Categories: Mẹ và bé

Những hiểu lầm về giấc ngủ ở trẻ

Ngủ chính là lúc cơ thể bé phát triển và tăng trưởng một cách thầm lặng. Nhưng nếu bé thường xuyên thức giấc thì ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như tránh những trường hợp nhầm lẫn giữa việc bé thức vì đói và vì phát triển nhanh.

1. Nhận diện giai đoạn phát triển ở trẻ

Giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh có thể làm gián đoạn nếp đi ngủ của trẻ vào ban đêm, thời gian và chất lượng giấc ngủ đêm và ngủ ngày. Ngay cả khi ý thức được các giai đoạn phát triển nhảy vọt có thể diễn ra theo định kỳ, nhiều cha mẹ cũng bị nhầm lẫn giữa vấn đề mà tưởng chừng là về ngủ hay chứng ghét nằm nôi/cũi, thực ra đều là do vấn đề về ăn uống.

Con bạn gần 6 tuần tuổi và bắt đầu khóc lóc thảm thiết khi mẹ bế vào phòng ngủ và con cũng ăn thường xuyên hơn. Đó mới thực chất là những dấu hiệu phát triển nhảy vọt ở trẻ. Tiếng khóc của trẻ lúc này đang báo hiệu rằng: “Con không muốn đi ngủ. Con muốn ăn nữa. Hãy cho con ăn”. Nếu chưa được cho ăn, con sẽ bắt đầu liên hệ cơn đói với phòng ngủ.

Trẻ là những sinh vật ban sơ nhưng lại có thể học liên hệ các sự kiện rất nhanh. Nếu người lớn bị phạt bắt đi về phòng trước khi kịp ăn xong bữa tối, thì nhiều khả năng là bạn cũng không muốn bước chân vào căn phòng đó! Bạn sẽ coi đó là một nơi chả ra gì.

2. Đáp ứng vấn đề của trẻ trong giai đoạn phát triển

Nếu con phản kháng bữa ăn khi ngủ (ăn trong mơ), cần đánh giá lại lượng ăn của con ban ngày như thế nào. Một bé 9 tuần tuổi, nặng 4.1 kg, không chịu ăn bữa ăn khi ngủ (ăn trong mơ) lúc 11 giờ đêm. Suốt nhiều tuần, mẹ cố gắng cho bé ăn lúc 5 giờ, 8 giờ tối và sau đó lại cố gắng cho con ăn lúc 11 giờ, có nghĩa là chỉ 3 tiếng sau.

Trong trường hợp này, cũng chẳng có gì ngạc nhiên nếu bé không đói lúc 11 giờ đêm. Nhưng sau đó, lúc 1 giờ sáng con lại tỉnh giấc vì đói. Bạn nên quyết định điều chỉnh các bữa ăn trước đó. Đầu tiên là chỉ cho con ti 60 ml vào lúc 5 giờ chiều, thay vì 210 ml như mọi khi, và đẩy bữa ăn lúc 8 giờ lên sớm hơn một tiếng – vào lúc 7 giờ, và cũng chỉ cho con ti 180 ml chứ không phải 240 ml như mọi khi.

Nói cách khác, bạn đã bớt tổng cộng 210 ml từ các bữa ăn chiều của con. Sau đó con được vận động (tắm) và đến sau khi được mát-xa, vỗ về và đặt vào giường, con đã khá mệt. Cha mẹ nên cho con ăn đêm lúc 11 giờ, có nghĩa là đã 4 tiếng kể từ bữa ăn tối của con và con sẽ ti được 240 ml vào lúc 11 giờ. Lúc đó, bởi con cần thêm thức ăn trong suốt cả ngày, nên mẹ tăng thêm 30 ml vào mỗi bình ban ngày. Từ đó, con đã có thể ngủ liền mạch từ lúc ăn đêm tới khi tỉnh dậy là 6 rưỡi sáng.

Với chia sẻ trên đây, mong rằng bạn sẽ tích lũy được thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thực phẩm hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao cần có bộ phận chuyên trách theo dõi và duy trì xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…

5 days ago

Yếu tố cần lưu ý về học phí các trường quốc tế tại TPHCM

Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…

5 days ago

Tại sao giáo dục giới tính cần được đưa vào chương trình học chính thức?

Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…

1 week ago

Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1: Làm sao để bé yêu thích môn toán?

Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…

2 weeks ago

Tại sao trường mầm non song ngữ Thủ Đức – VAS là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ?

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…

2 weeks ago

Làm sao để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phát triển khả năng hợp tác với bạn bè?

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…

2 weeks ago