Tâm lý con trẻ thường rất thích được khen. Cha mẹ khen để giúp các bé phát huy những điểm tốt và phạt để bé ngoan hơn, tự giác hơn. Thế nhưng khen con quá nhiều chưa chắc đã tốt, phạt con thật nặng chưa hẳn là hay.
1. Chớ bao giờ hứa thưởng và đe phạt mà không có ý giữ và thực hành. Phải đi đúng lời hứa, mới duy trì hiệu lực của tín nhiệm và uy quyền cha mẹ và nhà giáo dục.
2. Phải thưởng phạt kín đáo và không nên thưởng phạt liên tiếp có thể làm nhẹ giá trị của thưởng phạt và giảm sức mạnh của cha me.
Con trẻ một khi được thưởng thường xuyên, sẽ chú ý đến việc khen ngợi, sẽ vâng lời theo để được bánh kẹo, chứ không phải để chu toàn bổn phận.
3. Thưởng phạt hết sức công minh. Thưởng theo cố gắng của trẻ, phạt theo ý xấu hơn là nhằm vào kết quả bên ngoài.
Không nên phạt trẻ vì nhỡ nhàng, chẳng hạn nhỡ nhàng làm bể cái chén, sơ ý không chào khách đến chơi. Sự nhỡ nhàng và sơ ý là do tính yếu nhược của con trẻ.
4. Thưởng phạt nên hướng về mặt tinh thần nhiều hơn.
Đây không có ý loại bỏ kiểu thưởng phạt vật chất như cho kẹo, cho đi thăm thú giải trí, đi picnic, cho đồ chơi, v.v… Chúng ta nhằm vào tiếng khen ngợi, lấy nụ cười làm công việc tán thưởng, lời khích lệ an ủi làm đà khiến con trẻ mãn nguyện và nhớ mãi.
Nếu con trẻ sung sướng được thưởng bởi cha mẹ, thầy dạy khen, an ủi, đó là thành quả giáo dục hợp lý. Phương pháp biết thưởng phạt sẽ dẫn đến nguồn sinh lực cho con trẻ tiến bước.
Trong việc phạt, chúng ta nhận xét tinh vi hơn, đề phòng hơn, phải làm sao có kết quả là đưa đến sự đền bù khuyết điểm công việc. Con trẻ hiểu việc phạt là kết quả tự nhiên của hành vi thiếu sót. Khi con trẻ lấy trộm mấy chục bạc, phụ huynh bắt nó làm việc vất vả đền bù, khi nó làm hư hại một vật, bắt nó không được hưởng những điểm vui thú, không cho đi dạo, không cho đồ chơi.
Chúng ta tránh những kiểu phạt làm cho trẻ sợ hãi như giam trong phòng tối, không cho những đồ cần thiết, không cho ăn cơm, bắt nhịn một ngày trọn, bắt làm công việc đền bồi quá nặng, nguy hại đến sức khỏe thân thể.
Có trường hợp phải phạt nhiều lần, phạt đi phạt lại cho trẻ nhớ, đừng có tái phạm, nhất là vấn đề ít quan trọng. Phụ huynh không nên phạt con cái theo sở thích theo tính nóng giận, để lấy le với thiên hạ. Một khi phạt con để lấy le với thiên hạ, cha mẹ chỉ làm khổ con cái và làm hại thanh đanh gia đình.
Con trẻ bị phạt, phải đến xin lỗi. Trẻ nhận lỗi, trong lúc này, phụ huynh cố gây vào lương tâm nó sự phàn nàn vì vi phạm, vì hành động trái ngược. Kết quả, trẻ sẽ tin cậy cha mẹ, tín nhiệm cha mẹ đã quyết chí sửa trị nết xấu.
Mục đích việc sửa phạt là con trẻ hồi tâm đền bồi và không trở lại tái phạm hay đi con đường cũ.
Tóm lại, thưởng phạt công minh và đúng đắn là phương pháp giáo dục hấp dẫn và hữu hiệu nhất cho trẻ, khiến trẻ vâng lời và ngoan ngoãn hơn, đồng thời hình thành lối sống đạo đức sau này cho trẻ.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…