Giáo dục trẻ trong sự tín nhiệm

Nếu thiếu sự tín nhiệm đối với trẻ thì đó chưa phải là sự giáo dục tối ưu nhất. Vì sự tín nhiệm sẽ giúp trẻ vâng lời và sống có trách nhiệm hơn.

Nếu dùng võ lực để cưỡng bức con trẻ vâng lời cách mù quáng, thành người nhút nhát vì sợ, không chân thành bên trong, không có ý chí, không có tình nguyện, như vậy những cố gắng giáo dục sẽ biến thành vô ích. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lợi ích và cách giáo dục trẻ trong sự tín nhiệm nhé!

Lợi ích của việc tín nhiệm con trẻ

Khi được tín nhiệm, con trẻ tự nhiên tín nhiệm cha mẹ, người trên, không ngần ngại kể lể nỗi niềm như cởi cả cõi lòng. Con trẻ coi những lời nói của cha mẹ như điều lành, điều phải, không có sai suyển. Nó tín nhiệm dễ dàng, không cần phải thúc giục, khuyên răn hay van nài.

Con trẻ cũng cần người lớn tín nhiệm, lấy nó làm đà kích thích để tiến bước và thành công ước vọng. Con trẻ rất ghét những câu mắng gắt sỉ và: “Mày là đồ chó”, “mày không được bộ dạng gì”, “Mày sau này không ra trò trống gì”. Nó coi những lời này như chứng cớ không tin, không hiểu nó chút nào.

Cách giáo dục trẻ bằng sự tín nhiệm

Con trẻ lớn dần, cha mẹ phái biết giữ gìn tín nhiệm trong tâm hồn con trẻ. Con trẻ đi học, biết lý luận, biết phán đoán và suy nghĩ. Nó đã biết phân tách những cái thích hợp và không thích hợp, những cái nên theo và không nên theo. Khi đến tuổi thiếu niên, con trẻ có tính hay phê bình và xung khắc, nên sự tín nhiệm cũng bớt dần đi. Nếu không ý tứ, cha mẹ sẽ làm mất tín nhiệm, về sau lấy lại rất khó.

Bố mẹ nên phải tín nhiệm con trẻ

Muốn bảo toàn sự tín nhiệm, cần phải chân thật đối với con trẻ. Đừng kể cho trẻ nghe những tích chuyện gian ngoa quỷ quyệt, những chuyện bất tín bất phục, kẻo gây vào trí não non nớt cái ảnh hưởng bất thiện. Con trẻ sẽ tập đủ mọi thứ, có thể tập ăn ở xấc láo, bẳn gắt và bất tuân bất phục. Trong khi con trẻ bước sang tuổi thiếu niên, nhà giáo dục có phận sự giúp nó hiểu được tâm hồn và đường đi, luôn luôn kích thích đi đúng và ở đúng. Sự phát triển trí khôn không làm giảm bớt tín nhiệm, nhưng là tăng lên rất dễ.

Nhiều khi chúng ta không tín nhiệm con trẻ, vì một vài khi thấy nó nghịch ngợm, nó làm bậy, nó chạy nhảy lung tung. Chúng ta hãy chú trọng đến đức tính của nó. Chúng ta hãy nghe lời vị sáng lập hướng đạo: “Trong con người xấu nhất, ít ra có 5 phần trăm tốt”. Chúng ta hãy tin vào bản tính của trẻ, tâm hồn và thiện chí của trẻ, nhất là tin vào khả năng người lớn luôn luôn phù trợ nó, nâng đỡ nó tiến lên, đó là chúng ta tín nhiệm con trẻ.

Với những con trẻ vụng dại, chúng ta cứ mạnh dạn trao trách nhiệm cho nó, chúng ta tiếp tục tin nó, chúng ta đào tạo từ từ, khai trừ những nết hư của nó, tập cho nó những đức tính tốt, chúng ta sẽ tín nhiệm vào sự cố gắng của nó, để con người của nó can đảm tiến bước mà thành công.

Giáo dục trẻ trong sự tín nhiệm không chỉ là trách nhiệm của những người làm cha mẹ, mà còn là phương pháp giáo dục hữu ích để trẻ thật thành công trên con đường sự nghiệp sau này. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ tại đây.