Bí quyết cho bé ăn sữa chua một cách khoa học

Bên cạnh sữa thì các sản phẩm làm từ sữa cũng là nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào dành cho bé. Một trong số đó chính là sữa chua. 

Sữa chua là một thực phẩm lên men giàu giá trị dinh dưỡng và rất dễ ăn. Chính vì hương vị thơm ngon của nó mà sữa chua trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng mà các bé rất thích. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách cho con mình ăn sữa chua một cách hợp lý, để bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa chua thật hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những phương pháp ăn sữa chua một cách khoa học dành cho các bé, các bà mẹ hãy theo dõi nhé!

Không nên cho bé ăn quá nhiều sữa chua

Mặc dù chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng các bà mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua. Vì trong sữa chua có chứa nhiều các men lactic nên việc ăn sữa chua nhiều sẽ khiến các men này bị phân hủy, gây ra những phản ứng ngược, không tốt cho dạ dày của bé. Ngoài ra còn làm bé mất cảm giác thèm ăn, gây ra chán ăn và các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ. 

Các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn lượng sữa chua phù hợp với từng độ tuổi (nên cho bé ăn sữa chua từ 6 tháng tuổi trở lên) để bé hấp thu các chất dinh dưỡng được hiệu quả. Với các bé từ 6 đến 10 tháng tuổi thì chỉ cho bé ăn 1 đến 2 thìa nhỏ, tương đương với 50g/ngày. Khi bé đã được 1 tuổi thì tăng lượng sữa chua lên 80g/ngày. Và sau khi bé được 2 tuổi trở lên thì cho bé ăn 100g/ngày. Còn với các bé ở độ tuổi lớn hơn có thể cho ăn nhiều hơn, thông thường từ 1 đến 2 hộp, không được ăn quá nhiều nếu không sẽ gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa của bé. 

cho bé ăn sữa chua một cách khoa học

Nên cho bé ăn sữa chua vào buổi tối

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc ăn sữa chua vào buổi tối sẽ giúp bé hấp thu được lượng canxi có trong sữa chua một cách tốt nhất. Vì vậy các bà mẹ nên cho con ăn sữa chua sau bữa tối khoảng 30 phút hoặc 2 tiếng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên cho con ăn trước khi đi ngủ thì việc hấp thu canxi sẽ tối đa hơn. 

Khi bé đói không nên ăn sữa chua

Sữa chua không phải là thực phẩm chống đói hiệu quả dành cho bé. Nếu cho bé ăn sữa chua trong lúc bụng rỗng, đói thì lúc này dạ dày tiết ra một loại axit có thể làm phân hủy những vi khuẩn có lợi trong sữa chua, khiến cho tác dụng của sữa chua bị giảm đi phần nào. Vì vậy, tốt nhất các mẹ nên cho bé dùng sữa chua sau bữa cơm từ 1 đến 2 tiếng, đây sẽ là thời điểm thuận lợi để bé có thể hấp thu dinh dưỡng trong sữa chua thật hiệu quả. 

Nên kết hợp với các loại hoa quả tươi thay vì dùng sữa chua hoa quả có sẵn

Để tăng kích thích ngon miệng và hứng thú khi ăn cho bé thì các mẹ có thể bổ sung thêm các loại trái cây tươi vào sữa chua. Điều này sẽ giúp bé đỡ bị ngán và bổ sung thêm cho bé nhiều chất dinh dưỡng khác từ trái cây như vitamin, khoáng chất… 

Các mẹ nên cho bé ăn sữa chua nguyên chất thay vì sữa chua hoa quả có sẵn, vì những hoa quả đó đã được qua xử lý, chế biến và có chất bảo quản nên giá trị dinh dưỡng trong đó sẽ giảm đi nhiều. 

Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua kết hợp với các loại bánh mì, bánh quy… để tăng sự hấp dẫn và các giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. 

Có thể cho bé dùng sữa chua do chính các mẹ làm

Hiện nay trên thị trường có rất loại sữa chua khác nhau, đem đến nhiều lựa chọn cho các bà mẹ. Các loại sữa chua này đều được sản xuất bởi những nhãn hàng sữa nổi tiếng như: “cha đẻ” của các dòng sữa bột Dielac Alpha, Dielac Optimum – Vinamilk; nhãn hiệu quen thuộc Cô gái Hà Lan, hay là những nhãn hiệu mới như TH True Milk..vv.. mà tuỳ thuộc vào sở thích và khẩu vị của mình, cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho con.

Nguyên nhân và triệu chứng khi bé bị dị ứng sữa công thức

Sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng hấp thu được sữa, nếu bé có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng sữa thì bé đã bị dị ứng sữa rồi đấy!

Khi sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé thì các mẹ thường bổ sung cho bé bằng sữa công thức. Chính vì sự thay đổi này nên nhiều bé không thể hấp thụ được, dẫn đến tình trạng dị ứng sữa. Vậy dị ứng sữa là gì và nên làm thế nào khi bé bị dị ứng sữa? Các bậc cha mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Dị ứng sữa là gì? Tại sao bé bị dị ứng với sữa?

Dị ứng sữa là sự “tấn công” của hệ miễn dịch cơ thể lên các tế bào protein có trong sữa. Điều này tức có nghĩa là cơ thể của bé sẽ không hấp thụ được protein và gây ra những phản ứng, được gọi là dị ứng. Tùy vào những triệu chứng của dị ứng mà chúng ta có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của phản ứng. 

Di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bé có bị dị ứng sữa hay không. Nếu cha mẹ của bé có dấu hiệu bị dị ứng sữa thì có khoảng 50-80% trẻ có nguy cơ sẽ bị tương tự như cha mẹ.  

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng với sữa

Việc sử dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ không phải lúc nào cũng an toàn. Khi cho bé dùng sữa công thức và phát hiện những dấu hiệu kèm theo sau đây, tức là con bạn đã bị dị ứng với sữa.

1. Tiêu chảy: Ở trẻ sơ sinh, tiêu chảy thường rất dễ xảy ra. nhưng nếu tiêu chảy kéo dài kèm theo phân có máu thì lúc này bé đã bị dị ứng sữa nghiêm trọng.

2. Nôn trớ: Đây là dấu hiệu bình thường đối với trẻ sơ sinh, nhưng nếu nôn ngay cả lúc chưa ăn và nôn nhiều lần gì thì chắc chắc là dấu hiệu của dị ứng. 

3. Phát ban: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát ban thì dị ứng sữa là một trong những nguyên nhân đó. Phát ban, đi cùng với những triệu chứng khác cho thấy rằng bé đã bị dị ứng sữa rất nặng. 

4. Trẻ quấy khóc: Dấu hiệu này có thể là bình thường đối với bất kì đứa trẻ sơ sinh nào. Tuy nhiên nếu bé khóc nhiều mà không biết lý do là gì thì có thể nguyên nhân là do bé bị đau bao tử. Điều này thường gây ra bởi việc dị ứng tế bào protein trong sữa bột.

5. Hệ thống hô hấp có những dấu hiệu bất thường: Khi bé có những triệu chứng như thở khò khè, khó thở, trong mũi và cổ họng có dịch nhầy có nghĩa là cơ thể trẻ đang phản ứng lại với protein trong sữa. 

6. Không tăng cân: Việc trẻ bị dị ứng sữa sẽ dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Việc trẻ bị tiêu chảy và nôn quá nhiều khiến bé mất nước, thiếu năng lượng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Trẻ bị dị ứng sưa

Trẻ bị dị ứng sữa – cha mẹ phải làm thế nào? 

Khi phát hiện những dấu hiệu trên thì các bà mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất.

Nếu xác nhận nguyên nhân là do dị ứng với protein trong sữa thì các mẹ bên ngưng cho bé sử dụng sữa công thức, hoặc các sản phẩm từ sữa khoảng 1 tuần, sau đó cho bé ăn lại xem có vấn đề gì không. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. 

 Để tránh việc bé bị dị ứng sữa thì cách đảm bảo nhất là vẫn cho bé bú sữa mẹ. Trong những trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng sữa công thức thì các mẹ nên lựa chọn những loại sữa công thức đã qua xử lý protein hoặc những loại sữa có chứa amino axit (đơn vị cơ bản tạo nên protein ở dạng đơn giản nhất) để đảm bảo an toàn cho bé. 

Với nhu cầu sử dụng sữa như hiện nay thì việc các nhãn hàng tung ra nhiều loại sữa khác nhau cũng không có gì lạ. Điều này khiến cho các bà mẹ rất hoang mang và dễ chọn phải những loại sữa không phù hợp với bé, dễ gây ra việc dị ứng sữa. Ví như hãng sữa nổi tiếng Vinamilk có rất nhiều loại sữa từ sữa bột đến sữa tươi, từ lứa tuổi này đến lứa tuổi khác như: Dielac Alpha, Optimum Gold, Optimum step 1, 2, 3, Diealac grow… khiến cho các bà mẹ đặt ra nhiều câu hỏi như dòng sữa này có tốt cho bé không? Bé uống sản phẩm sữa nào là tốt nhất? Chọn loại sữa nào thì phù hợp cho bé? Do đó, các bà mẹ nên tìm hiểu kĩ trước khi mua, nếu sợ bé dị ứng sữa thì tốt nhất các bà mẹ nên hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để có thể chọn ra những loại sữa tốt nhất cho sự phát triển của bé.  

Chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

0 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của bé. Vì vậy mà các mẹ cần phải chăm sóc bé đúng cách để bé có thể phát triển toàn diện nhất. 

Hệ tiêu hóa của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi vẫn còn yếu, và là giai đoạn trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ hoặc kết hợp thêm các loại sữa bột trên thị trường nên việc hấp thụ các thức ăn khác ngoài là điều rất khó. Vì vậy để tránh những trường hợp gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa, đảm bảo một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì các mẹ nên biết cách chăm sóc hệ tiêu hóa của bé trong từng giai đoạn lứa tuổi đúng cách theo những gợi ý sau đây.

Giai đoạn trẻ 1 đến 3 tháng tuổi – Chỉ cần sữa mẹ là đủ 

Giai đoạn đầu đời này, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cần uống thêm nước. Bên cạnh đó mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng; mẹ có thể tắm nắng cho bé 1 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát để bé hấp thụ vitamin được tốt nhất mà không hại cho da bé. 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong việc cho bé bú, không nên cho bé bú quá nhiều vì dạ dày bé còn yếu, lượng chứa cũng ít nên dễ dẫn tới tình trạng nôn trớ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sang tháng thứ 2, thứ 3 thì mẹ nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày cho bé. 

Các mẹ cũng cần theo dõi việc đi ngoài của bé, nếu có những dấu hiệu bất thường thì cũng cần đi đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Giai đoạn trẻ được 4 đến 5 tháng tuổi – Hệ tiêu hóa phát triển hơn nhưng bú sữa mẹ vẫn là chính.

Khoảng 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu tiết ra một loại enzim mới có tên là amylase; loại enzim này rất cần thiết cho việc hấp thụ bột ăn dặm. Tuy nhiên trong giai đoạn này, vẫn cho bé bú sữa mẹ, bên cạnh đó, sau khi bú sữa mẹ xong có thể cho bé uống vài ngụm nước tráng miệng, chỉ một lượng nhỏ thôi để tránh việc bé bị no và lười bú. 

Chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi – Bước đầu làm quen với việc ăn dặm

Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã bước lên một bậc. Lúc này mẹ đừng vội cho bé cai sữa mà nên kết hợp việc uống sữa với làm quen một số các nguồn dinh dưỡng mới ngoài sữa mẹ, cho bé ăn từ từ, từng chút một , không nên đột ngột cho bé ăn nhiều. Hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để có thể quen dần với thức ăn mới.

Hiện nay bên ngoài thị trường còn có rất nhiều thực phẩm dành cho trẻ 0 đến 6 tháng tuổi. Những loại thực phẩm này đều chứa những thành phần giá trị dinh dưỡng rất cao,  bổ sung cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này như là bột ăn dặm, sữa công thức. Tuy nhiên các mẹ cũng nên lựa chọn kĩ sản phẩm để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Một số nhãn hàng mà các mẹ bỉm sữa có thể yên tâm tin dùng như: bột ăn dặm của Nutifood, Vinamilk, Hipp; các loại sữa công thức tốt như Friso, Similac, Dielac Optimum step 1 của thương hiệu Vinamilk,…

Việc bắt đầu cai sữa và chuyển sang các thức ăn khác nên bắt đầu khi bé được 12 tháng. Vì vậy việc tập ăn cho bé ở tháng thứ 6 này sẽ giúp bé quen dần và có thể hấp thụ dễ dàng khi chính thức cai sữa. 

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé thì các mẹ cần phải chăm sóc bé đầy đủ và cẩn thận. Cần phải theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên, nếu có những dấu hiệu cơ thể không tốt thì các mẹ nên đứa con đi gặp bác sĩ để được điều trị. 

Chế độ dinh dưỡng của bé sau khi cai sữa

Giai đoạn cai sữa là giai đoạn quan trọng quyết định sự phát triển của bé. Nếu các mẹ không có chế độ chăm sóc phù hợp và đúng cách thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng. 

Khi cai sữa, trẻ cần làm quen với chế độ ăn và các loại sữa bột thay thế mới. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng để bé có thể phát triển một cách tốt nhất. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý cho các mẹ trong việc cai sữa cho bé, các mẹ hãy theo dõi nhé!

Thời điểm cai sữa cho bé

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho sự phát triển của bé mà không thực phẩm nào có thể thay thế được. Vì vậy, trong 6 tháng đầu nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, trừ một số bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, hoặc khi mẹ không đủ sữa thì mới cần bổ sung các loại thực phẩm khác như bột ăn dặm, sữa công thức; còn lại đa số các bé chỉ cần bú sữa mẹ trong giai đoạn này là đủ.

Sau 6 tháng đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bắt đầu tăng lên, lúc này các mẹ nên tập cho bé ăn dặm. Đến tháng 12 thì các mẹ có thể sẵn sàng việc cai sữa cho con, tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì giai đoạn tốt nhất cho trẻ cai sữa đó là khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.

Việc cai sữa cần diễn ra từ từ để bé có thể quen dần với dinh dưỡng mới, tránh tình trạng cai sữa đột ngột sẽ dễ khiến bé sợ ăn và biếng ăn. Có thể cho bé tập ăn dần kết hợp với bú sữa mẹ, cần tăng lượng bữa ăn lên và giảm số lần bú sữa mẹ lại.

Chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi cai sữa  

Chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi cai sữa

Sau khi cai sữa, việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng tuyệt đối cho trẻ là điều rất quan trọng vì giai đoạn này bé vừa bị mất đi nguồn dinh dưỡng cao là sữa mẹ, nếu không chú trọng chăm sóc bé thì bé rất dễ bị suy sinh dưỡng. Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé, thì các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Trong khẩu phần ăn của bé phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ, các loại vitamin, tinh bột, chất đạm, chất béo. Các mẹ nên chú trọng vào các loại thực phẩm thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng để bé dễ ăn, dễ hấp thụ hơn.

– Nên cho bé ăn một ít, từ từ; và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để bé không bị ngán. Giúp cho trẻ làm quen với thức ăn mới và tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra. Không nên ép trẻ vì như vậy sẽ khiến bé có tâm lý sợ ăn, dễ nôn, gây cảm giác khó chịu và lâu dần sẽ khiến bé trở nên biếng ăn. 

– Cần chế biến kĩ thực phẩm và nấu mềm, xay nhuyễn thức ăn để trẻ có thể tiêu hóa tốt hơn vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu. Nếu cho trẻ ăn những loại thức ăn quá cứng thì sẽ khiến việc tiêu hóa của trẻ khó khăn hơn và có thể gây ra những nguy hiểm cho trẻ. 

– Các mẹ nên thay đổi thực đơn mỗi ngày cho bé và bổ sung nhiều món ăn để tạo cho bé hứng thú và cũng đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. 

– Một số loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà các mẹ nên bổ sung cho bé như: 

+ Rau xanh, bí đỏ: đây là hai loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bé như các loại vitamin A, B1, B12.., chất xơ… 

+ Thịt nạc: mẹ có thể kết hợp chế biến rau với thịt nạc để bổ sung chất đạm cho bé và giúp bữa ăn của bé tăng hương vị hơn. Các mẹ cũng cần xay nhuyễn thịt nạc để bé dễ hấp thụ. 

+ Trứng: bổ sung cho bé protein rất tốt cho sự phát triển của bé. Các mẹ nên chế biến trứng thật kĩ để tránh tình trạng bé bị ngộ độc hay dị ứng. 

+ Mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sữa công thức hay sữa bò thay thế cho sữa mẹ để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ các loại sữa trên thị trường hiện nay để có thể chọn ra loại sữa phù hợp với bé. Một số loại sữa công thức mà mẹ có thể tin dùng như: Similac, Friso, Dielac Optimum của Vinamilk,… Những loại sữa này đều có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung và giúp bé phát triển toàn diện như: canxi, sắt, axit folic, DHA…

+ Mẹ cũng có thể bổ sung cho bé bằng các thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… để thực đơn của bé thêm đa dạng hơn, tạo hứng thú và sự kích thích ăn cho bé. 

Thời điểm cai sữa là thời điểm quan trọng quyết định sự phát triển của bé. Những lưu ý trên sẽ giúp các mẹ giải quyết phần nào những lo lắng của mình khi bé bước vào giai đoạn cai sữa. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để có thể cho bé cai sữa đúng cách và hiệu quả, nếu đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thì bé sẽ phát triển rất khỏe mạnh.

Các kiến thức cần biết khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì những ông bố bà mẹ luôn đứng trước nhiều sự lựa chọn khó khăn như cho bé ăn bột mặn hay bột ngọt trước, nên mua hay nấu bột ăn dặm cho bé khi mới tập ăn, bao giờ thì cho bé ăn dặm.

Do đó để các ông bố bà mẹ tự tin hơn khi cho bé ăn dặm thì bài viết này có một số chia sẻ sau

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm

Các chuyên gia khuyến cáo thời gian tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là khi con đạt 6 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có những trẻ được khuyên cho ăn dặm sớm hơn hay ngay khi trẻ đã sẵn sàng ăn dặm. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như đưa tay lên miệng mút, chép miệng khi nhìn thấy bạn ăn, ngủ không yên giấc, những động tác thể hiện sự thích thú khi ăn. Tất cả cho thấy con bạn đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm.

Cho bé ăn dặm sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên có những bé khi 4 tháng tuổi khi mà sữa mẹ và sữa công thức không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và trẻ có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm thì việc cho trẻ ăn dặm vẫn là cần thiết. Vì vậy mà mẹ nên quyết định và lựa chọn thời điểm thích hợp nhất đối với con mình.

chon bot an dam nao tot nhat cho be

Lựa chọn giữa bột mặn và bột ngọt.

Bột ăn dặm nào tốt cho bé ? Thực ra cả bột ngọt và bột mặn đều có thành phần dinh dưỡng như nhau và chỉ khác nhau về mùi vị mà thôi. Bột ngọt có nguồn gốc chất đạm từ sữa, có thể thêm một số ngũ cốc, rau quả nhưng hương vị chính vẫn là sữa. Còn bột mặn thì chất đạm không lấy từ sữa mà từ các thực phẩm như thịt, cá, tôm,…bổ sung thêm các loại rau củ quả để đa dạng hương vị. Vì vậy về cơ bản, bột ngọt và bột mặn đều tốt như nhau, mẹ có thể cho bé ăn loại bột nào cũng được miễn sao là phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Nên mua hay nấu bột ăn dặm cho bé khi mới tập ăn.

Vào những ngày đầu tiên của giai đoạn ăn dặm, chúng tôi khuyên bạn nên mua bột ăn dặm cho trẻ. Điều này đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng bé cần cũng như sự phối hợp hợp lí các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn.

Khi mới bắt đầu tập ăn, bé ăn một lượng rất ít nhưng nhu cầu cơ thể thì luôn luôn đòi hỏi đầy đủ dưỡng chất. Vì vậy việc nấu một món ăn dặm mà bé có thể ăn được, lại cần phải cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng dù bé ăn rất ít là rất khó. Hơn nữa các yếu tố về khẩu vị, nêm nếm, cách nấu cũng cần có những đòi hỏi nghiêm ngặt, vì vừa không những làm mất dưỡng chất mà còn có thể làm trẻ chán và sợ ăn thôi.

Tuy nhiên, những món bột mẹ mua trên thị trường chỉ thích hợp vào những tuần ăn đầu tiên, cho nên về lâu dài thì những món mẹ nấu mới thật sự là tốt nhất cho trẻ. Chú ý khi chọn mua những loại bột ăn dặm là mẹ nên lựa chọn những thương hiệu uy tín để mang đến cho trẻ bữa ăn tốt nhất.

Cách làm món tôm hấp trứng cút – thịt xông khói

Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ sung nhiều canxi giúp xương cứng cáp, ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ.

Do đó, các bạn hãy cùng tham khảo một món ăn lạ miệng được làm làm từ tôm được chia sẻ ngay sau đây để nấu cho con yêu và cả nhà thưởng thức nhé.

Nguyên liệu:

– Thịt xông khói: 30g

– Thịt nạc thăn heo: 150g

– Tôm: 100g

– Trứng cút: 6 quả

– Cải ngọt: 1 bó

– Nước dùng: 150ml

– Rượu: 5ml

– Dầu hào: 5ml

– Tiêu, hành lá, muối, tỏi, gừng, nước tương

– Khuôn nhôm tròn nhỏ: 6 khuôn

Thực hiện:

Tôm mua về lột vỏ, bỏ đầu, giữ lại đuôi, chẻ lưng lấy chỉ đen, rửa sạch, để ráo, bằm nhuyễn.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch cắt sợi.

Cải ngọt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

Ướp tôm với 5ml rượu, hành lá, gừng, tiêu, muối, trộn đều, để khoảng 20 phút cho tôm thấm gia vị.

Thịt xông khói cắt nhỏ trộn chung với thịt heo bằm, ướp tiêu và muối, một chút nước tương với 5ml dầu hào, trộn đều, để 15 phút cho thịt thấm gia vị.

Cho tôm vào khuôn bánh, chia phần đuôi lên, cho thịt bằm lên trên, mướt phần mặt cho mịn rồi nhấn nhẹ phần giữa thịt, đập một 1 quả trứng cút lên trên phần lõm đó.

Bỏ tất cả các khuôn vào hấp cách thủy bằng nước dùng, như vậy món ăn sẽ ngọt và thơm hơn.

Trong thời gian chờ tôm chín, luộc sơ rau cải. Sau đó bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, làm nóng, phi thơm tỏi, cho rau cải ngọt vào xào, nêm nếm vừa ăn.

Cho rau xào ra đĩa. Tôm thịt hấp đã chín, lấy ra khỏi khuôn cho lên đĩa rau xào.

Hơi mất thời gian một chút nhưng món ăn đẹp mắt, thơm ngon lại bổ dưỡng này sẽ khiến trẻ thích thú.

Tôm hấp trứng cút thơm ngon phù  hợp với việc  ăn dặm cho bé

Dinh dưỡng:

Thịt xông khói là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Thịt xông khói có màu đỏ tươi và có thể có nhiều kích cỡ, thịt phải bao gồm cả da heo dính kèm, khi chế biến có thể ướp thêm muối. Ở Việt Nam, thịt hun khói thường được dùng làm thức ăn kẹp vào bánh mì hoặc bánh sandwich và dùng cho bữa ăn sáng.

Thịt xông khói là một trong những loại thịt giàu chất dinh dưỡng nhất, với hàm lượng vitamin, khoáng chất bao gồm: B6, B12, niacin, thiamine, riboflavin, sắt, ma-giê, kali và kẽm đều ở mức khá cao. Việc thêm thịt xông khói vào thực đơn trong một đến hai bữa ăn mỗi tuần có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, với những người không ăn cá, thịt xông khói chính là nguồn thực phẩm thay thể lý tưởng nhất để cung cấp axit béo omega-3.

Đây là món ăn dặm cho bé từ 18 đến 24 tháng tuổi rất tốt vì bổ sung can-xi giúp trẻ phát triển chiều cao, món tôm trứng lạ miệng lại hấp dẫn, ngon mắt sẽ khiến cho trẻ hứng thú với bữa ăn hơn.

 

Khi nào mẹ nên uống sữa bầu, khi nào không?

Bạn đang có suy nghĩ nên hay không nên uống sữa bầu thì câu trả lời sẽ là tùy thuộc vào thể trạng của bạn mà dẫn đến quyết định mẹ có cần uống sữa bầu hay không.

Bạn có thể tham khảo những thông tin bên dưới để biết bản thân có cần phải uống hay không và những lưu ý khi chọn mua sữa bầu. 

Khi nào thì nên uống sữa bầu

Đối với những bà mẹ mang thai có thể trạng yếu kém, thiếu máu, thiếu năng lượng hoặc quá gầy, bình thường ăn uống không tốt thì việc dùng sữa bà bầu là cần thiết, những thành phần dinh dưỡng trong sữa bầu cung cấp dưỡng chất cho mẹ, con sẽ được hấp thụ đầy đủ các nguyên tố vi lượng hơn. Trong trường hợp sữa bầu khó uống có thể uống sữa tươi, sữa đậu nành kết hợp với ăn uống đa dạng, hoặc có thể bổ sung viên đa vi chất dành cho bà bầu.

Những người có tình trạng dinh dưỡng bình thường thì không nhất thiết phải uống sữa bầu, bạn có thể uống để bổ sung thêm tùy theo điều kiện kinh tế và khả năng chăm sóc của gia đình. Nếu không chọn sữa bầu, bạn có thể uống sữa tươi, sữa dậu nành, sữa bột bình thường, ăn đa dạng các loại thực phẩm là cũng đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho con rồi.

Tùy theo thể trạng mà mẹ có thể quyết định có nên uống sữa bầu hay không

Cuối cùng là tình trạng mang bầu nhưng lại đang bị thừa cân/ béo phì hoặc là người dễ tăng cân, hấp thu chất dinh dưỡng quá nhanh thì không nên uống sữa bầu mà phải uống sữa không đường ít béo, ăn giảm tinh bột ( không phải cắt bỏ hoàn toàn tinh bột) ăn nhiều rau xanh và bổ sung thêm viên thuốc đa vi chất.

Những đứa trẻ sinh ra cân nặng quá cao ( trên 3,5kg) tuy nhìn rất khỏe mạnh nhưng thực chất những em bé này có nguy cơ bị thừa cân béo phì khi trưởng thành, hạ đường huyết sau khi sinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt,…

Vì vậy, trẻ sơ sinh thừa cân cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng. Đó cũng là lý do mẹ không nên uống sữa bầu vượt mức tiêu chuẩn cho phép, uống quá nhiều không những không tốt mà còn gây hại.

Lưu ý khi chọn mua sữa bầu

Thị trường sữa bầu hiện nay vô cùng đa dạng, có rất nhiều thương hiệu, mùi vị và giá tiền phù hợp với nhiều tầng lớp gia đình khác nhau. Rất khó để nói sữa bầu nào tốt hơn, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau khi chọn mua sữa.

Mẹ nên kiểm tra kĩ thành phần và hạn sử dụng trước khi mua

1.Kiểm tra thành phần:

Bất kỳ sản phẩm nào, không riêng gì sữa bầu, mẹ đều phải xem qua về thành phần có ở trong  thực phẩm đó. Chắc chắn rằng những thành phần trong sữa sẽ không gây dị ứng và cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng hiện tại.

Mẹ nên ưu tiên những loại sữa chứa các dưỡng chất tốt cho sự phát triển thần kinh, thị giác cũng như hệ xương của thai nhi như can-xi, sắt, omega-3, a-xít folic… Hạn sử dụng cũng là thông tin mẹ cần lưu ý.

2.Kiểm tra nguồn gốc:

Ưu tiên nhãn hiệu  phổ biến, được nhiều người tin dùng. Tốt nhất nên mua tại đại lý hoặc nơi phân phối chính thức để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngoài ra, mẹ cũng nên xem kỹ về hạn sử dụng, tránh mua hàng cận date, uống sẽ không tốt.

Sữa bầu tốt nhưng cũng chỉ nên uống có liều lượng, ngoài ra, mẹ cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt ngủ nghỉ một cách khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé một cách tốt nhất.

Những điều cha mẹ nên biết trước khi cho bé ăn dặm

Nhiều phụ huynh thắc mắc: Liệu có một phương pháp ăn dặm tối ưu cho tất cả bé? Câu trả lời từ nhiều chuyên gia là chưa có và sẽ không bao giờ có. Mỗi bé là khác nhau.

Những hướng dẫn ăn dặm chỉ mang tính tham khảo và hướng dẫn cha mẹ theo khoa học, thậm chí liều lượng chỉ là mức trung bình. Nhiều bé cần điều chỉnh cho phù hợp. Hơn nữa, hoàn cảnh gia đình, mức sống cũng sẽ ảnh hưởng đến phương pháp ăn dặm.

Khi nào nên chuẩn bị ăn dặm cho bé?

Các chuyên gia dinh dưỡng Anh khuyên: cha mẹ nên dành ít nhất 2 tuần tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay như:

*Phương pháp ăn dặm 3 DAY WAIT
*Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
*Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW)
*Phương pháp ăn dặm đút muỗng truyền thống 

Cha mẹ nên nắm rõ nguyên tắc của mỗi phương pháp ăn dặm và hiểu rõ cách thực hiện, lượng ăn từng tuần.

Trẻ em Châu Á có thể ăn dặm từ tháng thứ mấy?

Như hướng dẫn lâm sàng của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh, các bé Châu Á nói chung, kể cả bé Nhật và Việt Nam thích hợp ăn dặm khi bắt đầu 5 THÁNG 15 NGÀY (Theo Báo cáo của GS.BS.Inoue và Hướng dẫn Ăn dặm của Bộ Y Tế Nhật)

Những dụng cụ cần chuẩn bị khi cho trẻ ăn dặm

1. Thớt riêng để làm đồ ăn cho bé. Những nghiên cứu cho thấy: sử dụng thớt chung với gia đình, các bé dưới 1 tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa do tạp khuẩn như đi phần nhầy, hay có ga, tiêu chảy hoặc táo bón.

2. Đồ rây và nghiền, có thể dùng cối và chày gỗ hoặc xứ

3. Khay đá có nắp, dung tích 1 ô là 40-60ml. Nên có khay thịt, rau củ, cá, gà, cháo riêng. Điều này rất tiện khi trữ đông.

4. Nước rửa tay diệt khuẩn và nước lau nhà bếp diệt khuẩn. 
Rửa tay là được khuyên trước khi nấu và sau khi nấu
Rửa sàn bếp mỗi ngày, để trống 2 tiếng trước khi chế biến

5. Tủ lạnh: nên chọn tủ lạnh có nhiều ngăn, nhiệt độ ổn định

6. Sách hướng dẫn về dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.

Một số sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

1. Nhiều cha mẹ bắt đầu bột ngọt, đến bột mặn, thậm chí bắt đầu cho bé rất sớm từ 4 tháng tuổi vì tin rằng ăn sớm con biết ăn sớm, ăn ngoan.

Trả lời: Điều này là suy nghĩ không đúng. Những nghiên cứu cho thấy việc cho ăn sớm với các loại bột ngọt mặn làm sẵn sẽ làm bé biếng ăn do rối loạn vị giác sau đó. 

Lời khuyên là nên đợi bé đủ 5.5 tháng tuổi thì bắt đầu tập ăn dặm cho bé. Bé Châu Á nên bắt đầu bằng cháo rây nhuyễn.

2. Cho mắm, muối đường, nước tương/mắm trẻ em để bé ăn ngon

Trả lời: Là một điều không đúng thứ 2. Vì trước 1 tuổi các gai vị giác của bé chưa ổn định. Do đó, việc bổ sung gia vị trước 1 tuổi dễ dẫn đến tình trạng rối loạn vị giác làm bé biếng ăn.

3. Cho nằm ăn vì bé ngồi chưa vững

Trả lời: Không nên. Vì hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện, nằm ăn sẽ xin khí ga trong bụng bé, dễ làm thức ăn lọt vào khí quản hoặc tệ hơn lên phổi….
Bé nên nằm ghế ngã ngửa hoặc tựa vào người mẹ nếu bé chưa ngồi được.

4. Nước hầm xương, rau củ có nhiều chất dinh dưỡng cho bé.

Trả lời: Suy nghĩ này không đúng, thậm chí với nước dashi của Nhật. Theo báo cáo tại hội đồng Nhi Khoa Hyogo, GS.BS. Tsutie nhấn mạnh các nước dùng KHÔNG THAY THẾ chất dinh dưỡng từ thực phẩm “thật” đến từ rau củ thật, thịt cá thật, thậm chí rong biển thật, nước dùng chỉ tạo vị nhưng thành phần dinh dưỡng là rất ít, đặc biệt các nước dùng từ cá và rau củ (rất nhiều vitamin nhóm B, và C , cùng nhiều chất khoáng đánh mất trong lúc chế biến nước dùng- đó cũng là kết luận của GS.BS. Yuan (năm 2009) trên phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng từ nước dùng bông cải và GS.BS. Ismail (năm 2004) phân tích trên hàm lượng cá.Theo báo cáo, hàm lượng canxi và chất đạm trong nước dùng nấu từ xương ống cũng rất thấp.

Do đó, nước dùng có hàm lượng chất dinh dưỡng rất thấp, bé vẫn cần bổ sung cá, thịt và rau củ thật, KHÔNG NÊN CHỈ CHO BÉ DÙNG CHÁO NẤU VỚI NƯỚC DÙNG. 

Một số nước dùng từ rong tảo biển nên lưu ý lượng iodine bên trong. Nếu quá dư thừa sẽ ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp. Trẻ dưới 1 tuổi hoặc bắt đầu ăn dặm, không nên dùng quá nhiều nước hầm chứa rong biển.

Với những lưu ý mà chúng tôi đã nêu trên bài viết, hy vọng các mẹ sẽ xây dựng cho con yêu mình một chế độ dinh dưỡng cũng như những cho bé ăn dặm đúng cách nhé!

Những món cháo kích thích vị giác của trẻ

Để trẻ có thể ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn, các mẹ cần chế biến những món ăn kích thích vị giác của trẻ. 3 công thức dưới đây sẽ giúp con bạn ăn ngon hơn, khỏe hơn

Cháo thịt bò – cà rốt – phô mai

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 80g

– Thịt bò thăn: 30g

– Cà rốt: 30g

– Phô mai: 1 miếng nhỏ

– Gia vị

Thực hiện:

Gạo tẻ vo sạch nấu cháo đặc.

Thịt bò rửa sạch, bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Cà rốt cắt hạt lựu.

Hành trắng đập dập, phi thơm, cho thịt bò vào xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp.

Cháo đã chín cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút. Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp.

Múc cháo ra chén, cho phô mai vào đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.

những món cháo kích thích vị giác của bé

Dinh dưỡng:

Không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai. Đối với những trẻ không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai.

Cháo thịt bò cà rốt có màu sắc rất bắt mắt, kích thích thị giác trẻ. Thịt bò giàu dinh dưỡng, kết hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.

Cháo trứng bắc thảo

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 80g

– Trứng gà: 1 trứng

– Trứng vịt bắc thảo: 1 trứng

– Gia vị

Thực hiện:

Gạo tẻ vo sạch, nấu thành cháo hơi đặc, mịn.

Đánh đều trứng gà trong chén cùng với lòng đen trứng bắc thảo. Lòng đen sẽ còn cợn lại một chút, khi cho vào cháo sẽ tan hết.

Khi nồi cháo sôi, cho hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ, sau 2 phút thì tắt bếp, nêm thêm chút dầu ăn cho trẻ.

Những món cháo kích thích vị giác của trẻ

Dinh dưỡng:

Trứng bắc thảo là loại trứng tái chế được hình thành dưới tác dụng của nhiều loại vật chất như natri hydroxid. Theo kiểm nghiệm, mỗi 100g trứng bắc thảo có chứa 13,6g protein, 12,4g lipid, 4g carbohydrat, 82mg can-xi, 212mg phốt-pho, 3mg sắt, 940IU vitamin A.

Ngoài đặc điểm giàu chất dinh dưỡng và thuận tiện trong ăn uống, trứng bắc thảo còn có giá trị được sử dụng như thanh lương, sáng mắt, bình gan… Với món ăn này, có thể cắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.

Trứng bắc thảo rất giàu dinh dưỡng, khi nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ.

Cháo đậu xanh – nấm – trứng

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 80g

– Đậu xanh không vỏ: 20g

– Trứng cút: 5 trứng

– Nấm rơm: 20g

– Dầu ăn: 10ml

Thực hiện:

Gạo tẻ vo sạch nấu cháo đặc.

Đậu xanh không vỏ vo sạch, nấu mềm, tán nhuyễn. Nấm rơm rửa sạch, ngâm muối, rửa lại cho sạch, cắt hạt lựu. Cháo chín, cho đậu xanh hòa tan vào nồi. Nấu sôi, cho nấm vào, nấu thêm 3 phút.

Trứng cút luộc chín, lột bỏ vỏ cho vào cháo đậy nắp 2 phút, tắt bếp.

Để cháo hơi nguội một chút cho vào 10ml dầu ăn, trộn đều lên.

Dinh dưỡng:

Đậu xanh giàu protein, tinh bột, nhiều loại khoáng chất, vitamin B, vitamin C, vitamin E và axit amin, có hiệu quả rất tốt đối với việc giảm bớt sự mệt mỏi, sưng phù hay tiểu tiện khó khăn… Đậu xanh còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng hơn, hạ huyết áp….

Không còn phải lo trẻ biếng ăn, vì đối trẻ dưới 1 tuổi những công thức này có thể áp dụng vào cách nấu bột ăn dặm cho trẻ sẽ giúp hấp thu đầy đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện. Đây còn là món cháo giải nhiệt cho mùa hè.

Nấu bột ăn dặm cho bé với súp bông cải xanh

Bông cải xanh có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Vì vậy mà nhiều mẹ muốn nấu súp bông cải xanh cho trẻ nhưng không biết làm như thế nào? Và chúng có thực sự tốt cho trẻ em hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên liệu:

Bông cải xanh: 100g
Khoai tây: 50g
Sữa tươi: 50ml ( hoặc một miếng phô mai)
Nước dùng gà: 250ml
Hành tây bằm: l0g
Dầu ăn: 10ml

Thực hiện:

Khoai tây gọt vỏ, luộc hoặc hấp chín, cắt nhỏ.

Bông cải xanh ngâm nước muối, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, luộc tái.

Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm hành, cho bông cải xanh vào xào chín.

Cho hỗn hợp bông cải xanh, khoai tây đã chín mềm vào máy xay xay nhuyễn rồi đổ ra nồi.

Thêm nước dùng gà để nấu hỗn hợp xúp trên. Xúp chín, thêm một ít sữa tươi và nêm ít nước mắm (loại dùng cho trẻ ăn dặm) cho vừa miệng là được.

Nấu bột ăn dặm cho bé với bông cải xanh

Dinh dưỡng:

Cho trẻ ăn dặm ngon tuyệt với bông cải xanh – tuy không phải là thực phẩm tốt thuộc nhóm rau đầu tiên lựa chọn cho trẻ ăn dặm vì nó là nguyên nhân gây ra hơi gas, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Do đó, bạn chỉ nên cho trẻ ăn dặm với bông cải xanh khi trẻ vào giai đoạn 8-10 tháng tuổi. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ đã không tốt, bạn nên cho trẻ ăn bông cải xanh càng trễ càng tốt. Nếu vẫn chưa an tâm, bạn nên đến gặp bác sĩ tư vấn về thực đơn ăn dặm cho trẻ.

Là thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (soluble fiber), bông cải xanh còn là nguồn cung cấp vitamin C giàu có cho trẻ. Chính những ưu điểm này mà bông cải xanh hầu như luôn có mặt trong thực đơn dành cho trẻ ăn dặm, thực đơn hằng ngày cho bà bầu hay thực đơn dinh dưỡng sau sinh cho mẹ.

Chất xơ hòa tan là loại chất xơ có khả năng nới lỏng ruột vì nó thay đổi hình thức của thức ăn khi đi qua đường tiêu hóa. Sự thừa chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy. Do đó, bạn không nên quá lạm dụng việc dùng nhiều bông cải xanh trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Ngoài ra, chất xơ hòa tan còn giúp cơ thể giảm hấp thu lượng mỡ cholesterol qua đường một và giảm tăng lượng đường trong máu cho những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, can-xi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa rất nhiều chất phytochemical và chất chống oxy hóa, loại chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật và các bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Ngoài những thành phần dinh dưỡng nêu trên, bông cải xanh còn cung cấp thành phần kẽm và mangan.

Không chỉ mát mắt bởi màu xanh của bông cải mà những muỗng xúp này còn đượm vị ngọt tự nhiên của bắp cải, thêm chút vị beo béo của khoai tây và sữa tươi, vào mùa nào món ăn hương vị đậm đà này cũng được các trẻ yêu thích.

Lưu ý: Khi nấu bột ăn dặm cho bé

Bông cải xanh tuy nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng được đánh giá là thực phẩm sử dụng nhiều phân bón hóa học đề trừ sâu và thúc đẩy sinh trưởng. Do đó, bạn nên chọn mua những nơi trồng bằng phân hữu cơ để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ.

Để bảo quản được lâu, bạn có thể để bông cải xanh trong bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh, với cách bảo quản này bạn có thể giữ bông cải xanh trong 4 ngày.