Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí là của những căn bệnh nguy hiểm mà nhiều bậc cha mẹ không biết đến.
Đây là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày ra ngoài miệng, thường gặp khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bình.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thu Thủy – Bệnh viện Nhi Đồng Quốc Gia: “Có rất nhiều lý do khiến cho trẻ em nôn trớ. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và chỉ nôn mửa một lượng thức ăn nhỏ, nguyên nhân có thể là vì trẻ đã ăn hoặc uống quá nhiều và nôn ra thức ăn dư thừa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: viêm ruột do virus, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, ho, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai, viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột … Ngoài ra, đôi khi vì quá căng thẳng cũng có thể gây nôn ở trẻ nhỏ.”
Khi trẻ có tình trạng nôn, cha mẹ không được phép cho con uống bất kỳ loại thuốc nào mà hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc bệnh xá gần nhất để việc chữa trị được chính xác nhất.
Rất khó để phân biệt giữa viêm dạ dày ruột do virus và ngộ độc thực phẩm bởi vì biểu hiện của cả 2 bệnh này là khá giống nhau. Ví dụ: trẻ em có thể sẽ nôn nhiều trong 5-30 phút / lần trong 1-12 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu để phân biệt hai loại bệnh này như sau:
– Nếu bé bị nhiễm virut, bệnh sẽ khởi phát một cách đột ngột, con sẽ có triệu chứng nôn mửa, sốt cao và đau bụng. Riêng việc nôn có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ (3 ngày) và tiêu chảy thường xảy ra vào ngày thứ nhất hoặc thứ hai.
– Nếu bé bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng sẽ xảy ra từ 2-12 giờ sau khi ăn thức ăn có chất lượng kém. Trẻ em thường không bị sốt và nôn mửa không kéo dài hơn 12 giờ. Có thể có hoặc không bị tiêu chảy.
Đây là bệnh lý xảy ra khi ruột bị xoắn, tuy rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và cần điều trị khẩn cấp. Triệu chứng chính là đau bụng trầm trọng. Các triệu chứng thông thường bao gồm: đau bụng đột ngột, nôn ra mật xanh, đau bụng nghiêm trọng hoặc dai dẳng, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi… Vì vậy, khi thấy đứa trẻ xuất hiện những biểu hiện này cần đưa đến bệnh viện ngay.
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ em nôn mửa, trẻ sẽ mất một lượng nước lớn. Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm lúc này là bổ sung chất lỏng bị mất để bé không bị mất điện giải. Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch Oresol, nước trái cây loãng hay nước nấu chín đều được.
Giúp con ngồi dậy để phòng ngừa khi nôn, chất nôn sẽ đi vào đường thở và gây sặc rất nguy hiểm.
Nôn mửa là biểu hiện khi hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề, ngoài bổ sung nước cho con như đã nói trên, mẹ cũng nên chuẩn bị thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, và cho con ăn dần khi đã bớt nôn.
Trong trường hợp nôn kéo dài và đứa trẻ có các triệu chứng như sốt, đau bụng, co giật hoặc nôn liên tục, có dấu hiệu mất nước… thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…