Chính vì vậy hôm nay bài viết sẽ trang bị cho các mẹ những kiến thức bổ ích về căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh tay chân miệng được gây ra bởi 2 tác nhân chính Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh có khả năng lây truyền từ người này qua người khác qua tiếp xúc với nước bọt, các dịch nhờn, phân của người bệnh. Biểu hiện chính là xuất hiện những mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, phù phổi cấp thậm chí là tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì địa phương nào vào bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng dễ gây thành dịch lớn vào tháng 3 – 5 và từ tháng 9 -12 hằng năm. Đối tượng nhiễm bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi nhưng đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, thường dễ lây lan trong môi trường tập thể đông người nhất là vào mùa dịch bệnh.
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao
– Xuất hiện những tổn thương dưới da như dát đỏ, mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng. mông, họng
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì trẻ đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng
– Sốt cao trên 38 độ không hạ sốt suốt 48 giờ dù đã dùng các loại thuốc giảm sốt
– Giật mình: Biểu hiện này có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đang chơi đùa, đây là dấu hiệu cảnh báo về sự chuyển biến xấu của bệnh mà mẹ không thể coi thường, chúng cho thấy tình trạng nhiễm độc thần kinh. Khi thấy dấu hiệu này cần quan sát cẩn thận xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
– Khó thở: triệu chứng này có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Có thể phát hiện triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở dốc thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….
– Rối loạn ý thức: Khi thấy trẻ có những triệu chứng ngủ gà ngủ gật li bì, chậm chạp thì cần đánh thức trẻ dậy, kiểm tra khả năng nhận thức của trẻ bằng một vài câu hỏi, để xem trẻ có bị rối loạn ý thức do bệnh gây viêm màng não hay
– Ngoài ra bệnh có thể chuyển nặng khi xuất hiện những dấu hiệu như tiểu ít, nôn nhiều, nôn khan, chân tay yếu, khó nuốt, chóng mặt, đi loạng choạng
Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy đối với những trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, bằng cách dùng thuốc sát trùng những tổn thương trên da hay cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau. Và cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân tốt để tránh làm trầm trọng tình trạng viêm nhiễm trên da. Cần cho người bệnh tắm với những loại nước có tính sát trùng cao như nước bưởi, nước trà xanh… sau đó bôi thêm dung dịch betadin sau khi tắm. Còn nếu tình trạng bệnh nặng thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm đối với trẻ em. Vì vậy mẹ nên chăm sóc và quan sát trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh để điều trị sớm tránh tình trạng bệnh nặng, kéo dài
Nếu muốn tham khảo các loại sữa bột cho bé, bạn vui lòng truy cập ở đây.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…