Trẻ sơ sinh không thể nhận ra sự khác biệt giữa ngày và đêm, do đó bé thường thức đêm và ngủ vào ban ngày. Điều này buộc phụ huynh phải biết cách giúp con điều chỉnh lại lịch biểu của mình cho phù hợp.
Ngay khi bé được 6-8 tuần tuổi là giai đoạn thích hợp để tập cho bé ngủ đêm vì chắc chắn lúc này bé đã quen thuộc với các nếp sống và hoạt động của gia đình mình so với lúc mới sinh.
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh đã có khuynh hướng thức đêm. Bằng chứng là con thường đá vào bụng của mẹ nhiều hơn vào buổi tối. Và con vẫn còn giữ thói quen này ngay khi đã chào đời.
Để giúp bé thay đổi dần, vào ban ngày, mẹ hãy giữ cho bé tỉnh táo bằng cách bật đèn, chơi với con và người thân trong gia đình cũng không cần phải giữ im lặng như trước nữa. Điều đó sẽ giúp bé quen với nhịp sinh hoạt vào buổi sáng hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh vẫn cần những giấc ngủ ngắn, việc cố gắng giữ cho em bé phải thức cả ngày sẽ khiến con khó chịu đấy nhé.
Ngược lại, vào ban đêm, sau khi bú đã no, mẹ hãy thay tã mới, tắt đèn và giữ im lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ dài.
Tất cả trẻ sơ sinh đều có một tình yêu đặc biệt với một món đồ gì đó: Có thể là gối, chăn, thú nhồi bông hoặc đồ chơi, và con sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được ôm chúng khi ngủ.
Một lời khuyên nữa cho các bà mẹ là trẻ sơ sinh thường nhạy cảm và yêu thích mùi hương của mẹ. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng chiếc gối hay vỏ chăn mà mình sử dụng cho bé ôm vào lòng khi ngủ. Điều đó sẽ tạo cho con cảm giác an toàn như khi có mẹ ở bên và bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Khi con bạn có dấu hiệu chuẩn bị thức dậy, mẹ nên cho con bú ngay lập tức, đừng chờ đến khi bé tỉnh dậy hoàn toàn mới cho bú sữa mẹ. Đồng thời, khi cho con bú, mẹ không nên bật đèn hoặc trò chuyện với con, nếu không bé sẽ nghĩ rằng mình cần phải thức dậy. Có như vậy, sau khi bú no, bé sẽ chìm vào giấc ngủ lại nhanh thôi.
Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ cũng giống như một mảnh giấy trắng, cách mà cha mẹ dạy con sẽ trở thành một thói quen theo bé suốt trong những năm tháng đầu đời của mình. Nếu ngay lúc đầu mẹ để con tự ngủ lại mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào của người thân, thì sẽ không cần có tiền lệ mỗi đêm thức giấc để dỗ bé ngủ nữa.
Ngoài ra, khi bé khóc vào ban đêm, mẹ không nên vội vã chạy vào phòng để dỗ bé nín, hãy chờ xem con có tự mình ngủ lại hay không, nếu 2 phút sau mà bé vẫn chưa ngủ thì mới cần sự dỗ dành của bố mẹ. Tiếp tục phương pháp này trong những ngày tiếp theo cùng thời gian chờ đợi tăng dần lên thành 5 phút, 10 phút… cho đến khi bé học được cách thích nghi hiệu quả.
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con thơ, ngoài từng giấc ngủ thì những bữa ăn và chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng cần sự quan tâm đúng mức của cha mẹ. Để có thêm những thông tin hữu ích cho mình về chủ đề này, mẹ có thể truy cập tại đây.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…