Phần lớn các bà mẹ tìm đến phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đều đã hiểu được các lợi ích từ phương pháp này mang lại.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các công đoạn thì chắc chắn gặp không ít khó khăn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số ít thông tin về ăn dặm kiểu Nhật và bí quyết để thành công khi cho con ăn theo phương pháp này.
Đây cũng là một trong các câu hỏi của nhiều bà mẹ, ăn dặm kiểu Nhật có khác thời điểm cho ăn dặm theo cách truyền thống hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em từ khi sinh ra tới khi 6 tháng thì nên được bú mẹ hoàn toàn, theo cách truyền thống, trẻ em từ tháng thứ 6 trở đi thì sẽ được mẹ giới thiệu các món ăn dặm, phổ biến ở Việt Nam là cháo loãng và bột ăn dặm. Tuy nhiên, đối với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể cho bé tập ăn sớm hơn, khoảng từ tháng thứ 4-5, mẹ đã có thể cho con tập làm quen với thức ăn. Cơ thể của trẻ thật sự cần đủ dinh dưỡng và có thể hấp thu gần như trọn vẹn các chất ở khoảng 9 tháng tuổi, vì thế, mục đích cho con ăn dặm trước đó là để tập cho bé làm quen với thức ăn đặc bên cạnh sữa cũng như tạo thói quen ăn uống tốt sau này.
Một trong những sự khác nhau quan trọng giữa cách ăn dặm kiểu Nhật so với cách ăn dặm truyền thống là trong khâu chế biến món ăn. Không như cách truyền thống là thức ăn thường được nghiền nhuyễn hoặc xay trộn mịn nhiều loại thực phẩm với nhau để cho con ăn dặm thì theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ phải nấu từng loại thực phẩm một, kể cả các rau củ quả. Các món ăn dặm kiểu Nhật phải tuân theo một nguyên tắc đó chính là không nêm gia vị và phải nâng mức độ đặc của món ăn lên dần dần. Cách này sẽ làm cho bé làm quen với từng vị riêng giúp bé phát triển vị giác và phát triển khả năng nhai.
Không chỉ khác nhau về cách chế biến các món ăn cũng khác. Để con có thể tự lập khi lớn lên thì bạn nên cho bé tự ý thức được điều đó bằng cách cho con bắt đầu tự ăn ngay khi còn nhỏ. Khi bé quen thuộc với cách cầm nắm và tự bốc cho vào miệng ăn thì tiến dần đến ăn bằng muỗng.Do đó, mỗi ngày nên tập cho bé cách dùng muỗng mặc dù sẽ hơi bừa bộn sau khi ăn đây. Bạn nên mua cho con một chiếc muông hay thìa bằng nhựa nhẹ và vừa tay với trẻ vì cơ xương của con còn khá yếu.
Bí quyết đầu tiên và quan trọng nhất của phương pháp này chính là tâm lý của người mẹ và sự đồng thuận của gia đình khi thực hiện phương pháp này. Tâm lý so sánh của mẹ và hàng xóm khi thấy con không được bụ bẫm mập mạp như những đứa trẻ khác sẽ khiến mẹ bỏ cuộc. Để tập cho con tính tự lập sau này thì mẹ nên “chịu dựng” việc con ăn ít, tăng cân chậm trong giai đoạn đầu. Vượt qua được sự yếu lòng và cảm giác xót con thì mẹ sẽ cảm thấy yên lòng khi con tự ăn một cách thích thú mà không quấy khóc khi đút ăn, ăn ngậm, nhè thức ăn, chứng sợ ăn.
Tiếp theo đó là sự kiên trì và quyết tâm vì khi thay đổi một phương pháp mới thì sự lo lắng về kết quả là điều không thể tránh khỏi. Mẹ sẽ phải không ngại con khi ăn bị bẩn, không ngại mất thời gian làm đa dạng các loại thực phẩm cho con, không xót con vụng về làm vấy bẩn mà giúp đút con ăn.
Một lưu ý cho các mẹ, bé vẫn nên được cho uống sữa công thức hoặc sữa mẹ thường xuyên. Con chỉ nên ăn tối đa 2 bữa ăn dặm mỗi ngày mà thôi mẹ nhé!
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…