Vì sao con thức giấc lúc nửa đêm?

Con thường thức giấc vào các giờ khác nhau mỗi đêm? Con đói hay vì bất kì 1 lý do nào khác. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời nhé!

1. Đi tìm nguyên nhân bé thức giấc

Hầu hết các trường hợp tỉnh giấc thất thường đều chứng tỏ rằng con bị đói. Nhưng cũng có 1 ít trường hợp không xuất phát từ nguyên nhân này. Nếu bạn không chắc chắn về các chu kỳ tỉnh giấc của con, hãy theo dõi trong vài đêm. Nhưng bạn cũng cần phải kiểm tra thêm những điều như: con có tăng cân đều không? Đây là vấn đề của các em bé trên 6 tuần tuổi mà bạn nên quan tâm đặc biệt. Không tăng cân có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ chưa được ăn đủ lượng mà trẻ cần, có thể là do mẹ không cung cấp đủ sữa cho con hoặc do con có vấn đề về khả năng bú mút.

2. Cách giúp bé ngủ ngon hơn

Nếu con bạn không tăng cân đều đặn, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ. Bạn cũng có thể thực hiện phương pháp đo sản lượng sữa để loại bỏ nguyên nhân sữa không đủ. Nếu con bạn nhai nhai đầu ti liên tục thì có thể là vì sữa tiết ra chậm.

ăn ngủ đầy đủ giúp bé phát triển

Vào khoảng 6 – 12 tuần, và sau đó còn rất nhiều thời điểm khác nhau nữa, con bạn có thể trải qua giai đoạn phát triển nhảy vọt này. Lượng ăn của con sẽ tăng lên trong vài ngày, và ngay cả khi con có thể ngủ liền mạch 5 hoặc 6 tiếng một lần một đêm thì con cũng sẽ đột nhiên thức giấc và đòi ăn.

Đây là thời điểm mà rất nhiều cha mẹ gặp phải rắc rối lần đầu tiên. Vì họ không nhận biết được con họ đang ở giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh, hoặc họ không biết phải làm gì trong trường hợp này nên họ đành bắt đầu cho con ăn đêm để tăng thêm lượng calo còn thiếu cho con trong cả ngày. Và khi họ bắt đầu cho con ăn đêm, họ cũng bắt đầu hình thành tư duy nuôi dạy ngẫu hứng, tùy tiện.

Quan trọng là hãy thật tỉnh táo khi nuôi dạy con. Hãy chú ý tới lượng ăn của con trong suốt cả ngày và đêm. Nếu con bú sữa công thức và con đều bú cạn bình trong mỗi cữ bú thì hãy cho con bú thêm. Ví dụ bé bú 5 cữ/ngày, mỗi cữ 125ml và bạn thấy con thức dậy vào ban đêm và bú hết 1 bình 125ml nữa. Tức là bé cán bú thêm 1 bình 125ml nữa vào ban ngày. Nhưng thay vì tăng thêm 1 cữ bú cho con thì hãy pha thêm 30ml sữa nữa vào mỗi bình của cả 5 cữ bú.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ba mẹ tích lũy thêm kinh nghiệm nuôi dạy con phát triển toàn diện. 

Làm gì khi trẻ thức giấc lúc nửa đêm?

Thói quen tỉnh giấc giữa đêm không chỉ là vấn đề riêng của người lớn mà còn xảy ra ở hầu hết trẻ em. Nhưng nhiều phụ huynh lại cuống cuồng lên vì chuyện hết sức bình thường này và có những hành động khiến hình thành thói quen không tốt cho trẻ. 

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Thói quen không tốt cho bé

Khác biệt của chúng ta so với các bé là khi chúng ta thức giấc lúc nửa đêm thì sau đó chúng ta trở mình và ngủ tiếp. Một số em bé cũng làm như vậy, nhưng số khác lại khóc toáng lên và cha mẹ liền vội vàng chạy tới. Đây chính là hành động của ba mẹ vô tình cổ vũ cho thói quen dậy đêm của trẻ.

Để xác định xem có phải trẻ tỉnh giấc theo thói quen hay không? Ba mẹ cần xác định xem con có hay dậy đêm vào cùng một giờ hay không và nếu trong 2 ngày liên tiếp con đều tỉnh giấc vào cùng một giờ tức là thói quen thức dậy đêm đang được hình thành. Nhiều khả năng bạn sẽ bước vào phòng con và sử dụng một vật hỗ trợ nào đó. Ví dụ như bạn sẽ đung đưa con hoặc cho con ti sữa. Điều đó có thể giúp con ngủ lại được, nhưng đó chỉ là một cách chữa cháy ngắn hạn, một loại băng vết thương tạm thời trong khi một giải pháp lâu dài mới là điều bạn cần tới.

giấc ngủ là quá trình quan trọng trong giai đoạn đầu của trẻ

2. Cách vỗ bé ngủ lại 

Chín phần mười trẻ thức giấc theo thói quen không cần ăn thêm (trừ khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh). Thay vào đó, hãy quấn lại chăn cho con, cho con ngậm ti giả để trấn an con nếu thấy cần thiết và hãy vỗ về con bằng phương pháp shù shù – vỗ lưng. 

Hạn chế tối đa những hoạt động kích thích trẻ, không đung đưa hay thay bỉm cho con trừ khi con tè quá nhiều hoặc con ị. Hãy vỗ về trẻ cho đến khi con đã ngủ yên. Bạn cũng nên dần dần tập cho bé bỏ thói quen dậy đêm. Như vậy, nếu bạn đã loại trừ được các nguyên nhân như con bị đau hay khó chịu và bạn cũng đã tăng lượng ăn ban ngày cũng như cho ti đêm thêm để con không dậy vì đói.

Hoạc có thể áp dụng kĩ thuật “đánh thức để ngủ” như sau: Thay vì nằm chờ đợi con thức giấc, bạn hãy đặt đồng hồ sớm hơn nửa tiếng so với thời gian con hay tỉnh và hãy đánh thức con dậy. Con có thể không tỉnh hẳn mà chỉ giật giật mắt, ọ ẹ và cựa quậy một chút giống người lớn bị làm phiền khi đang ngủ say.

Bạn hãy thực hiện kỹ thuật này 3 đêm liên tiếp, bạn sẽ thấy nó thực sự hiệu quả đến khó tin. Nhưng nếu không thành công, bạn cần kiểm tra lại các nguyên nhân khác. Phương pháp “đánh thức để ngủ” chỉ có hiệu quả nếu bạn đã loại trừ hết mọi nguyên nhân khác có thể xảy ra.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách nuôi con khoa học khác.

Phương pháp nuôi con đúng cách – Cha mẹ cần xem ngay

Chăm sóc trẻ nhỏ luôn luôn nảy sinh những vấn đề bất ngờ. Lúc này, chính cách xử lý qua loa của ba mẹ với mục đích muốn con thôi khóc ngay tức thì, lại vô tình hình thành những thói quen xấu cho trẻ.

Bài viết này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại những thói quen, hành động của ba mẹ vô tình gây nên những hệ lụy cho trẻ và cách khắc phục.

1. Những thói quen tai hại

Chẳng hạn như việc con thức giấc lúc nửa đêm và quấy khóc thay vì tìm hiểu nguyên nhân, ba mẹ lại vội vàng bế bé lên và cho con nằm lên giường ba mẹ để trông chờ con sẽ nín khóc. Trong những trường hợp này, cách xử lý của cha mẹ không gây tổn hại gì. Nhưng trong những năm tháng đầu đời của trẻ sau này thì cách nuôi dạy tùy tiện này sẽ dần gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Khi cha mẹ nói: “Con không để tôi…” hoặc “Con không chịu…”, thì thường có nghĩa là họ đã đánh mất quyền kiểm soát tình hình và phải xuôi theo con thay vì dẫn dắt con. 

nên tập cho con tính tự lập từ nhỏ

2. Cách khắc phục việc nuôi con tùy tiện

Nếu con bạn thức giấc và quấy khóc bạn nên xét trên nhiều yếu tố như: một đêm con tỉnh giấc bao nhiêu lần? Trẻ sơ sinh có nếp sinh hoạt cố định thường không tỉnh giấc quá 2 lần một đêm. Nếu cứ 1 hoặc thậm chí 2 tiếng con bạn lại tỉnh giấc một lần và nguyên nhân đói hay đau ở đâu đó đã được loại trừ thì nhiều khả năng lý do là bạn đã làm gì đó khiến thời gian ngủ đêm trở nên hấp dẫn với trẻ.

Đặc biệt là khi con bạn đã qua mốc 6 tuần, não bộ của con đã phát triển hơn và con đã bắt đầu biết liên kết sự việc. Vì thế, nếu bạn xử lý vấn đề tỉnh đêm của con theo một cách nhất định – chẳng hạn như cho con nằm lên giường của bạn thì con sẽ trông chờ điều đó xảy ra, và sẽ khóc lóc khi bạn không làm như vậy.

Cách tốt nhất là bạn không nên vào phòng con quá sớm để tránh quấy rầy hoặc rút ngắn giấc ngủ của con. Hãy chờ để con tự dỗ mình trước đã, vì có lẽ con sẽ ngủ lại ngay được. Thức dậy quá sớm vào buổi sáng cũng vậy. Sai lầm của cha mẹ là chạy vội vào bế con lên mà bất kể thời gian.

Bạn thật sự cần lắng nghe, đáp lại tiếng khóc của con, nhưng đừng vội lao vào và “giải cứu” cho con. Tất cả các em bé đều ọ ẹ khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ say; hãy tìm hiểu xem tiếng ọ ẹ đó của con bạn nghe như thế nào. Và khi con thức giấc vào lúc 5 hoặc 5 giờ 30 sáng, và bạn biết rằng con đói, lúc này hãy chuẩn bị sữa cho bé.

Tuy nhiên, cũng đừng để con thức quá lâu. Đến giờ dậy thực sự của con vào buổi sáng, bạn đừng hành động như thể bạn bỏ rơi thiên thần nhỏ của mình khi bước vào phòng con. Chỉ cần nói với con: “Nhìn em bé của mẹ kìa, tự nằm chơi một mình ngoan quá cơ.”

Nguyên nhân khiến trẻ không ngon miệng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không ngon miệng và sụt cân bất thường. Bài viết này sẽ gửi đến bạn một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ khiến những bữa ăn, những cữ bú sữa trở thành nỗi ám ảnh ở trẻ.

1. Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Khi con có thể có bất cứ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu sau đây như má đỏ, hăm tã, chảy dãi, gặm ngón tay và các dấu hiệu khác của hội chứng chảy mũi sau, sốt, nước tiểu đậm đặc. Khi đặt ti mẹ hoặc ti bình vào miệng con thì con sẽ đẩy ra ngay lập tức vì lợi con đau. Cảm giác ngon miệng của con có thể biến mất vì việc ăn rất khó chịu. Nếu chạm vào khu vực sắp lên răng, mẹ có thể cảm thấy cục sưng, hoặc nhìn thấy bị đỏ tấy lên.

2. Thời gian mọc răng

Mọc răng xảy ra trong các giai đoạn 3 ngày một – 3 ngày trước khi mọc răng, 3 ngày khi răng thực sự nhú lên khỏi lợi và 3 ngày sau khi răng lên. 3 ngày kinh khủng nhất là khi răng thực sự tách lợi để nhú lên.

3. Ba mẹ nên làm gì?

Hãy dùng thuốc giảm đau Motrin, theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, và làm tê lợi trẻ bằng thuốc mỡ Orajel dành cho trẻ em hoặc các loại thuốc mỡ bôi răng khác. Bạn có thể sử dụng những công cụ giúp con giảm khó chịu ở nướu lợi khi răng trồi lên như bánh vòng lạnh hoặc khăn lạnh để tủ đá,…

mọc răng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ

4. Quá trình phát triển của bé

Quá trình mọc răng chứng tỏ bé đã dần khôn lớn nên việc nghịch ngợm trong các bữa ăn cũng diễn ra thường xuyên hơn. Mẹ có khi phải đuổi theo con khắp cái bếp mới đút được cho con ăn, vì con không chịu ngồi yên, thậm chí còn không muốn thử tự bón ăn, hành động thả thức ăn xuống đất hoặc tự trét hoặc đổ lên đầu mình cũng diễn ra thường xuyên.

Khi con được học những kỹ năng mới trên bàn ăn thường cũng trùng đúng vào lúc con trải qua những kỳ phát triển vượt bậc về mặt thể chất. Nhiều bé có thể đi được ở giai đoạn này. Những bé chưa đi được thì ít nhất cũng đã biết bò và biết trèo. Và tất cả các con đều vô cùng tò mò. Vì thế, trong các hoạt động thú vị mà con ưu tiên và thích làm, thường không có hoạt động ăn uống.

Trong nhiều hộ gia đình có trẻ 1 hoặc 2 tuổi, giờ ăn là một thử thách, nếu không muốn nói là một thảm họa và là một đống bừa bộn hổ lốn. Những bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát con mình vào giờ ăn thường tìm đến tôi với bộn bề lo lắng. Những lo lắng này chính là sự phản chiếu một thực tế là con đang lớn lên, con trở nên độc lập, con có khả năng, và khi ở mốc gần 2 tuổi, con có ý thức cá nhân.

Trên thực tế, đôi khi, sự kháng cự của trẻ với một loại thức ăn cụ thể nào đó chỉ là nhu cầu được thử nghiệm về quyền kiểm soát của bản thân với cha mẹ và hoàn cảnh xung quanh chứ không phải là cảm giác thực đối với món thức ăn đó. Và tốt hơn cả trong những trường hợp như thế này là bố mẹ lùi bước và tránh một cuộc xung đột quyền lực. 

Trên đây là dấu hiệu khi trẻ mọc răng và những diễn biến tâm lý trong giai đoạn này của trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thông tin bổ ích giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc con hợp lý.

Vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ

Cha mẹ nào cũng muốn con mình là những đứa trẻ ngoan, nhưng không phải ai cũng biết cách biến mong muốn của mình thành hiện thực. Vậy, nguyên nhân do đâu? Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời ngay sau đây:

1. Vai trò của cha mẹ

Những đứa trẻ từ khi sinh ra, ban đầu hiển nhiên là khó đối phó hơn những trẻ khác, nhưng mọi trẻ em đều có thể làm tốt hơn khi có các bậc cha mẹ là người hiểu và chấp nhận bản tính tự nhiên của con, là người thiết kế lịch sinh hoạt và khi cần thiết, kỷ luật một cách phù hợp với bản tính đó. Tất nhiên cha mẹ như vậy là quá lý tưởng. Nhưng nhiều người khác lại không có khả năng hoặc không mong muốn nhận thấy được điều hiển hiện ngay trước mắt họ.

2. Mong muốn thiếu thiết thực

Ngay từ khi con chào đời nhiều cha mẹ bị choáng ngợp và mờ mắt bởi những kỳ vọng từ con. Hầu như tất cả các cha mẹ đang chờ đợi con ra đời, hay dự tính đón đứa con thứ hai hoặc thứ ba. Biểu hiện chung ở cha mẹ là đều tưởng tượng trước xem đứa trẻ đó như thế nào, và nó có thể làm được gì trong tương lai. Thường thì những tưởng tượng và kỳ vọng này chính là tấm gương phản chiếu về cha mẹ. Một vận động viên có thể tưởng tượng thấy con ở trên sân bóng hoặc đang đánh tennis với mình. Một luật sư danh tiếng sẽ nghĩ đến con thông minh như thế nào, sẽ theo học trường nào và những cuộc thảo luận tuyệt vời với con.

nuôi dạy trẻ là trách nhiệm của ba mẹ

Tuy nhiên, thực tế đứa con ngoài đời thực không mấy giống với những đứa trẻ mà cha mẹ vẫn tưởng tượng trong giấc mơ giữa ban ngày của họ. Họ có thể tưởng tượng ra một đứa trẻ đáng yêu như thiên thần, nhưng thực tế lại một “tiểu quỷ” hay mè nheo, quấy khóc, cáu gắt, hay phá bĩnh bữa tối và giấc ngủ của họ vào ban đêm. Trong những trường hợp đó, bạn phải nhớ rằng bạn đang có con, mà trẻ con thì phải khóc. Đó là cách duy nhất con có thể giao tiếp được. Ngay cả một bé ngoan cũng cần phải có thời gian để thích nghi, điều chỉnh và điều đó không thể xảy ra chỉ sau vài ngày.

Khi con bạn lớn hơn và một số đặc tính tình cảm nhất định trở nên rõ ràng hơn – cáu kỉnh, nhạy cảm, hăm hở – nó sẽ nhắc bạn nhớ về bản thân, hoặc về người bạn đời. Vì thế, giả sử bạn có một đứa bé năng động, nếu bạn là một người dám nghĩ dám làm, và thích những người tràn đầy năng lượng, bạn có thể sẽ khoe khoang con với mọi người. Nhưng nếu bạn hơi choáng ngợp, hoặc sợ hãi những đặc điểm tính cách đặc trưng của đứa bé năng động, thì chắc chắn bạn sẽ có phản ứng ngược lại. 

Tất nhiên, chúng ta chắc chắn sẽ thấy những đặc điểm gia đình tái xuất ở con cái chúng ta, nhưng chúng ta không thể đoán chắc được tương lai. Ngay cả khi con gợi nhớ về một phần của bản thân hay người bạn đời mà bạn không hề muốn nhìn thấy, hay của người họ hàng mà bạn không thích, bạn cũng không biết thực sự con sẽ trở thành người như thế nào. Con là một người hoàn toàn khác, với những ảnh hưởng hoàn toàn khác, và có một con đường của riêng con. Và quan trọng nhất là, nếu bạn hướng dẫn đứa bé năng động biết cách để kiểm soát cảm xúc và điều hướng năng lượng tuyệt vời của con, thì chưa chắc bé sẽ trở thành một tay đầu gấu chuyên bắt nạt các bạn.

Lắng nghe và thấu hiểu và chấp nhận tính cách của con sẽ khiến quá trình nuôi dạy con của ba mẹ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách nuôi con mang lại hiệu quả.

Lăng kính ăn uống của trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi

Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi, ba mẹ đã có thể nghĩ đến vấn đề ăn dặm cho con. Tuy nhiên, khi thay đổi chế độ ăn uống, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn đọc vị 1 vài vấn đề trong giai đoạn ăn dặm ở trẻ. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Con có vẻ đói hơn bình thường

Trừ khi con ốm hoặc mọc răng, ăn nhiều hơn ở mỗi bữa thường là dấu hiệu cho thấy thực đơn chỉ có sữa đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của con. Hàng ngày, một bé có cân nặng trung bình với độ tuổi từ 4 đến 6 tháng uống khoảng 960 ml đến 1.080 ml sữa. Các bé lớn và hiếu động, đặc biệt là các bé mà quá trình phát triển sinh lý diễn ra với tốc độ nhanh chóng, chỉ sữa thôi thì không đủ để giúp con duy trì được. 

Ở các em bé có cân nặng trung bình thì các bé mới bước vào giai đoạn “có vận động” chỉ từ mốc 5 tháng hoặc 6 tháng chứ không sớm hơn. Nhưng nếu con nặng hơn mức trung bình – chẳng hạn, 4 tháng mà nặng 7,2 hoặc 7,7 kg – mỗi lần ăn, con đã uống no căng, nhưng vẫn có vẻ muốn ăn thêm, thì đó có thể là lúc nghĩ đến việc cho con ăn dặm.

2. Con tỉnh dậy nửa đêm và tu một bình đầy

Nếu con dậy đêm và tu trọn vẹn một bình sữa, thì việc dậy đêm của con có thể là do đói. Nhưng bé 4 tháng tuổi không nên ăn lúc nửa đêm nữa, vì thế trước tiên mẹ cần thực hiện các bước để dừng việc ăn đêm này trước. Khi đã tăng lượng sữa con uống ban ngày, nếu con vẫn còn đói, thì đó có thể xem là dấu hiệu cho thấy con cần ăn dặm.

trẻ từ 4 - 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm

3. Con đã hết phản ứng đẩy lưỡi chưa?

Phản ứng đẩy lưỡi thể hiện rõ ràng khi con rúc tìm ti hoặc thè lưỡi để tìm thức ăn. Hành động này giúp con có thể bú được khi còn sơ sinh, nhưng đẩy lưỡi cản trở việc ăn thức ăn dặm. Để biết chắc con đang ở giai đoạn phát triển nào, hãy đút một chiếc thìa vào miệng con, và xem con làm gì. Nếu phản ứng đẩy lưỡi của con vẫn chưa biến mất, cái lưỡi nhỏ xinh của con sẽ tự động đẩy chiếc thìa ra. Ngay cả khi phản ứng này đã biến mất, bé vẫn cần thời gian để làm quen với việc ăn bằng thìa. Ban đầu, con có thể sẽ cố gắng mút chiếc thìa theo cách con mút núm vú.

4. Nhìn mẹ trong lúc mẹ ăn

Lúc mẹ đang ăn, con bạn có nhìn miệng mẹ như thể muốn nói: “Sao con không được ăn món đó?” không? Dù chỉ mới 4 tháng tuổi, nhiều em bé đã bắt đầu để ý đến người lớn ăn; hầu hết các bé sẽ như vậy khi được 6 tháng tuổi. Thậm chí, một số bé còn bắt chước hành động nhai của người lớn. Đó thường là thời điểm cha mẹ thực sự nghiêm túc cân nhắc những dấu hiệu đó và quyết định cho con một vài thìa thức ăn mềm.

5. Con có thể ngồi mà không cần đỡ chưa?

Bối cảnh tốt nhất là bé đã có thể kiểm soát tốt cổ và cơ lưng trước khi bắt đầu ăn dặm. Hãy bắt đầu bằng cách cho con ngồi ở ghế dành cho trẻ sơ sinh, sau đó chuyển sang ghế ăn dặm. Ngoài ra, khi con giơ tay với đồ và cho vào miệng chính là những dấu hiệu trẻ đã có thể ăn dặm.

Tham khảo thêm tại đây những thực phẩm phục vụ cho bé trong giai đoạn này!

Lời khuyên bổ ích giúp bé ăn dặm tốt hơn

Khi trẻ được 4 tháng, nhiều cha mẹ bắt đầu nghĩ đến việc tập cho con ăn dặm. Lúc này ăn dặm chỉ là vấn đề mở đầu trong quá trình chăm sóc trẻ sau này. Bài viết này sẽ giúp bạn phân tích rõ hơn về vấn đề ăn dặm của trẻ trong giai đoạn này. 

1. Những băn khoăn của các ba mẹ

Khi con từ 4 tháng tuổi trở đi, các bậc phụ huynh đã bắt đầu đặt ra những câu hỏi như:

– Khi nào nên bắt đầu cho con ăn dặm?
– Nên thử món ăn dặm nào?
– Làm cách nào để cho con nhai được?
– Đâu là cách đúng đắn để cho con ăn?

Hầu hết những băn khoăn này đều bắt nguồn từ thực tế: con đã sẵn sàng hay chưa. Trẻ sơ sinh bẩm sinh đã có phản ứng đẩy lưỡi giúp con ngậm chặt được núm vú và bú được. Khi bản năng của lưỡi biến mất, trong khoảng từ 4 đến 6 tháng, con sẽ ngừng phản ứng đẩy, lúc đó có thể nuốt được thức ăn đặc, mịn như rau quả nghiền. Ở các quốc gia khác, cha mẹ nhai và mớm thức ăn cho con khi tập ăn dặm. Hiện nay, có rất nhiều loại máy xay và thức ăn nghiền sẵn dành cho bé giúp cho việc ăn dặm trở nên đơn giản hơn.

Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi

2. Lời khuyên ăn dặm

Đôi khi, bác sỹ khoa nhi ủng hộ việc thêm bột ngũ cốc hay thức ăn làm đặc sữa vào trong khẩu phần cho trẻ bị trào ngược, với lập luận là thức ăn đặc và nặng dễ lưu trong dạ dày và khó trào ngược ra hơn. Trong những trường hợp đó, tôi thường khuyên các khách hàng tìm gặp chuyên gia về dạ dày – ruột, những người có thể xác định xem đường ruột của con đã đủ hoàn thiện để xử lý thức ăn dặm chưa. Nếu không, con sẽ bị táo bón và cha mẹ chỉ thay thế một vấn đề đường ruột này bằng một bệnh đường ruột khác mà thôi.

Con có thể chưa sẵn sàng ở mốc 4 tháng. Tốt nhất là chỉ bắt đầu tập cho con ăn dặm khi con được khoảng 6 tháng. Lý do rất đơn giản: trước đó, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện để có thể tiêu hóa đồ ăn ngoài. Hơn nữa, hầu hết trẻ đều chưa thể ngồi thẳng được, việc nuốt thức ăn khi ngồi dựa nghiêng người sẽ rất khó khăn đối với bé. Sự nhu động – quá trình sinh lý đẩy thức ăn xuống thực quản – thường hiệu quả hơn khi ngồi thẳng. Hãy cứ thử nghĩ về bản thân mình mà xem: nuốt một thìa bột khi đang ngồi và khi đang nằm, tư thế nào sẽ dễ ăn hơn. Thêm vào đó, dị ứng thường dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ, thế nên, tốt nhất là chọn giải pháp an toàn.

Tuy nhiên, việc nghĩ đến cho con ăn dặm khi con còn bé là điều hoàn toàn bình thường. Khi đó, cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu sẵn sàng của bé để bắt đầu ăn dặm.

Trong quá trình ăn dặm bạn vẫn hoàn toàn có thể cho con dùng thêm sữa công thức nhưng lúc này, sữa đóng vai trò như bữa ăn phụ, giúp con đầy đủ dưỡng chất hơn, chứ không còn là bữa ăn chính như trước nữa. 

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ!

Những hiểu lầm về giấc ngủ ở trẻ

Ngủ chính là lúc cơ thể bé phát triển và tăng trưởng một cách thầm lặng. Nhưng nếu bé thường xuyên thức giấc thì ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như tránh những trường hợp nhầm lẫn giữa việc bé thức vì đói và vì phát triển nhanh.

1. Nhận diện giai đoạn phát triển ở trẻ

Giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh có thể làm gián đoạn nếp đi ngủ của trẻ vào ban đêm, thời gian và chất lượng giấc ngủ đêm và ngủ ngày. Ngay cả khi ý thức được các giai đoạn phát triển nhảy vọt có thể diễn ra theo định kỳ, nhiều cha mẹ cũng bị nhầm lẫn giữa vấn đề mà tưởng chừng là về ngủ hay chứng ghét nằm nôi/cũi, thực ra đều là do vấn đề về ăn uống.

Con bạn gần 6 tuần tuổi và bắt đầu khóc lóc thảm thiết khi mẹ bế vào phòng ngủ và con cũng ăn thường xuyên hơn. Đó mới thực chất là những dấu hiệu phát triển nhảy vọt ở trẻ. Tiếng khóc của trẻ lúc này đang báo hiệu rằng: “Con không muốn đi ngủ. Con muốn ăn nữa. Hãy cho con ăn”. Nếu chưa được cho ăn, con sẽ bắt đầu liên hệ cơn đói với phòng ngủ.

Trẻ là những sinh vật ban sơ nhưng lại có thể học liên hệ các sự kiện rất nhanh. Nếu người lớn bị phạt bắt đi về phòng trước khi kịp ăn xong bữa tối, thì nhiều khả năng là bạn cũng không muốn bước chân vào căn phòng đó! Bạn sẽ coi đó là một nơi chả ra gì.

giai đoạn phát triển nhanh ở trẻ

2. Đáp ứng vấn đề của trẻ trong giai đoạn phát triển

Nếu con phản kháng bữa ăn khi ngủ (ăn trong mơ), cần đánh giá lại lượng ăn của con ban ngày như thế nào. Một bé 9 tuần tuổi, nặng 4.1 kg, không chịu ăn bữa ăn khi ngủ (ăn trong mơ) lúc 11 giờ đêm. Suốt nhiều tuần, mẹ cố gắng cho bé ăn lúc 5 giờ, 8 giờ tối và sau đó lại cố gắng cho con ăn lúc 11 giờ, có nghĩa là chỉ 3 tiếng sau.

Trong trường hợp này, cũng chẳng có gì ngạc nhiên nếu bé không đói lúc 11 giờ đêm. Nhưng sau đó, lúc 1 giờ sáng con lại tỉnh giấc vì đói. Bạn nên quyết định điều chỉnh các bữa ăn trước đó. Đầu tiên là chỉ cho con ti 60 ml vào lúc 5 giờ chiều, thay vì 210 ml như mọi khi, và đẩy bữa ăn lúc 8 giờ lên sớm hơn một tiếng – vào lúc 7 giờ, và cũng chỉ cho con ti 180 ml chứ không phải 240 ml như mọi khi.

Nói cách khác, bạn đã bớt tổng cộng 210 ml từ các bữa ăn chiều của con. Sau đó con được vận động (tắm) và đến sau khi được mát-xa, vỗ về và đặt vào giường, con đã khá mệt. Cha mẹ nên cho con ăn đêm lúc 11 giờ, có nghĩa là đã 4 tiếng kể từ bữa ăn tối của con và con sẽ ti được 240 ml vào lúc 11 giờ. Lúc đó, bởi con cần thêm thức ăn trong suốt cả ngày, nên mẹ tăng thêm 30 ml vào mỗi bình ban ngày. Từ đó, con đã có thể ngủ liền mạch từ lúc ăn đêm tới khi tỉnh dậy là 6 rưỡi sáng.

Với chia sẻ trên đây, mong rằng bạn sẽ tích lũy được thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thực phẩm hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

Có nên cho con ngậm ti giả?

Ti giả có lẽ là một vật hết sức quen thuộc với bé và cả ba mẹ. Một vật thần kì giúp chữa lửa những lúc bé khóc và giúp ba mẹ có thêm thời gian cho bản thân. Nhưng liệu sử dụng ti giả có phải là cách tốt nhất ngăn tiếng khóc của trẻ hay không? 

Hãy đọc bài viết sau để bạn có cái nhìn mới mẻ hơn về vật dụng này nhé!

1. Sự nhầm lẫn của ba mẹ

Khi con em đòi ăn cả đêm, có thể là do sự nhầm lẫn của ba mẹ giữa các tín hiệu đói với bản năng cần mút mát của trẻ. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ việc cha mẹ cho bé sử dụng ti giả nhằm trấn an con. Trong những trường hợp đó, cha mẹ nên ngừng sử dụng ti giả.

Tuy nhiên, hầu hết các em bé đều tự mút ti giả để tự đưa mình vào giấc ngủ và một khi đã ngủ say thì dù ti giả có rơi ra, thì trẻ vẫn tiếp tục ngủ ngon lành. Dùng ti giả khi trẻ thức dậy quá sớm ở giấc ngày hoặc trong đêm cũng là phương án hiệu quả để kiểm tra xem con có thực sự đói hay chỉ cần mút mát thôi.

không nên lạm dụng ti giả quá nhiều, hãy để trẻ phát triển tự nhiên khi cần thiết

2. Sử dụng ti giả hợp lý

Không bao giờ cho trẻ 4 tháng tuổi hoặc lớn hơn tập dùng ti giả nếu bé chưa từng ngậm trước đó. Tuy nhiên với những trẻ ít tuổi hơn thế thì cần thêm thời gian bú mút. Các con vẫn chưa thể tìm được ngón tay của mình, nên ngậm ti giả là cách duy nhất để tự trấn an bản thân.

Những phụ huynh phản đối việc sử dụng ti giả trong những tháng đầu đời của trẻ này thường rơi vào một tình cảnh rất khó khăn. Khi trẻ chỉ được phép mút mát ti bình, thì trẻ vừa bú không hiệu quả, lại vừa phải bú liên tục. Trẻ bú hời hợt như thế có nghĩa là con không dùng thời gian bú để ăn, mà chỉ để mút thôi.

Tương tự như vậy, khi trẻ cố gắng đi ngủ và tự trấn an bản thân, theo bản năng trẻ sẽ bắt đầu mút mát. Nhìn thì có vẻ như là con đói nhưng thực ra đó là cách con trấn an mình và đưa mình vào giấc ngủ. Hiểu sai tín hiệu của con, mẹ lại cho con bú mẹ hoặc bú bình. Tất nhiên là nó giúp trấn an con, nhưng con không ăn nhiều vì con thực sự không đói – con chỉ cần mút thôi.

Cả hai đều là ví dụ cho thấy cách nuôi dậy con tùy tiện sẽ gây ra hậu quả như thế nào. Trẻ được phép ăn hàng tiếng đồng hồ sẽ có thói quen ăn vặt. Và trẻ liên tục được ngậm núm ti để đi ngủ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ngực mẹ hoặc bình sữa mới có thể ngủ được.

Mong rằng bài viết này đã mang lại những kiến thức hữu ích cho ba mẹ, ngoài ra các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây một số thực phẩm giúp bé phát triển tốt về trí tuệ lẫn thể chất theo từng lứa tuổi phù hợp.

Các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Hầu hết thời gian của trẻ đều tập trung vào giấc ngủ vì quá trình trao đổi chất và phát triển sẽ diễn ra trong lúc các con ngủ. Nhưng trong thời kì sơ sinh, có nhiều vấn đề xoay quanh giấc ngủ của trẻ khiến không ít ba mẹ đau đầu.

Bài viết này sẽ đề cập một vài vấn đề thường gặp về giấc ngủ của con cũng như cách khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

1. Các vấn đề về ngủ giai đoạn đầu

Bạn có thể nhóm thành các nhóm: không muốn đi ngủ (bao gồm cả hành vi từ chối nằm nôi) hay không thể tự ngủ hoặc cả hai. Với những rắc rối về giấc ngủ trong mỗi trường hợp, bạn cần vạch ra một kế hoạch – một chuỗi các hành động giúp giải quyết vấn đề. Sự thật là, mỗi một lo lắng về giấc ngủ đều là duy nhất vì nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình và bản thân đứa trẻ, nên sẽ rất khó để có thể giải quyết được hết các trường hợp có thể xảy ra. Trên thực tế, nếu có một triệu em bé thì sẽ có một triệu kịch bản về ngủ khác nhau.

ngủ là quá trình giúp trẻ phát triển thể chất

2. Nguyên nhân

Dù ở bất cứ tuổi nào thì các vấn đề liên quan đến giấc ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân tạo thành. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi những sự kiện xảy ra vào ban đêm, mà còn cả vào ban ngày. Tính khí của trẻ và phản ứng của cha mẹ cũng có liên quan. Chẳng hạn, trẻ tỉnh dậy liên tục vào ban đêm có thể vì đã ngủ quá nhiều, ăn quá ít, hoặc có quá nhiều hoạt động vào ban ngày. Cùng lúc đó, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm cũng có thể là kết quả của cách nuôi dậy con tùy tiện.

Có lẽ người mẹ, vì không thể làm con ngừng khóc vào lúc 4 giờ sáng, đã cho con ti mẹ khi con tỉnh giấc. Hoặc cũng có thể là cô ấy đã bế con vào giường của mình và để cho con ngủ ở đó đến sáng. Dù con chỉ mới 4 tuần tuổi thôi, nhưng chẳng bao lâu sau con sẽ quen với nếp ngủ đặc biệt đó, và con sẽ mặc định cứ ngủ là phải có ti mẹ hoặc phải được nằm trên giường của bố mẹ.

Bạn cần đi tìm nguyên nhân để đánh giá hàng loạt các rắc rối ngủ khác nhau có khả năng xảy ra trong những tháng đầu, để bạn có thể tự giải quyết được vấn đề của bạn. (Hãy nhớ rằng rất nhiều trong số những vấn đề này sẽ còn tiếp tục xuất hiện ở trẻ lớn hơn, nhưng sẽ dễ giải quyết hơn nhiều khi con bạn chưa đạt đến mốc 4 tháng tuổi).

Hi vọng thông tin bổ sung này sẽ giúp bạn nhận ra điểm mà bạn đã rẽ trái khi bạn đáng lẽ phải tiếp tục tiến lên phía trước và hỗ trợ con mình có một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây một số phương pháp chăm con hiệu quả, giúp giấc ngủ của bé được sâu hơn và phát triển toàn diện hơn.