Những sai lầm nên tránh khi lần đầu làm mẹ

Làm mẹ là hạnh phúc lớn lao của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, đôi khi do lo lắng quá mức, các bà mẹ thường mắc sai lầm trong việc chăm sóc con cái ở những năm đầu tiên. Sau đây là một số điều mẹ nên tránh phạm phải.

Những sai lầm trong chăm sóc giấc ngủ

Đưa nôi quá nhiều

Không thể phủ nhận rằng hành động đưa nôi làm cho em bé cảm thấy thoải mái hơn và dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, điều này cũng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ của con vì sẽ dễ làm cho não bộ bị tổn thương.

Cho con ngủ vào ban ngày quá nhiều

Mẹ cần giúp con phân biệt được giữa giấc ngủ ngày và đêm. Trong đó, ban đêm vẫn là thời gian ngủ chính. Để làm được điều đó, bạn cần giữ cho phòng bé có đủ ánh sáng vào ban ngày và tắt hết đèn vào buổi tối để con biết được đây là thời gian để ngủ.

Đánh thức bé vào ban đêm để cho ăn

Có nhiều em bé bị mẹ đánh thức dậy để cho bú trong khi đang ngủ. Thói quen này khi kéo dài sẽ khiến bé khó sửa đổi khi lớn lên và sẽ tự động tỉnh giấc vào giữa đêm đấy.

Quấn con trong chăn dày khi ngủ

Nhiều bậc cha mẹ luôn đặt con của họ trong một tấm chăn dày, nghĩ rằng điều này sẽ tránh cho bé khỏi bị giật mình, nhưng quan niệm này là sai vì điều này sẽ làm cho cơ thể tăng nhiệt độ, và khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, nguy cơ cảm lạnh vì ra nhiều mồ hôi cũng tăng theo tương ứng.

Bật đèn khi bé đang ngủ

Đối với trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ ảnh hưởng đến mắt. Do đó, khi trẻ đang ngủ, cha mẹ không nên mở đèn, trừ khi thật sự cần thiết.

sai lam nen tranh trong cham soc tre so sinh

2. Những sai lầm khi cho trẻ ăn

Quá cứng nhắc về thời gian

Về lý thuyết, sữa mẹ sẽ tiêu hóa sau khi vào dạ dày bé được khoảng 3 giờ, do đó cách khoảng 3 tiếng đồng hồ đến cử ăn tiếp theo là hợp lý. Tuy nhiên, bởi vì mỗi đứa trẻ sẽ có những nhu cầu khác nhau, ngay cả một đứa trẻ ở những thời điểm khác nhau cũng có những nhu cầu khác nhau. Do đó, cha mẹ nên linh hoạt hơn đối với vấn đề căn thời gian này.

Để dành sữa chưa sử dụng hết

Nhiều bà mẹ vì tiếc sữa bé uống thừa nên đã để lại cho lần ăn kế tiếp, nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Nếu con bạn không dùng hết số sữa đó trong vòng 2 giờ, hãy vứt nó đi. Bởi vì sữa lúc này có thể đã bị hỏng vì số vi khuẩn có hại sinh sôi trong môi trường nước ấm rồi đấy.

3. Những sai lầm khác

Sử dụng mật ong cho bé

Theo các quan niệm “truyền thống”, người lớn thường sử dụng mật ong để làm sạch khoang miệng cho con. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ bị dị ứng với phấn hoa thì khả năng cao cũng sẽ dị ứng với mật ong. Khi đó sử dụng thực phẩm này có thể sẽ dẫn đến sưng tấy nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn không xác định được trẻ có bị dị ứng với mật ong hay không, hãy thận trọng trong vấn đề này nhé.

Quấn em bé quá chặt

Ngay khi sinh con, nhiều bà mẹ thường dùng vải hay chăn để quấn quanh bàn tay và bàn chân vì sợ con sẽ lạnh … Tuy nhiên nếu không cẩn thận thì cách làm này cũng rất nguy hiểm. Việc bị quấn quá chặt sẽ làm cho em bé không thể cử động, việc thở khó khăn hơn, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của da và sự phát triển bình thường của hệ thần kinh.

Bạn biết gì về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ em, dễ lây lan thành dịch bệnh và để lại những biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy hôm nay bài viết sẽ trang bị cho các mẹ những kiến thức bổ ích về căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tay chân miệng được gây ra bởi 2 tác nhân chính Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh có khả năng lây truyền từ người này qua người khác qua tiếp xúc với nước bọt, các dịch nhờn, phân của người bệnh. Biểu hiện chính là xuất hiện những mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, phù phổi cấp thậm chí là tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì địa phương nào vào bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng dễ gây thành dịch lớn vào tháng 3 – 5 và từ tháng 9 -12 hằng năm. Đối tượng nhiễm bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi nhưng đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, thường dễ lây lan trong môi trường tập thể đông người nhất là vào mùa dịch bệnh.

Dấu hiệu của bệnh

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao

Bạn biết gì về bệnh tay chân miệng ở trẻ

– Xuất hiện những tổn thương dưới da như dát đỏ, mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng. mông, họng

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì trẻ đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng

– Sốt cao trên 38 độ không hạ sốt suốt 48 giờ dù đã dùng các loại thuốc giảm sốt

– Giật mình: Biểu hiện này có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đang chơi đùa, đây là dấu hiệu cảnh báo về sự chuyển biến xấu của bệnh mà mẹ không thể coi thường, chúng cho thấy tình trạng nhiễm độc thần kinh. Khi thấy dấu hiệu này cần quan sát cẩn thận xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. 

– Khó thở:  triệu chứng này có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Có thể phát hiện triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở dốc thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

– Rối loạn ý thức: Khi thấy trẻ có những triệu chứng ngủ gà ngủ gật li bì, chậm chạp thì cần đánh thức trẻ dậy, kiểm tra khả năng nhận thức của trẻ bằng một vài câu hỏi, để xem trẻ có bị rối loạn ý thức do bệnh gây viêm màng não hay

– Ngoài ra bệnh có thể chuyển nặng khi xuất hiện những dấu hiệu như tiểu ít,  nôn nhiều, nôn khan, chân tay yếu, khó nuốt, chóng mặt, đi loạng choạng

Điều trị

Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy đối với những trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, bằng cách dùng thuốc sát trùng những tổn thương trên da hay cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau. Và cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân tốt để tránh làm trầm trọng tình trạng viêm nhiễm trên da. Cần cho người bệnh tắm với những loại nước có tính sát trùng cao như nước bưởi, nước trà xanh… sau đó bôi thêm dung dịch betadin sau khi tắm. Còn nếu tình trạng bệnh nặng thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị.

Bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm đối với trẻ em. Vì vậy mẹ nên chăm sóc và quan sát trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh để điều trị sớm tránh tình trạng bệnh nặng, kéo dài

Nếu muốn tham khảo các loại sữa bột cho bé, bạn vui lòng truy cập ở đây.

Cách nấu bột ăn dặm bí đỏ và sữa cực kỳ thơm ngon cho con yêu

Trẻ con trong giai đoạn ăn dặm được khuyến khích mẹ nên thay đổi thực đơn liên tục để bé chống chán và cảm thấy thích thú với việc ăn uống hơn. 

Chúng tôi xin phép giới thiệu với mẹ cách nấu bột ăn dặm với bí đỏ và sữa vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng cho con dành cho trẻ 4 tháng tuổi. Nếu con lớn hơn, mẹ có thể chế biến tăng độ thô của cháo lên để con có thể tập nhai. 

Chọn loại thực phẩm nấu ăn cho con

Về phần bột cháo: bạn có thể sử dụng bột gạo xay hoặc các loại bột ăn liền có thương hiệu ưu tính hoặc nấu cháo với tỉ lệ 1:10, sau đó dùng rây lọc lại cho thật mịn. Một phần ăn bột của con phải luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy đủ dinh dưỡng, quan trọng là có đủ 4 nhóm thực phẩm là : đạm, bột, vitamin và khoáng chất, chất béo.

Bữa bột của trẻ phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Về phần thức ăn: Các loại thực phẩm tươi sống như thịt, tôm, cá, cua, trứng nên được lựa chọn thực phẩm mới trong trong. Thời gian để càng lâu thì lượng chất dinh dưỡng mất đi càng lớn. Dầu ăn cho vào bát của bé có thể là dầu thực vật, dầu olive hay dầu mè, dầu giúp cung cấp một lượng chất béo ổn định cho trẻ.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm chính là ăn từ ít tới nhiều, bột ngọt đến bột mặn, từ loãng đến đặc. Dưới đây sẽ là cách nấu món bột ăn dặm với bí đỏ và sữa thơm ngon cho bé

Bột ăn dặm bí đỏ và sữa

Nguyên liệu

  • Bột gạo: 20g
  • Bí đỏ: 30g
  • Sữa bột: 15g
  • Dầu ăn, đường, nước

Cách nấu bột ăn dặm cho bé

Bước 1: Bột để nấu cho bé bạn có thể mua các loại bột gạo đã được xay sẵn, bột ăn liền đóng gói hoặc có thể tự chế biến cho con bằng cách vo gạo cho sạch rồi rang cho khô, sau đó đem xay thành bột, ninh cháo cho thật nhừ và dùng thìa đánh lên cho mịn.

Bước 2: Sau khi mua về, gọt hết vỏ bí và rửa lại thật sạch. Làm chín bí bằng cách hấp hoặc luộc rồi dùng muỗng tán hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Bí hấp sẽ giữ lại được nhiều dưỡng chất hơn và mùi vị cũng thơm ngon khác hẳn.

Bước 3: Cho khoảng 20g bột gạo ( cháo nấu đặc) vào 200ml nước lạnh hòa tan rồi cho thêm khoảng 15g bí đỏ đã được xay nhuyễn cùng với 2 thìa cà phê đường khuấy đều. Sau đó cho tất cả vào một cái nồi và để trên bếp đun lửa nhỏ, khuấy đều để tránh bột bị cháy. 

Bước 4: Sau khi tắt bếp và cho bột vào cháo thì mẹ cho thêm 1 thìa cà phê dầu ăn vào trộn đều rồi cho thêm khoảng 4 muỗng canh sữa bột béo vào. Khuấy đều là đã có ngay một phần cháo ngon miệng cho con rồi. 

Món bột ăn dặm bí đỏ thơm ngon và bổ dưỡng

Ngoài việc cho con ăn dặm, bạn vẫn nên cho trẻ uống sữa đều đặn mỗi ngày như bình thường. Ngoài ra cũng nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra chiều cao cân nặng của con để biết sự phát triển của trẻ mỗi ngày.

Nếu mẹ là một người phụ nữ bận rộn và không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn dặm cho con, mẹ có thể tham khảo bột ăn dặm Ridielac Alpha của Vinamilk. Ridielac có nhiều vị bột từ các loại bột ngọt như: gạo sữa, yến mạch sữa,.. và một số loại bột mặn từ heo, bò, gà vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng cho con.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu bột ăn dặm cho bé bạn hãy đảm bảo cho bé ăn dặm đúng cách để đảm bảo sức khỏe của con em mình cũng như phù hợp với tình hình hiện tại của bạn.

NHỮNG THỰC PHẨM CHỨA AXIT BÉO OMEGA – 3 CHO MẸ BẦU

Trong thời kì mang thai các mẹ chú ý bổ sung thực phẩm giàu axit béo Omega 3 thì bé yêu sau này sẽ vô cùng cảm ơn các mẹ đấy.

Ăn những loại thực phẩm giàu omega-3, các mẹ không chỉ tăng cường sức khỏe cho chính mình mà còn giúp tăng cường sự phát triển não và mắt cho bé yêu.

Sữa bầu

Các loại axít béo omega-3 tạo thành một nhóm các axít béo tổng hợp không bão hòa đa tính và được xem là những chất béo có ích cho cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng của axit no- omega 3 khi uống sữa bầu mà các mẹ có thể tham khảo:

– Axit béo omega 3 giúp hình thành các nơron thần kinh, vận chuyển gluco – dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não.

– Võng mạc DHA chiếm 50%. Là hợp chất cần thiết cho sự phát triển thị lực và trí não.

– Đối với trẻ sơ sinh, việc bổ sung omega-3 trong bữa ăn cần được chú trọng nhiều hơn do cơ thể trẻ vẫn chưa có lượng lipid dự trữ.

Uống sữa bầu tăng cường DHA cho trẻ

Và, còn nhiều công dụng của axit béo Omega -3 mà các nhà nghiên cứu hiện nay chưa tìm ra được hết. Tuy nhiên, chỉ cần bấy nhiêu tác dụng đó thôi cũng đủ để các mẹ không thể thờ ơ chất béo này trong thời kì mang thai và cả khi cho con bú.

 Trứng omega-3

Các mẹ đã từng nghe đến loại thực phẩm trứng omega – 3 này chưa? Các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, ăn trứng này ở mức độ vừa phải, không quá 5 quả mỗi tuần, là cách tuyệt vời để bổ sung chất béo có ích vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Súp lơ trắng

Loại rau có màu trắng này là nguồn cung cấp axit béo omega-3 phong phú. Vì thế, còn chần chừ gì nữa mà không ăn chúng nhỉ? Con bạn sẽ chắc chắn rất thích thú.

Súp lơ trắng có thể chế biến bằng cách luộc, nấu canh, hoặc xào đều có lợi cho bà bầu. Một bữa ăn súp lơ trắng, bạn sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 200mg omega 3. Ngoài ra, trong thành phần dinh dưỡng của súp lơ trắng còn dồi dào vitamin C, chất xơ… tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Quả óc chó

Quả óc chó là một trong những nguồn cung cấp axit béo omega -3 vô quan trọng và phong phú. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giảm cơn đói. Hãy bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống của bạn trong thời gian mang thai để con bạn sau này thông minh, học giỏi.

Bắp cải

Loại rau xanh này có chứa nhiều chất béo có lợi cho não. Không chỉ giúp tăng cường sự phát triển của bào thai cũng như phát triển trí tuệ của trẻ sau này mà bắp cải còn rất có lợi cho sức khỏe của người mẹ sau sinh vì nó rất giàu chất xơ, vitamin A, C và Omega 3.

Với những loại thực phẩm giàu omega 3 mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất nhằm phát triển trí tuệ và thể chất.

Vì sao ba mẹ nên quấn chăn cho bé trước khi ngủ?

Hầu hết ở các gia đình có con nhỏ, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh đó là quấn bé, có bé sẽ ngoan ngoãn trong chiếc chăn ấm áp, cũng có bé sẽ ngọ nguậy bật khóc. Trong trường hợp đó, ba mẹ nên làm gì? và vì sao chúng ta phải quấn con lại?

Tất cả sẽ có trong bài viết này, hãy cũng tìm hiểu nhé! 

1. Có nên quấn bé khi ngủ?

Đa số các bà mẹ đều không biết được tầm quan trọng của việc quấn con lại trước khi ngủ. Ngược lại, có một số phụ huynh lại phản đối điều này vì họ cho rằng như thế con sẽ gò bó.

Có lẽ bản thân họ mắc chứng “sự chật chội” nên họ quy chụp cảm giác của họ lên đứa trẻ. Bạn có thể nói “Con em ghét bị quấn – con phản đối bằng cách khua khoắng chần tay loạn xạ”. Với con, đập tay đập chân không phải là một hành động có ý thức. Thông thường đó là do trẻ quá mệt hoặc quá phấn khích, và không thể tự dỗ mình vào giấc ngủ được. Bằng cách quấn chăn cho con, bạn sẽ giúp con trấn tĩnh lại.

Quấn bé giúp bé ngủ ngon hơn

2. Vì sao nên quấn chăn cho con?

Lý do chúng ta bắt đầu ngừng quấn chăn cho một số em bé khoảng 3 tháng tuổi vì đó là độ tuổi trung bình trẻ bắt đầu khám phá ra ngón tay của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ không biết mút tay cho tới khi được 5 tháng tuổi, thậm chí là muộn hơn.

Lý tưởng nhất là bạn hãy đặt trẻ vào cũi khi trẻ đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Không phải bé nào cũng chịu nằm vào cũi khi mất vẫn mở nhưng đây chính là mục tiêu mà bạn cần phải nỗ lực để đạt được. Bạn hãy đặt bé nằm xuống và nói rằng: “Bây giờ con sẽ đi ngủ nhé. Sáng mai khi con dậy thì chúng mình lại gặp nhau nhé. Mẹ yêu con.” Con có thể hiểu hoặc không hiểu lời bạn nói nhưng bé hoàn toàn có thể cảm nhận được ý nghĩa của nó.

Nếu con có vẻ trấn tĩnh, hãy ra khỏi phòng và để con tự chìm vào giấc ngủ. Bạn không cần phải chờ tới khi con ngủ mới ra khỏi phòng, trừ khi con của bạn chưa thể tự ngủ được. Nếu con đã được quấn chặt và yên lặng thì bạn hãy tin tưởng rằng con có đủ kĩ năng để có thể tự ngủ. Cuộc trưng cầu dân ý mang tên “Chuyện ngủ ở Mỹ” năm 2004 do Tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ Quốc gia Mỹ thực hiện chỉ ra rằng ngủ độc lập đảm bảo giấc ngủ ngon hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được cho vào giường khi còn thức thường ngủ lâu hơn và số trẻ thức giấc 2 hoặc 3 lần ít hơn 1/3 lần so với số trẻ được đặt lên giường khi đã ngủ.

Trên đây là những chia sẻ về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng như tầm quan trọng khi quấn chăn cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé và giúp ba mẹ nuôi con một cách khoa học. 

Cách nhận biết trẻ đang buồn ngủ

“Đi ngủ” giống như một hành trình bắt đầu với cái ngáp đầu tiên của con bạn và kết thúc với việc con chìm sâu vào giấc ngủ. Bạn cần phải giúp con làm được điều đó bằng cách phân biệt được khi nào con bạn ở ngưỡng quá mệt và cần phải đi ngủ.

Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt 2 yếu tố trên. Hãy cùng tham khảo nhé!

1. Ngưỡng buồn ngủ

Để hỗ trợ con ngủ, bạn cần phải nhận ra khi nào con bạn sẵn sàng đi ngủ. Bạn có biết con bạn trông như thế nào khi mệt mỏi không? Bạn có hành động ngay lập tức không? Nếu bạn bỏ lỡ dấu hiệu buồn ngủ của con thì sẽ khó cho con ngủ hơn đấy.

Có một số trẻ sơ sinh ngủ tốt hơn những trẻ khác – thường là do bé ngoan ngoãn. Nhưng ngay cả những đứa trẻ như vậy cũng cần cha mẹ phải quan sát kĩ vì mỗi trẻ mỗi khác. Vì thế hãy để ý và xác định xem con bạn thường như thế nào khi mệt. Với trẻ mới sinh, những em bé không biết kiểm soát bất cứ thứ gì ngoại trừ miệng của mình, ngáp thường là tín hiệu rõ ràng nhất.

Nhưng con bạn cũng có thể nhặng xị (trẻ có tính cách cáu kỉnh thường vậy), cựa quậy liên tục (tính cách của trẻ năng động) hoặc cử động loạn xạ. Một số trẻ lại mở to mắt trong khi số khác lại ọ ẹ và có những bé lại gào khóc rất to. Đến 6 tuần tuổi, khả năng kiểm soát đầu và cổ của con tăng lên thì con sẽ quay đi, không nhìn vào mặt mẹ hoặc đồ chơi nữa hoặc vùi đầu vào cổ bạn khi bạn bế con.

Dù tín hiệu của con là gì thì cũng cần phải phản ứng ngay lập tức. Nếu bạn bỏ lỡ ngưỡng buồn ngủ của con, hoặc cố gắng kéo dài thời gian thức của con với suy nghĩ càng ngủ muộn con càng ngủ được nhiều hơn (lại một truyền thuyết khác) thì việc dạy cho con các kĩ năng tự ngủ sẽ càng khó khăn hơn.

ba mẹ nên lưu ý những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ để giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ

2. Cho con đi ngủ

Ngay cả khi bạn rất giỏi nhận biết khi nào con bạn mệt, bạn cũng không thể đặt con vào cũi luôn mà không cho con một chút thời gian để chuyển từ một hoạt động nào đó (dù chỉ là nhìn lên trần nhà) sang việc ngủ được. Bạn thường dùng phương pháp nào để cho con ngủ đêm và ngủ ngày? Bạn có quấn con lại trước khi ngủ không? Nếu con khó ngủ, bạn có ở cạnh con không?

Nghi thức thư giãn trước khi ngủ là một chuỗi các hoạt động lặp đi lặp lại, có thể đoán trước được – giúp trẻ học cách nhận biết tiếp theo sẽ có chuyện gì. Quấn chặt giúp con cảm thấy an toàn và dễ chịu. Cả 2 trình tự này đều có tác dụng là tín hiệu thông báo cho bé rằng “Đã đến lúc đi ngủ rồi”. Bắt đầu thực hiện nghi thức trước khi ngủ từ khi con bạn rất nhỏ không chỉ giúp bạn dạy cho bé các kĩ năng ngủ cần thiết mà còn đặt nền móng cho lòng tin của bé với mẹ khi giai đoạn lo sợ xa cách xuất hiện ở những tháng tuổi sau này.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho con. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp nuôi con khoa học khác tại đây.

Ba mẹ ơi! Đừng xa lánh con – Bạn có đang làm mất niềm ở trẻ? Xem ngay

Trẻ khóc khi giật mình lúc nửa đêm là tình trạng rất phổ biến và ngay lập tức ba mẹ sẽ chạy đến bế bé lên và dỗ dành cho đến khi con ngủ lại. Liệu đây có phải là phương pháp tốt nhất cho trường hợp này? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

1. Thói quen khó bỏ

Sau khi vỗ con nín khóc, cha mẹ bắt đầu đưa con vào cũi ở một căn phòng riêng biệt khi mà con hoàn toàn không biết cách tự trấn an bản thân. Tất nhiên là trẻ sẽ phản ứng với sự thay đổi này. Con gào khóc thảm thiết khiến cha mẹ cũng bối rối vì họ không biết bắt đầu trấn an con như thế nào. Đó chính là hậu quả của việc quá nhiều cha mẹ đã đến bên con ngay lập tức khi trẻ khóc. 

2. Có nên bỏ mặc bé?

Với những trường hợp con thức đêm và khóc, có nhiều ba mẹ đã chọn cách bỏ mặc bé vì nghĩ ràng con sẽ tự nín. Nhưng thực tế, cò nhiều cha mẹ đã phát hoảng khi con khóc vừa lâu vừa dữ dội đến mức nôn mửa. Số khác đơn giản là nghịch ngợm nên càng kích động hơn rồi cuối cùng bị đói khiến cả bạn và con vừa bối rối, vừa kiệt sức.

Nhiều em bé bị khó ngủ kinh niên kể từ thời điểm bị để cho khóc và thậm chí bé còn sợ giường ngủ của mình đến nỗi phản đối kịch liệt mỗi khi cha mẹ cho bé đi ngủ. Cùng lúc đó, nếp sinh hoạt ban ngày hoàn toàn bị đảo lộn. Trẻ bị kiệt sức, khó chịu, ngủ gật khi đang ăn nên vừa ăn kém vừa ngủ kém. Chưa kể là bạn đang làm mất niềm tin của bé.

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ nhỏ

Tất nhiên, sẽ phức tạp hơn nếu bạn đã từng để cho con khóc và giờ con sợ bị ở một mình. Vì vậy, trước tiên bạn cần phải gây dựng lại niềm tin của con. Hãy để ý và phản hồi những nhu cầu của con ngay khi thấy con ngọ nguậy. Trớ trêu là những trẻ đã từng mất niềm tin thường khó dỗ dành hơn. Lúc trước, bạn để con một mình, còn giờ bạn luôn ở bên cạnh con thì hiển nhiên là con sẽ thấy bối rối rồi. Con đã quen với việc khóc, tới mức ngay cả khi bạn bắt đầu đáp lại tiếng khóc của con thì con cũng có thể vẫn tiếp tục khóc khi bạn cố gắng trấn an con.

3. Gầy dựng lại niềm tin cho con

Hãy xác định là bạn sẽ phải mất vài tuần để gây dựng lại niềm tin của con, dù con bạn chỉ mới 3 hoặc 4 tháng tuổi. Hãy thực hiện từng bước một, chậm rãi nhưng chắc chắn để cho con thấy bạn mãi mãi ở bên cạnh con. Mỗi bước có thể mất từ 3 ngày đến 1 tuần cho tới khi con tin tưởng bạn đủ để thấy thoải mái khi ở trong cũi, và có thể mất từ 3 tuần tới 1 tháng cho toàn bộ quá trình. 

Hãy chú ý thật cẩn thận đến những dấu hiệu buồn ngủ của con. Ngay khi thấy dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên, hãy thổi shù shù – vỗ lưng, quấn con lại rồi ôm con ngồi khoanh chân dưới sàn, dựa lưng vào tường hoặc ghế. Khi con đã nằm yên, thay vì cố đặt con vào cũi, hãy đặt con lên một chiếc gối ngủ dày, chắc chắn, có kích thước tiêu chuẩn rồi đặt gối lên đầu gối bạn. Hãy ở bên cạnh con, tiếp tục shù shù – vỗ cho tới khi bạn thấy con chìm sâu vào giấc ngủ. Hãy chờ thêm ít nhất 20 phút nữa rồi mới nhẹ nhàng duỗi chân ra và để chiếc gối trượt xuống sàn. Hãy ngồi cạnh chiếc gối, để nếu con thức dậy bạn vẫn ở đó với con. Bạn có thể thiền, đọc sách, nghe băng sách bằng tai nghe, hoặc chợp mắt một lúc khi nằm bên cạnh con. Bạn cần phải ở bên con cả đêm. Đó là sự hi sinh cần có để bạn có thể lấy lại được sự tin tưởng của con mình.

Tham khảo thêm tại đây!

Sự nhầm lẫn về “phát triển nhảy vọt” ở trẻ 4 tháng tuổi

Con bạn được 4 tháng tuổi, bé vốn ăn ngoan, ngủ ngoan theo nề nếp, nhưng bỗng một ngày giờ giấc ăn uống của con trở nên thất thường và việc tỉnh giấc ban đêm của con vô tình trùng với giờ giấc sinh hoạt dành cho bé 6 tháng tuổi.

Nên cha mẹ dễ dàng nhầm lẫn cho là việc con dậy đêm có liên quan tới hiện tượng phát triển nhảy vọt. Nhưng thực tế, chỉ là con đói. Bởi cha mẹ chưa hiểu được sự phát triển bên trong cơ thể của con, chính vì thế mà mọi việc để thay đổi đều không đem lại kết quả như mong đợi.

1. Cách nhận diện trẻ thức vì đói

Giả sử hãy nói về một em bé chưa bao giờ ngủ ngoan. Em vẫn thức dậy 2 lần mỗi đêm. Em bé đó có thể trải qua giai đoạn phát triển nhảy vọt hoặc cũng có thể đang hình thành thói quen xấu và cha mẹ lại củng cố thói quen xấu đó bằng cách cho ăn mỗi khi con thức dậy.

Vậy làm cách nào để bạn phân biệt được? Gợi ý nằm ở thói quen dậy của bé: Thông thường, những trẻ tỉnh giấc theo thói quen thường tỉnh vào cùng một giờ nhất định mỗi đêm – bạn có thể đặt đồng hồ và cứ mỗi khi con dậy là một mốc thời gian hầu như không đổi. Còn những trẻ tỉnh dậy thất thường, bé dậy là do đói.

Và dấu hiệu tốt nhất chính là lượng sữa cho trẻ bú: khi bé tỉnh dậy vì con đang trong giai đoạn phát triển nhảy vọt, con sẽ ăn một bữa no, vì cơ thể con thực sự cần thêm thức ăn. Nếu con chỉ ăn khoảng vài chục ml, thì đó chính là bằng chứng hùng hồn cho thấy chúng ta đang phải chiến đấu với một thói quen ngủ xấu, chứ không phải một em bé bị đói.

trẻ trong thời kì phát triển nhảy vọt

2. Hướng điều trị nếu bé phát triển nhảy vọt

Cách tốt nhất khi phát hiện con bạn phát triển nhảy vọt thường là tăng lượng thức ăn ban ngày, và nếu không thực hiện được thì có thể cho con ăn một bữa “trong mơ”: bữa ăn khi con đang ngủ say vào lúc 10 – 11 h trước khi cha mẹ đi ngủ. Với trẻ bú bình, thêm khoảng 30 ml sữa trong mỗi bình vào ban ngày cho con.

Vì thế, nếu con đang thực hiện nếp sinh hoạt 3 tiếng, hãy đẩy lên một chút bằng cách cho con ăn sau mỗi 2 tiếng rưỡi. Với trẻ lớn hơn một chút và đang thực hiện nếp sinh hoạt 4 tiếng thay đổi hoạt động cho bé 1 lần, mẹ có thể quay lại cho con ăn sau mỗi 3 tiếng rưỡi.

Một số mẹ có thể thấy lời khuyên này rắc rối và gây nhầm lẫn. Vì vậy, nên hiểu 1 điều là nếp sinh hoạt này chỉ áp dụng tạm thời cho trẻ 4 tháng tuổi để đảm bảo trẻ đủ dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Với nếp sinh hoạt này mẹ sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi và chờ cho sữa về để mọi thứ được vận hành như cũ. 

Ngoài ra, trong giai đoạn này, khi cho trẻ sử dụng những nguồn sữa khác, bạn nên tìm hiểu kỹ công thức và chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng để tránh những trường hợp sử dụng nhầm hàng kém chất lượng ảnh hưởng sức khỏe của bé. 

Mẹ có nên bế con thường xuyên không?

Khi còn bé, đứa trẻ nào cũng thích được bế trong vòng tay của mẹ. Nhưng liệu việc thường xuyên bế bé trên tay có phải là cách thể hiện tình thương tốt nhất của mẹ dành cho con hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Có nên thường xuyên bế con?

Từ lúc bé thức dậy, hầu như thời gian bé có thể tự chơi rất ít, chỉ khoảng 2 – 3 phút và khoảng thời gian còn lại luôn được bồng bế trên tay của ông bà, cha mẹ. Nếu thả bé nằm xuống, con sẽ khóc ngay, đó chính là hệ lụy của việc bế bé quá nhiều. Thậm chí, điều này sẽ còn tệ hơn khi bạn đi xe ô tô, bé sẽ bắt đầu gào khóc dữ dội nếu không được ngồi vào lòng bạn. 

Việc bạn vắng mặt khoảng 2 – 3 phút trong cuộc đời con sẽ khiến bé vô cùng lo lắng và đinh ninh rằng bạn sẽ không quay lại. Đó chính là tâm lý “lo lắng xa cách” trong giai đoạn đầu đời của trẻ. 

Điều này, nếu không sớm khắc phục sẽ khiến cả con và mẹ cảm thấy mệt mỏi vì bạn chẳng thể dành 24 tiếng ở suốt bên con, nhất là phải bế con khư khư trên tay. Bạn sẽ chẳng còn thời gian rảnh rỗi nào cho bản thân và sẽ vô tình khiến con càng dựa dẫm vào ba mẹ.

ba mẹ nên tập cho bé tự chơi đùa hơn là bế bé cả ngày

2. Cách khắc phục tình trạng “lo lắng xa cách” ở trẻ

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên kiên định và đặt bé nằm xuống nhưng vẫn tiếp tục nói chuyện với con. Và nếu bạn phải đi đâu ra khỏi phòng, nên nói to hơn để con có thể nghe thấy. Bạn cũng không được tiếp tục nói với con bằng giọng tội nghiệp nữa. Thay vào đó, bạn phải nói bằng giọng trấn an vui vẻ: “Đây đây, mẹ có đi đâu đâu”. Một khi con bắt đầu bình tĩnh lại, bạn có thể đánh lạc hướng bằng một món đồ chơi hoặc một bài hát hoặc bất cứ thứ gì có thể khiến con quên đi nỗi sợ.

Một gợi ý khác là đặt cho con một tấm thảm chơi, trong đó lần lượt để một số món đồ chơi yêu thích của con. Mẹ cũng phát hiện ra một món đồ chơi mới cho con, với các phím đàn piano và các nút bấm mà con sẽ thích. Những gì mới lạ có thể dễ dàng làm con sao nhãng. Và giờ, ngay cả khi không được mẹ bế lên, ít nhất bé cũng có thể bò lại gần mẹ hơn. Dần dần, nhịp chú ý của trẻ sẽ dài hơn, và khả năng chơi một mình của con cũng tốt hơn.

Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức chăm con hữu ích vì chắc chắn ông bố bà mẹ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn “lo lắng xa cách” của con. Nên hãy chuẩn bị tâm lí trước, ngay từ bây giờ để có cách chăm con hợp lý hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé, giúp bé ngủ ngoan hơn để san sẻ phần nào gánh nặng chăm sóc con của các bà mẹ bỉm sữa.

Cách trấn an bé khi đến phòng khám bệnh

Chắc hẳn sẽ có ít nhất 1 lần bạn dẫn con đến phòng khám và hầu hết trẻ sẽ khóc ngay khi vào đến cửa phòng của bác sỹ khoa nhi. Và ai có thể trách chúng cơ chứ! Chúng gắn nơi đó với việc bị lột trần trong căn phòng quá sáng và sau đó còn bị tiêm nữa.

Đừng trở thành một trong những bà mẹ cứ rối rít vỗ con với những lời có cánh, hoặc vịn tay chân bé để bác sĩ thăm khám. Mà thay vào đó hãy đọc bài viết này để tìm hiểu cách trấn an con trẻ khi dẫn các con đến phòng khám bệnh nhé! 

1. Những cách trấn an trẻ

• Cố gắng sắp xếp vài cuộc gặp trước lần tiêm chủng đầu tiên.

• Hãy thành thật: “Mẹ biết là con không thích ở đây, nhưng mẹ sẽ ở đây cùng với con.”

• Hãy hỏi y tá khi nào bác sỹ sẽ vào kiểm tra cho con bạn và vào phút cuối mới cởi quần áo của con. Hãy ôm con cho tới khi bác sỹ vào.

• Hãy đứng phía đằng đầu con và nói chuyện với con khi bác sỹ kiểm tra cho con.

• Nếu đến lúc phải tiêm, đừng nói: “Ôi, bác sỹ thật là xấu tính, con nhỉ?” Thay vào đó, hãy nói sự thật: “Chúng ta phải làm việc này vì không muốn con bị ốm.”

Đừng ngại đổi bác sỹ nếu bạn cảm thấy bác sỹ đối xử với con bạn như một đồ vật – không nói chuyện với con và cũng không giao tiếp bắng mắt với con.

ba mẹ nên trấn an khi trẻ khóc

2. Quan tâm cảm xúc của trẻ

Dù là dắt bé đi tiêm chủng hoặc bất kì trường hợp nào bạn muốn dỗ dành trẻ thì điều quan trọng nhất là lưu ý điều gì châm ngòi cho phản ứng tình cảm của con và điều gì khiến con dịu lại.

Đừng để trẻ khóc ngất lên hoặc nổi xung lên thì bạn mới vội vàng xoa dịu. Tuy nhiên, bài học quan trọng nhất là các bậc cha mẹ không thể đắm chìm theo cảm xúc của con. Bạn cần phải nhìn thông suốt và cần phải giải thích cho con, tránh tự mình lao vào bi kịch và chính bạn cũng trở nên kích động.

Thay vì gặp vào buổi chiều, bạn cũng có thể cân nhắc tới việc gặp gỡ bác sĩ hoặc tổ chức hoạt động nào đó cho trẻ vào buổi sáng, sau giờ ngủ ngắn buổi sáng – thời điểm mà trẻ đã được nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu bạn có thêm những hoạt động gặp gỡ cho con với những đứa trẻ khác thì tốt nhất nên 1 lần/ tuần vì 2 tuần là khá nhiều đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Những hoạt động vào buổi sáng ở công viên hoặc phòng tập thể dục sẽ khiến các bé có những cảm xúc tích cực và năng động hơn, nhất là những đứa bé nhút nhát sẽ có thể nhanh chóng hòa mình vào thế giới trẻ thơ với những đứa trẻ khác và bối cảnh đó sẽ giúp con tiêu bớt nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách nuôi con khoa học bằng những nguồn thực phẩm dồi dào các dưỡng chất. 

Chúc bé nhà bạn khỏe mạnh hơn!