Categories: Mẹ và bé

Mẹ có nên bế con thường xuyên không?

Khi còn bé, đứa trẻ nào cũng thích được bế trong vòng tay của mẹ. Nhưng liệu việc thường xuyên bế bé trên tay có phải là cách thể hiện tình thương tốt nhất của mẹ dành cho con hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Có nên thường xuyên bế con?

Từ lúc bé thức dậy, hầu như thời gian bé có thể tự chơi rất ít, chỉ khoảng 2 – 3 phút và khoảng thời gian còn lại luôn được bồng bế trên tay của ông bà, cha mẹ. Nếu thả bé nằm xuống, con sẽ khóc ngay, đó chính là hệ lụy của việc bế bé quá nhiều. Thậm chí, điều này sẽ còn tệ hơn khi bạn đi xe ô tô, bé sẽ bắt đầu gào khóc dữ dội nếu không được ngồi vào lòng bạn.

Việc bạn vắng mặt khoảng 2 – 3 phút trong cuộc đời con sẽ khiến bé vô cùng lo lắng và đinh ninh rằng bạn sẽ không quay lại. Đó chính là tâm lý “lo lắng xa cách” trong giai đoạn đầu đời của trẻ.

Điều này, nếu không sớm khắc phục sẽ khiến cả con và mẹ cảm thấy mệt mỏi vì bạn chẳng thể dành 24 tiếng ở suốt bên con, nhất là phải bế con khư khư trên tay. Bạn sẽ chẳng còn thời gian rảnh rỗi nào cho bản thân và sẽ vô tình khiến con càng dựa dẫm vào ba mẹ.

2. Cách khắc phục tình trạng “lo lắng xa cách” ở trẻ

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên kiên định và đặt bé nằm xuống nhưng vẫn tiếp tục nói chuyện với con. Và nếu bạn phải đi đâu ra khỏi phòng, nên nói to hơn để con có thể nghe thấy. Bạn cũng không được tiếp tục nói với con bằng giọng tội nghiệp nữa. Thay vào đó, bạn phải nói bằng giọng trấn an vui vẻ: “Đây đây, mẹ có đi đâu đâu”. Một khi con bắt đầu bình tĩnh lại, bạn có thể đánh lạc hướng bằng một món đồ chơi hoặc một bài hát hoặc bất cứ thứ gì có thể khiến con quên đi nỗi sợ.

Một gợi ý khác là đặt cho con một tấm thảm chơi, trong đó lần lượt để một số món đồ chơi yêu thích của con. Mẹ cũng phát hiện ra một món đồ chơi mới cho con, với các phím đàn piano và các nút bấm mà con sẽ thích. Những gì mới lạ có thể dễ dàng làm con sao nhãng. Và giờ, ngay cả khi không được mẹ bế lên, ít nhất bé cũng có thể bò lại gần mẹ hơn. Dần dần, nhịp chú ý của trẻ sẽ dài hơn, và khả năng chơi một mình của con cũng tốt hơn.

Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức chăm con hữu ích vì chắc chắn ông bố bà mẹ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn “lo lắng xa cách” của con. Nên hãy chuẩn bị tâm lí trước, ngay từ bây giờ để có cách chăm con hợp lý hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé, giúp bé ngủ ngoan hơn để san sẻ phần nào gánh nặng chăm sóc con của các bà mẹ bỉm sữa.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao cần có bộ phận chuyên trách theo dõi và duy trì xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…

5 days ago

Yếu tố cần lưu ý về học phí các trường quốc tế tại TPHCM

Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…

5 days ago

Tại sao giáo dục giới tính cần được đưa vào chương trình học chính thức?

Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…

1 week ago

Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1: Làm sao để bé yêu thích môn toán?

Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…

2 weeks ago

Tại sao trường mầm non song ngữ Thủ Đức – VAS là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ?

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…

2 weeks ago

Làm sao để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phát triển khả năng hợp tác với bạn bè?

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…

2 weeks ago