc trên đây.

Nhận biết triệu chứng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bò

Bé ở lứa tuổi nào cũng có thể bị dị ứng sữa, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh (ảnh hưởng đến khoảng từ 2% đến 3%). Nhiều trẻ bị nặng, nhưng có một số thì không.

Khi một em bé bị dị ứng với sữa, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể bé sẽ đánh nhau với các vi rút có hại, chúng phản ứng quá mức với các protein trong sữa bò (sữa bột công thức cho bé thường được làm từ sữa bò). Mỗi lần trẻ dùng sữa, cơ thể bé nghĩ rằng những protein này là “những kẻ xâm lược” nguy hiểm và ngay lập tức chúng chống lại những protein ấy. Điều này gây ra một phản ứng sinh học là dị ứng, trong đó các chất hóa học như histamine (đây là một amin sinh học có liên quan đến hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh) cũng được giải phóng trong cơ thể.

Một số em bé bị dị ứng với sữa bò sẽ có phản ứng ngay sau khi uống sữa; những bé khác có thể đến vài giờ hoặc ngày sau đó.

1. Những dấu hiệu dị ứng sữa:

Sau khi trẻ uống sữa, ở trẻ em có thể xảy ra các phản ứng dị ứng như sau:

  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Ho
  • Khàn giọng
  • Cổ họng bị nghẹn lại
  • Đau dạ dày
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Mắt bé bị ngứa, chảy nước mắt và sưng mắt
  • Phát ban
  • Nổi nhiều nốt đỏ
  • Sưng tấy
  • Giảm huyết áp làm ngất xỉu hoặc mất ý thức.

 

Bé bị nổi nhiều nốt đỏ do bị dị ứng

 

Sẽ có một vài bé sẽ không có triệu chứng ngay sau khi uống sữa nhưng nó có thể xảy ra ở hàng giờ đến vài ngày sau đó, chẳng hạn như:

  • Phân lỏng (có thể có máu)
  • Nôn mửa
  • Không muốn ăn
  • Khó chịu hoặc đau bụng
  • Phát ban da, giống như chàm

2. Khi bé bị dị ứng nghiêm trọng:

Nếu bé bắt đầu có các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như miệng hoặc cổ họng bị sưng hoặc khó thở hoặc bị cả 2 triệu chứng cùng một lúc như phát ban với nôn mửa: Cho tiêm tự động epinephrine (Thuốc này được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để điều trị các dị ứng nghiêm trọng do bị côn trùng đốt/cắn, thực phẩm, thuốc hoặc các chất khác) ngay. Lưu ý: Thuốc này phải được bác sĩ hướng dẫn trước đó mới được dùng.

Sau đó nhanh chóng đưa bé đi bệnh viện và phải được giám sát bởi bác sĩ nhằm ngăn triệu chứng khác lại xảy ra tiếp.

Nhìn chung, khi bị dị ứng sữa sẽ có các triệu chứng khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Một số phản ứng nhẹ và chỉ bị một vài dấu hiệu nhỏ (ví dụ như phát ban da). Nhưng phản ứng nhẹ trước đó không có nghĩa là một đứa trẻ sẽ không bị dị ứng nghiêm trọng lần sau. Vì thế, bố mẹ không thể lơ là các triệu chứng của bé.

 

Vai trò và các loại thực phẩm giàu canxi mẹ nên cho bé ăn

Canxi có vai trò như thế nào đối với cơ thể của bé?. Và những loại thực phẩm nào có chứa nhiều canxi? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau những chia sẻ bên dưới

Vai trò của canxi

Đối với sức khỏe:

Canxi là nguyên tố hoạt động mạnh nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm từ 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó chủ yếu tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay và chỉ có khoảng 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi đóng vai trò chủ đạo trong phát triển xương, chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương. Ngoài ra canxi còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, hoạt động lưu thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh.

Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể thiếu hoặc thừa sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái và sinh ra nhiều bệnh tật. Vì vậy việc duy trì canxi trong máu luôn ở mức ổn định là điều cần thiết để giúp cơ thể con người khỏe mạnh. 

Đối với xương

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng của cơ thể. Canxi chiếm khoảng 70% trọng lượng của xương khô. Việc thiếu canxi ở trẻ nhỏ sẽ gây ra những hệ quả như xương yếu, xương mềm, răng bị biến dạng, răng không đều, răng dễ bị sâu hơn.

Đối với hệ miễn dịch

Canxi đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch. Bởi lẽ Canxi là nguyên tố phát hiện những vi khuẩn, nguy cơ gây nguy hiểm cho cơ thể và tiêu diệt chúng bằng kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng.

Đối với hệ thành kinh

Các Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn các dây thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ làm cho hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế cùng với công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh cũng bị suy giảm. Khi trẻ thiếu Canxi thường có những biểu hiện như khóc đêm, giật mình, quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động và làm giảm khả năng tập trung

Đối với cơ bắp

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc cơ dãn của cơ bắp. Khi thiếu canxi sẽ làm cho các cơ hoạt động yếu, chân tay mệt mỏi, rã rời và khả năng đàn hồi của cơ và khả năng vận động yếu

Các loại thức phẩm có chứa canxi

Rau cải

Các loại rau có là màu xanh đậm như cải xoong, chân vịt, bông cải xanh, cải bắp, măng tây có chứa nhiều canxi. Trong đó cải xoong là thực phẩm nhiều canxi nhất, trong 1 cốc cải xoang cắt nhỏ chứa khoảng 41 mg canxi. Do đó mẹ nên bổ sung các loại rau cải này vào thực đơn ăn của bé .

Cải xoong chứa nhiều canxi

Sữa

sữa chứa nhiều canxi

Sữa và các sản phẩm của sữa luôn là nguồn thực phẩm giàu canxi cung cấp cho cơ thể. Trong một cốc sữa không béo có thể cung cấp đến 306 mg canxi. Ngoài sữa bạn có thể cho bé sử dụng sữa chua, sữa tươi, phô mai để bổ sung canxi cho bé

Các loại hải sản

Các nguồn hải sản như ngao, tôm, cua, mực, ốc, sò… luôn luôn là những nguồn cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể. Trong các loại hải sản thì ngao là loại có chứa nhiều canxi nhất, trong 100 g ngao có chứa 177mg canxi

Canxi chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi được chia sẻ ở trên để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể

Tham khảo sữa cho bé ở đây

Những điều bố mẹ cần biết khi bé được 6 tháng tuổi

Chỉ trong sáu tháng ngắn ngủi, bé nhà bạn đã bắt đầu học cách giao tiếp và ăn thực phẩm đặc. Và bé cũng đang phát triển thể chất và trí não.

Dưới đây cung cấp một vài cột mốc quan trọng mà bạn có thể mong đợi con mình đạt được trong tháng thứ sáu.

1. Sự tăng trưởng:

Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, em bé của bạn đã được phát triển với tốc độ tăng khoảng 1,5 đến 2 pounds (0,45kg đến 0,91kg) một tháng. Lúc này, bé nên tăng ít nhất gấp đôi cân nặng so với khi mới sinh.

Sau 6 tháng, sự phát triển của trẻ sẽ chậm lại khoảng 1 pound/tháng . Chiều cao tăng cũng sẽ chậm, đến khoảng nửa inch (khoảng 1,27cm) mỗi tháng. 

2. Kỹ năng vận động:

Con bạn có thể bắt đầu tự ngồi khi 6 tháng. Khi mới biết ngồi, bé sẽ chống bằng hai tay phía trước để đỡ cơ thế, nhưng dần dần bé có thể ngồi mà không cần dùng tay hỗ trợ để ngồi vững nữa.

6 tháng tuổi con của bạn đã có thể lăn. Một số em bé có thể tự di chuyển quanh phòng bằng cách sử dụng cách lăn này. Hoặc, chúng có thể bò về phía trước hoặc lùi về phía sau – trượt quanh bằng cách nằm sấp trong khi đẩy người áp vào sàn. Bạn có thể nhận thấy em bé của bạn dơ tay lên, đầu gối sẽ đung đưa qua lại.

 

Bé phát triển khả năng ngồi

 

3. Giấc ngủ:

Hầu hết trẻ ngủ từ 6 đến 8 giờ trong vòng 6 tháng. Khi trẻ ở tuổi này gặp khó khăn khi ngủ hoặc ngủ thiếp đi, một số cha mẹ quay sang một phương pháp được nghĩ ra và phát triển bởi bác sĩ khoa nhi Richard Ferber. Phương pháp Ferber được biết đến phổ biến, bao gồm việc đặt bé vào nôi trong khi bé vẫn còn thức. Nếu con bạn khóc, hãy đợi một khoảng thời gian dài để bé khóc xong mỗi đêm trước khi đi ngủ một cách thoải mái. Phương pháp này hoạt động tốt đối với một số gia đình, nhưng bạn cần phải thử nghiệm nhiều phương pháp ngủ khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

Bây giờ con của bạn có thể lăn mà không phụ thuộc ai. Đừng sợ nếu lúc đầu bạn đặt bé ngủ lưng áp xuống dưới mà khi bé tỉnh dậy lại nằm sấp. Khi bé 6 tháng tuổi thì nguy cơ SIDS (Hội chứng đột tử khi ngủ) sẽ thấp hơn nhiều so với trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, bạn nên để thú nhồi bông, gối và các đồ mềm mại khác ra khỏi nôi. Vì nếu để linh tinh những thứ đồ đó trong nôi, rất dễ khiến bé bị ngạt thở nếu trong quá trình ngủ bé sẽ úp mặt vào.

Click vào đây để biết thêm chi tiết.

 

6 điểm chú ý khi cho trẻ ăn dặm bằng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm vô cùng khoa học và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như tạo một thói quen ăn uống tốt cho con sau này.

Với cả bé và mẹ, ăn dặm đều là trải nghiệm đầu tiên nên bạn hãy chú ý tuân thủ 6 điểm dưới đây:

1.Căn cứ vào thể trạng của con mình

Sự phát triển ở mỗi trẻ khác nhau nên bạn không cần ép buộc trẻ vào tiêu chuẩn ăn dặm nào cả. Bạn hãy tham khảo qua một số bài viết của chúng tôi rồi áp dụng dựa trên tình hình con mình.

2.Bạn đừng sốt ruột

Giữ không khí bữa ăn luôn tươi vui

Nếu mẹ cảm thấy lo lắng, sốt ruột, điều đó sẽ truyền sang trẻ, làm mất đi không khí vui vẻ khi ăn. Bạn cần cố gắng bình tĩnh.

3.Cân bằng dinh dưỡng theo đơn vị 2-3 ngày

Chú ý cho trẻ có bữa ăn cân bằng dinh dưỡng nhưng sẽ khó khăn nếu mỗi ngày đều phải chú ý. Chúng ta hãy cân bằng dinh dưỡng theo đơn vị 2-3 ngày.

4.Quan sát thái độ của trẻ

Bạn vừa nói “ngon quá nhỉ” vừa xem thái độ của trẻ khi ăn. Đặc biệt khi cho trẻ ăn một món mới, bạn hãy chú ý đến cả phản ứng cơ thể của trẻ.

5.Không so sánh với trẻ khác

Không nên so sánh con mình với trẻ khác nhất là ở trước mặt con

Mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau và sở thích ăn uống khác nhau nên bạn không nên so sánh con mình với trẻ khác. Nếu sức khỏe của bé tốt và lanh lợi thì không có vấn đề gì.

6.Tạo cho trẻ niềm vui khi ăn uống

Từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ có cảm hứng và mối quan tâm đến bữa ăn. Chúng ta cần chú ý cho trẻ thử nhiều vị khác nhau trong bầu không khí vui vẻ để nuôi dưỡng tâm hồn ăn uống của trẻ.

Lưu ý: Cân bằng dinh dưỡng tốt liên quan đến việc tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ

Đồ ăn dặm giúp trẻ bổ sung năng lượng và dinh dưỡng mà sữa công thức cung cấp chưa đủ. Ban đầu, có thể bạn cho trẻ ăn dặm bằng cách cho trẻ uống sữa bột. Nhưng từ giai đoạn này, trẻ cần có thực đơn cân bằng dinh dưỡng để thúc đẩy sự tăng trưởng và thói quen ăn uống khoa học.

Bạn đừng để công việc chuẩn bị bữa ăn khiến mình bị áp lực. Nếu bạn cảm thấy mỗi ngày chế biến món ăn một  lần khó khăn thì có thể điều chỉnh 2-3 ngày chế biến một lần không sao.

Đối với phương pháp ăn dặm này, tuy không xa lạ với những người phụ nữ Việt Nam hiện đại nhưng đối với các thế hệ trước lại là điều quá mới mẻ. Do đó, cần sự thống nhất ý kiến của mọi người trong gia đình trong khi áp dụng cho con ăn theo cách này nếu không muốn thất bại giữa chừng.

Để biết thêm về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé, mẹ vui lòng xem thêm tại đây.

 

Bảo vệ thai nhi suy dinh dưỡng bằng dinh dưỡng và sữa bầu tốt

Trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung là do các bà mẹ không có chế độ dinh dưỡng và sữa bầu tốt; có bệnh tim, thận, gan, suy nhược cơ thể,… hoặc hiện tượng nhiễm độc thai nghén, trường hợp lớn tuổi đẻ con hay đẻ quá nhiều lần cũng dễ gây suy dinh dưỡng trong tử cung.

Cấp độ suy dinh dưỡng của thai nhi

Đối với trẻ suy dinh dưỡng có thể phân chia từ cấp độ nhẹ đến nặng

Loại nhẹ: trẻ có độ dài bình thường và cân nặng giảm ít so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ có vòng đầu bình thường là loại suy dinh dưỡng nhẹ nhất, do các bệnh từ mẹ gây ra như tăng huyết áp, bị nhiễm độc thai nghén,..

Loại trung bình: trẻ có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường. Đối với trẻ có vòng đầu nhỏ biêu hiện ở việc giảm rõ số lượng tế bào ngay trong bào thai. Do đó, nếu ở tình trạng trung bình trẻ sẽ phát triển không bình thường có khi chậm phát triển về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ.

Loại nặng: trẻ có chiều dài, cân nặng và vòng đầu đều giảm. loại nặng có thể chết trong giai đoạn sơ sinh, thường thấy ở thai nhi có dị tật bẩm sinh. Trẻ có biểu hiện rất nặng như da khô, nhăn nheo, vàng da, viêm gan, nhiễm trùng hô hấp,…

Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự suy dinh dưỡng ở thai nhi là sự thiếu hụt về dưỡng chất thiết yếu. Do người mẹ không ăn uống đủ chất và dùng thêm sữa bầu tốt nên dễ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển thậm chí suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Những nguy hiểm do thai suy dinh dưỡng

Tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tử vong sau sanh gia tăng.

Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.

Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.

Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chứng về tim mạch.

Trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung khi lớn sẽ chậm phát triển trí tuệ, mẹ cần bổ sung thêm sữa bầu tốt  để giúp bé tránh được nguy cơ

Khi thai nhi chậm phát triển chúng ta cần phải làm gì?

– Thăm khám để tìm nguyên nhân.

– Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, uống thêm sữa bầu tốt để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.

– Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày.

– Không hút thuốc lá, không uống rượu.

– Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.

– Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi. Nếu vòng bụng và cân nặng thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ cho siêu âm hàng loạt nhằm chẩn đoán, đánh giá sự tiến triển, độ trầm trọng của thai chậm phát triển.

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Rất nhiều thực nghiệm đã cho thấy mẹ ăn uống kém khi có thai sẽ sinh ra con nhẹ cân. Sự rối loạn dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là thiếu protein (một chất quan trọng có vai trò trong sự phát triển của thai trong tử cung) sẽ làm cho thai chậm phát triển. Sự tăng cân chậm của người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hoặc tăng cân chậm dần từ tuần thứ 20 là nguyên nhân sinh ra thiếu cân.

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong huyết tương của mẹ đều qua được màng nhau thai để nuôi trẻ, trừ một số chất do bị cản trở, hủy hoại, biến chất, hoặc một số kháng thể không qua được màng nhau. Vì vậy khả năng phòng bệnh của đứa trẻ cũng sẽ kém, nhất là những trẻ vốn đã yếu sẵn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Sữa bầu tốt từ Vinamilk giúp mẹ tránh được suy dinh dưỡng thai kỳ cho bé

Ngoài ra, hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố kim loại như sắt, đồng, mangan, magie trong chế độ ăn của người mẹ cũng gây tác hại xấu cho thai. Nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ từ thực phẩm và sữa bầu tốt mà thai vẫn phát triển chậm, thì phải chú ý tới sự cản trở vận chuyển các chất từ mẹ sang con và chắc chắn là bánh nhau không bình thường.

Do vậy người mẹ cần đi khám để được điều trị. Như vậy, trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phải khám thai đầy đủ để sớm phát hiện và điều trị bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Tóm lại, khi chắc chắn biết mình đã có thai, các mẹ nên khám thai định kỳ 3 tháng/lần, riêng 3 tháng cuối, cần đi khám mỗi tháng một lần để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và giúp cho cuộc sinh nở được an toàn.

Click vào đây để tham khảo thêm.

Tập bé 1 tuổi cai sữa dựa vào việc đánh vào tâm lý của bé

Tất cả các bà mẹ đều biết trẻ em đến một lúc nào đó phải cai sữa, phải độc lập. Vì sau này bé còn phải đi học không thể lúc nào cũng đòi bú mẹ được.

Quá trình cai sữa phải từ từ, không gấp quá cũng không trễ quá. Nếu bạn cai sớm sẽ dễ dàng hơn so với cai sữa trễ. Do đó, các mẹ cần kiên trì để cùng bé trải qua giai đoạn cai sữa này.

1. Tiến hành “Giáo dục cai sữa” về tâm lý cho trẻ:

Về mặt tâm lý mà nói, các bà mẹ đều có thể làm được việc cai sữa cho con nhưng về mặt tâm lý thì không hề đơn giản chút nào. Nhiều bà mẹ hiểu biết về nghệ thuật giáo dục con cái, nhưng vẫn thường phạm phải các sai lầm, từ đó tạo ra nguy cơ tiềm ẩn cho sự phát triển nhân sinh của con cái.

Phương pháp “Giáo dục cai sữa” có hiệu quả nhất là cha mẹ hãy để cho trẻ tự mình trải qua, để trẻ tự mình giải quyết mọi việc, sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp để trao đổi kỹ với trẻ về vấn đề vừa xảy ra. Các bậc cha mẹ phải luôn luôn khích lệ con cái rằng, các bé có thể làm tốt mọi việc. Đồng thời có thể tìm ra được nhiều biện pháp hay để giải quyết vấn đề. 

 

Cùng bé trải qua thời gian cai sữa vui vẻ

 

2. Tôn trọng ý kiến của trẻ:

Một phương pháp giáo dục khác được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ với phương pháp “Giáo dục cai sữa” Đối với trẻ nhỏ của các bậc cha mẹ là tôn trọng ý kiến riêng của trẻ. Đây cũng là nội dung quan trọng trong việc tiến hành bồi dưỡng ý thức chủ động và giáo dục tự chủ cho trẻ.

Chủ kiến là ý kiến chính thống, là ý kiến riêng thể hiện bản lĩnh của bản thân, không lệ thuộc vào ý kiến người khác. Đó là thông qua ngôn ngữ và hành vi để biểu đạt suy nghĩ và ý kiến của riêng mình cho người khác biết, làm cho ý chí của mình được mở ra.

Những bậc cha mẹ nên biết lắng nghe ý kiến của con cái, hãy là một thính giả tốt của con cái, chứ không phải là nhà biện luận hay là trọng tài. Cha mẹ cứ suốt ngày làu bàu về con cái, yêu cầu và mệnh lệnh quá nhiều với con cái chưa hẳn đã là tốt. Cho nên, tốt nhất là để cho trẻ nói một chút, cha mẹ làm thính giả lắng nghe trẻ nói, đừng nên áp đặt ý chí chủ quan của người lớn vào con cái, vì như vậy sẽ làm cho trẻ hoài nghi bản thân chúng, từ đó làm mất đi chủ kiến của mình.

Qua những đề nói trên cho thấy rằng, việc cai sữa cho bé 1 tuổi cũng cần tôn trọng ý kiến của bé, không nên ép bé cai sữa ngay lập tức mà hãy để bé từ từ thích nghi với giai đoạn cai sữa. Bé sẽ tự nguyện hơn và bố mẹ cũng dễ dàng hơn trong việc giúp bé cai sữa.

Click vào đây để biết thêm chi tiết.

Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ trên 1 tuổi

Có những giai đoạn nhất định trong cuộc đời của trẻ được ghi dấu bằng những biến động tình cảm nhiều hơn những giai đoạn khác, đặc biệt là trong thời điểm con được 1 tuổi trở lên.

Tất nhiên, là bạn không thể và cũng không muốn ngăn cản sự phát triển của con. Nhưng bạn có thể chú tâm tới những thời điểm mà con dễ gặp khó khăn khi điều khiển cảm xúc của mình. Chẳng hạn như:

1. Lo sợ xa cách:

Cảm giác lo sợ xa cách thường bắt đầu vào khoảng 7 tháng tuổi và có thể kéo dài tới tận 18 tháng tuổi ở một số trẻ, cảm giác này hầu như không xuất hiện; nhưng với những trẻ khác, cha mẹ cần phải đặc biệt cẩn thận khi xây dựng niềm tin với con. Nếu bạn kéo con ra khỏi lòng bạn chỉ để con trở nên kích động. Thay vào đó, hãy cho con thêm thời gian. Hãy tôn trọng cảm xúc của con và hãy sắp xếp các nhóm chơi nhỏ với những trẻ hòa nhã hơn thay vì để con chơi với những trẻ có mức độ phản ứng cao.

2. Thiếu vốn từ:

Giai đoạn này con bạn sẽ có những điều mà bé muốn nhưng lại không có đủ vốn từ để yêu cầu điều đó, thì cả bạn và con sẽ đều cảm thấy khó chịu. Ví dụ như con chỉ vào chiếc tủ và lèo nhèo, hãy bế bé lên và hỏi bé muốn gì. Đặt câu hỏi để bé bày tỏ ra là bạn đang giúp con phát triển ngôn ngữ của con, và đây chính là cách để bạn bắt đầu làm điều đó.

3. Phát triển thể chất và khả năng di chuyển tốt hơn:

Các giai đoạn phát triển thể chất và phát triển vận động như tập bò hoặc tập đi, có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của con bạn. Ngược lại, trẻ ngủ ít hơn mức cần thiết cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn, hung hăng hơn hay chỉ đơn giản là ỉu xìu vào ngày hôm sau. Khi bạn thấy con ngủ chập chờn vào đêm hôm trước thì ngày hôm sau, hãy cho con tham gia những hoạt động nhẹ nhàng. Đừng cho con làm quen với bất cứ trách thách thức mới nào khi con không ở trong trạng thái tốt nhất.

 

Phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ 1 tuổi

 

4. Mọc răng:

Tình trạng mọc răng cũng có thể khiến con bạn cảm thấy dễ bị tổn thương hơn. Do đó, nó cũng có thể khiến con bộc phát những cảm xúc tiêu cực. Điều này đặc biệt đúng nếu cha mẹ còn bắt đầu có cảm giác con thật tội nghiệp và quên đặt ra các giới hạn về hành vi cho con, rồi bào chữa mọi việc bằng câu: “Ôi, tại con đang mọc răng đấy mà”.

Bất kỳ bé nào vào giai đoạn này đều có những cảm xúc mạnh hơn so với bé dưới 1 tuổi. Vì vậy, cha mẹ cũng cần lưu ý và giúp con giải tỏa cảm xúc đó. Đồng thời, hãy cho bé uống sữa để phát triển tốt hơn.

 

 

Những món ăn ngon từ trứng mà bé nào cũng mê tít

Trứng không những là top thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn sở hữu ưu điểm dễ chế biến, phong phú món ăn và kích thích vị giác của bé yêu.

Công dụng nổi bật nhất của trứng và các chế phẩm từ trứng chính là góp phần cải thiện chiều cao cho trẻ, vì thế khi bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu bé nhà không có những phản ứng hay biểu hiện dị ứng các thành phần trong trứng thì mẹ hãy tìm hiểu và lên kế hoạch chế biến những món ăn thơm ngon từ trứng ngay cho con yêu nhé!

Chả trứng gà

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà
  • ¼ chén nước
  • 200mg muối

Cách chế biến:

  • Đập trứng gà vào chén và dùng máy đánh trứng đánh đều.
  • Thêm muối vào trứng, trộn đều.
  • Thêm nước vào trứng, trộn đều.
  • Đặt chén trứng vào nồi chưng (hấp cách thủy) khoảng 8-10 phút cho đến trứng gà đặc thành bánh.

Trứng đúc thịt

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà
  • 1 muỗng thịt heo bằm (10 g)
  • ¼ chén nước, một ít muối

Cách chế biến:

  • Cho trứng vào chén đánh đều.
  • Cho thịt bằm và muối vào chén trứng, trộn đều.
  • Để chén thịt trứng vào nồi chưng.

Trứng đúc thịt thơm ngon cho bé

Canh trứng

Nguyên liệu:

  • 1 trứng
  • ½ chén nước gà

Cách chế biến:

  • Nấu nước gà (nước hầm từ xương hoặc thịt gà).
  • Đánh trứng cho đều.
  • Từ từ đổ trứng vào nồi nước gà đang sôi, vừa đổ vào vừa khuấy đều.
  • Cuối cùng thêm một ít đường hay muối.

Cháo song hoa

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà
  • 1 bông cải trắng
  • 1 nhánh bông cải xanh
  • 1 miếng nhỏ nấm mèo
  • ¼ chén cháo trắng
  • 200ml muối

Cách chế biến:

  • Rửa sạch và cắt nhỏ bông cải xanh, nấm mèo đã ngâm mềm.
  • Đánh trứng gà cho nổi.
  • Cho cháo và nước vào nồi nấu với lửa nhỏ cho hạt gạo nở ra, cháo sánh nhừ.
  • Từ từ đổ trứng vào, vừa đổ vừa khuấy đều, sau đó cho bông cải trắng, bông cải xanh, nấm mèo vào nấu cho nhừ.
  • Cuối cùng nêm muối là xong.

Bột củ sen trứng

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà, ¼ chén nước
  • ¼ ly sữa, ½ muỗng bột củ sen, một ít đường.

Cách chế biến:

  • Đánh trứng cho nổi.
  • Cho ½ muỗng nước vào bột củ sen khuấy thành hồ, thêm sữa bò, nước vào khuấy đều.
  • Nấu chín bột củ sen, sữa.
  • Cho trứng vào, vừa khuấy vừa nấu.
  • Cuối cùng thêm một ít đường vào.

Món bột này mẹ có thể chế biến nhằm đa dạng thực đơn hàng ngày của bé giai đoạn mới tập ăn 4-5 tháng tuổi sẽ khiến bé mê tít cho xem.

Mì gà trứng

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà, một nhúm nhỏ mì
  • ½ chén nước gà
  • Một ít muối, một ít đậu hũ non.

Cách chế biến:

  • Sau khi nấu sôi nước gà, cho mì vào.
  • Đánh trứng cho nổi.
  • Từ từ đổ trứng vào nồi mì gà đang sôi
  • Cho đậu hũ non vào nấu cho thật mềm, nêm một ít muối là được.

Với công thức cụ thể gợi ý trên, việc đa dạng các món ăn từ trứng giờ đây trở nên nhẹ nhàng hơn rồi đúng không các mẹ? Hãy ghi chú bổ sung ngay vào sổ tay của mình để có dịp trổ tài “mê hoặc” bé yêu nhé!