3 giai đoạn vàng phát triển của thai nhi

Bảo vệ trẻ không phải là nuôi dưỡng và chăm sóc từ khi trẻ lọt lòng , mà ta phải chăm sóc và bảo vệ trẻ ngay cả khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Thời gian trẻ nằm trong bụng mẹ được chia thành 3 giai đoạn sau:

Nên bảo vệ trẻ khi ngay khi còn nằm trong bụng mẹ

Giai đoạn đầu (giai đoạn hình thành phôi thai)

Giai đoạn này rất quan trọng về mặt phát triển, vì các dị tật bẩm sinh nếu có đều xảy ra ở giai đoạn này như: thiếu hụt một hoặc hai bộ phận trên cơ thể, hoặc dị tật về các cơ quan nội tạng, tim, mạch máu, bộ phận sinh dục, không có hậu môn,…

Vì lí do trên nên việc bảo vệ thai phụ trong thời điểm này rất quan trọng. Cần phòng bệnh tốt, nhất là bệnh gây ra do siêu vi trùng và phôi thai. Ngoài ra, những bệnh của người mẹ nếu dùng thuốc có thể làm cản trở sự phân chia tế bào, hoặc làm phân chia không đúng với lượng nhất định.

Bên cạnh đó, vấn đề ăn uống cũng được chú ý cẩn thận, vì nếu thiếu một vài vitamin cơ bản kéo dài sẽ gây ra những dị tật cho thai nhi. Ví dụ trường hợp thiếu vitamin A, đứa trẻ sinh ra thấy da vàng từng mảng, khô co cứng các khớp, hạn chế cử động. Trường hợp nhẹ có thể khỏi nhưng trường hợp nặng sẽ biến chứng nhiễm trùng rồi tử vong.

Lưu ý: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ cần hạn chế ăn bắp (ngô) và các chế phẩm làm từ bắp vì trong bắp chứa độc tố Fumonisin sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi của Axit Folic.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này trẻ đã được phân biệt giới tính rõ ràng, có đầy đủ các bộ phận, trong đó tế bào đang ở giai đoạn phát triển. Thời gian phát triển có thể tính từ tháng 3 đến tháng thứ 9, nhưng sự phát triển nhanh nhất là từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9.

Trong giai đoạn này, kháng thể và những dưỡng chất truyền qua nhau thai, nên ngoài chế độ lao động hợp lí, mẹ cần tăng thêm khẩu phần ăn có chất lượng để đảm bảo nhu cầu phát triển của thai nhi.

Giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cho cuộc chuẩn bị sinh nở thật tốt. Khi chuyển dạ những cơn co bóp tử cung và thành bụng có ảnh hưởng đến sự lưu thông máu giữa mẹ và con, hiện tượng này dễ gây ra sang chấn đối với thai, những sang chấn này có thể gây ra những nguy hiểm cho trẻ, không những sau khi đẻ mà còn để lại những di chứng rất tác hại sau này như liệt chân tay, liệt mắt, câm điếc, đần độn, chậm phát triển về tinh thần,…

Nếu như mẹ mang thai có tiền sử bệnh tim, thiếu máu, nhiễm độc, huyết áp thì việc chăm sóc cần được chu đáo, cẩn thận và thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó nếu trẻ sinh ra bị non tháng, việc nuôi dưỡng sẽ khá khó khăn và phải cần sự hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ. Nếu trẻ đã được điều trị và chăm sóc tích cực thì cần theo dõi sự phát triển của trẻ trong một vài năm đầu để chắc chắn rằng thể chất và tinh thần của trẻ luôn lành mạnh.

Tóm lại, các mẹ nên thường xuyên đi khám thai để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe cho mẹ, theo dõi sự phát triển của thai nhi, xác định được sớm những dấu hiệu bất thường để có phương pháp chữa trị phù hợp, giúp mẹ vượt cạn an toàn và cho ra đời những em bé khỏe mạnh, thông minh.

Nguyên tắc thưởng phạt con mà cha mẹ cần biết

Tâm lý con trẻ thường rất thích được khen. Cha mẹ khen để giúp các bé phát huy những điểm tốt và phạt để bé ngoan hơn, tự giác hơn. Thế nhưng khen con quá nhiều chưa chắc đã tốt, phạt con thật nặng chưa hẳn là hay.

Nguyên tắc thưởng phạt

1. Chớ bao giờ hứa thưởng và đe phạt mà không có ý giữ và thực hành. Phải đi đúng lời hứa, mới duy trì hiệu lực của tín nhiệm và uy quyền cha mẹ và nhà giáo dục.

2. Phải thưởng phạt kín đáo và không nên thưởng phạt liên tiếp có thể làm nhẹ giá trị của thưởng phạt và giảm sức mạnh của cha me.

Con trẻ một khi được thưởng thường xuyên, sẽ chú ý đến việc khen ngợi, sẽ vâng lời theo để được bánh kẹo, chứ không phải để chu toàn bổn phận.

3. Thưởng phạt hết sức công minh. Thưởng theo cố gắng của trẻ, phạt theo ý xấu hơn là nhằm vào kết quả bên ngoài.

Không nên phạt trẻ vì nhỡ nhàng, chẳng hạn nhỡ nhàng làm bể cái chén, sơ ý không chào khách đến chơi. Sự nhỡ nhàng và sơ ý là do tính yếu nhược của con trẻ.

4. Thưởng phạt nên hướng về mặt tinh thần nhiều hơn.
Đây không có ý loại bỏ kiểu thưởng phạt vật chất như cho kẹo, cho đi thăm thú giải trí, đi picnic, cho đồ chơi, v.v… Chúng ta nhằm vào tiếng khen ngợi, lấy nụ cười làm công việc tán thưởng, lời khích lệ an ủi làm đà khiến con trẻ mãn nguyện và nhớ mãi.

Những điều cần lưu ý

Nếu con trẻ sung sướng được thưởng bởi cha mẹ, thầy dạy khen, an ủi, đó là thành quả giáo dục hợp lý. Phương pháp biết thưởng phạt sẽ dẫn đến nguồn sinh lực cho con trẻ tiến bước.

Trong việc phạt, chúng ta nhận xét tinh vi hơn, đề phòng hơn, phải làm sao có kết quả là đưa đến sự đền bù khuyết điểm công việc. Con trẻ hiểu việc phạt là kết quả tự nhiên của hành vi thiếu sót. Khi con trẻ lấy trộm mấy chục bạc, phụ huynh bắt nó làm việc vất vả đền bù, khi nó làm hư hại một vật, bắt nó không được hưởng những điểm vui thú, không cho đi dạo, không cho đồ chơi.

Chúng ta tránh những kiểu phạt làm cho trẻ sợ hãi như giam trong phòng tối, không cho những đồ cần thiết, không cho ăn cơm, bắt nhịn một ngày trọn, bắt làm công việc đền bồi quá nặng, nguy hại đến sức khỏe thân thể.

Có trường hợp phải phạt nhiều lần, phạt đi phạt lại cho trẻ nhớ, đừng có tái phạm, nhất là vấn đề ít quan trọng. Phụ huynh không nên phạt con cái theo sở thích theo tính nóng giận, để lấy le với thiên hạ. Một khi phạt con để lấy le với thiên hạ, cha mẹ chỉ làm khổ con cái và làm hại thanh đanh gia đình.

Phụ huynh không nên phạt con cái theo sở thích theo tính nóng giận của mình

Con trẻ bị phạt, phải đến xin lỗi. Trẻ nhận lỗi, trong lúc này, phụ huynh cố gây vào lương tâm nó sự phàn nàn vì vi phạm, vì hành động trái ngược. Kết quả, trẻ sẽ tin cậy cha mẹ, tín nhiệm cha mẹ đã quyết chí sửa trị nết xấu.

Mục đích việc sửa phạt là con trẻ hồi tâm đền bồi và không trở lại tái phạm hay đi con đường cũ.

Tóm lại, thưởng phạt công minh và đúng đắn là phương pháp giáo dục hấp dẫn và hữu hiệu nhất cho trẻ, khiến trẻ vâng lời và ngoan ngoãn hơn, đồng thời hình thành lối sống đạo đức sau này cho trẻ.

Tìm hiểu các cột mốc phát triển của trẻ qua từng thời kỳ

Cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn, bắt đầu từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ trải qua 06 thời kỳ. Chúng ta cùng tìm hiểu những thời kỳ đó nhé!

Thời điểm phát triển trong tử cung

Đặc điểm sinh lí

Đặc điểm sinh lí của thời kỳ này là sự hình thành và phát triển thai nhi. Sự phát triển thai nhi lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.

Ba tháng đầu của thời kỳ bào thai là giai đoạn hình thành thai nhi. Do đó việc bảo vệ tốt các bà mẹ khi có thai là việc làm thiết thực để bảo vệ sức khỏe trẻ em. 

Thời điểm song sinh

Đặc điểm sinh lí

Sau khi sinh, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc, trẻ bắt đầu bú mẹ. Ngoài ra, do môi trường xung quanh thay đổi, nên trẻ còn có một số hiện tượng sinh lí khác như bong da, vàng da, sút cân sinh lí, rụng rốn…

Thời điểm bú mẹ 

Đặc điểm sinh lí

Ở thời kỳ này, cơ thể lớn rất nhanh, đến cuối năm đầu tiên trọng lượng của trẻ tăng gấp 3 lần, chiều cao tăng gấp rưỡi lúc sinh, do đó nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Thức ăn tốt nhất lúc này là sữa mẹ.

Thức ăn tốt nhất của trẻ trong thời điểm này là sữa mẹ.

Hoạt động thần kinh cao cấp hình thành, trẻ phát triển về tâm thần – vận động nhanh. Từ lúc mới đẻ ra trẻ chỉ có một số phản xạ bẩm sinh, đến khi chấm dứt thời kỳ này trẻ sẽ bắt đầu nói và nói rất nhiều.

Chức năng của các bộ phận còn yếu, nhất là chức năng tiêu hóa, do đó thức ăn tốt nhất cho trẻ ở tuổi này là sữa mẹ.

Thời điểm răng sữa

Đặc điểm sinh lí

Thời kỳ này, chức năng vận động của trẻ phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu biết đi, dần dần biết chạy, biết nhảy và làm được những động tác khéo léo, tự phục vụ mình cũng như biết tập vẽ, tập viết.

Hệ thống thần kinh trung ương phát triển mạnh, nhất là lời nói, tiếp thu giáo dục, trẻ bắt đầu đi học lúc 6 tuổi.

Thời điểm thiếu niên

Thời kỳ thiếu niên giới hạn từ 7 đến 15 tuổi, trong đó từ 7 đến 12 tuổi là tuổi học sinh nhỏ, từ 12 đến 15 tuổi là thời kỳ bắt đầu dậy thì.

Đặc điểm sinh lí

Ở thời kỳ này, chức năng và cấu tạo các bộ phận hoàn chỉnh. Trẻ có khả năng tiếp thu giáo dục học đường tốt; phát triển mạnh về trí tuệ và tâm sinh lí của từng giới. Hệ thống cơ phát triển mạnh. Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa.

Thời điểm dậy thì

Giới hạn của thời kỳ dậy thì khác nhau tùy theo giới, môi trường sống. Trẻ gái bắt đầu dậy thì lúc 12 – 13 tuổi, kết thúc lúc 18 tuổi, còn trẻ trai thì bắt đầu lúc 15 -16 tuổi, kết thúc lúc 19 – 20 tuổi.

Đặc điểm sinh lí

Lúc này cơ thể lại lớn rất nhanh, biến đổi nhiều về tâm sinh lí. Hoạt động về nội tiết, sinh dục chiếm ưu thế. Chức năng cơ quan sinh dục được hoàn thành.

Tóm lại, mỗi thời kỳ có những đặc điểm sinh lí khác nhau; chính vì thế, phụ huynh cần biết những đặc điểm đó để có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.

Tìm hiểu đặc điểm tính cách của trẻ từ 6 – 7 tuổi

Trong độ tuổi này, trẻ con sẽ bớt nghịch đôi chút, bớt giận và bớt hờn. Vì lúc này, nó đã sử dụng lý trí để suy nghĩ và hành động cũng như nó cảm thấy thích thú và bị cuốn hút bởi những thí nghiệm hằng hà bao quanh, những điều lạ lẫm và mới mẻ trong cuộc sống. 

1- Nét thứ nhất là vững vàng điều hòa

Điều hòa trong lãnh vực thân thể tức là con trẻ nẩy nở mạnh mẽ về phía ngang hơn là lớn theo chiều cao; điều hòa trong lãnh vực tinh thần nghĩa là trẻ vào lớp học biết chăm chú nghe lời giảng dạy và biết cố gắng để đạt tới đích sự học. Điều hòa trong lĩnh vực luân lý, vì tính cách của trẻ lúc này bộc lộ rõ ràng, làm cho nhà giáo dục quan sát rất đúng, không mấy khi có những thay đổi bất ngờ, khiến nhà giáo dục bỡ ngỡ, lúng túng.

Con trẻ bắt đầu tự động công tác, có những tập quán, những lối sống thích thú riêng biệt, không bao giờ mất sinh lực của tuổi trẻ. Tính hoạt động hăng hái và muốn thỏa mãn lúc này làm cho trẻ ham công tác đây đó, không muốn nghỉ ngơi một chỗ.

Trẻ 6 tuổi có những tập quán, những lối sống thích thú riêng biệt

2- Nét thứ hai là phát triển lý trí

Con trẻ tò mò ghê gớm, vì ký ức của nó lúc này bao gồm một mớ kiến thức thu được trong những năm trước, bây giờ thu gọn lại, phân ra từng loại, sống động, dậy lên, tuổi này là tuổi lý luận, con trẻ thích thu nhập tem cũ đồ cũ, thích dán hình, làm công tác thủ công.

3- Nét thứ ba của tuổi này là con trẻ ham chơi

Trẻ chơi nhiều làm cho óc tưởng tượng phong phú và viễn tưởng, gợi ra những tư tưởng táo bạo, anh hùng.

Hòa vào đám trẻ, chúng ta mới nhận ra những khuynh hướng của trẻ, trai thì muốn nghề bốc vác, làm thợ, làm bác sĩ, làm phi công, thủy thủ để mạo hiểm và tung bay, nó thích trèo non lặn suối. Trẻ gái thích làm “công chúa”, “làm mẹ”, “làm cô bán hàng”, “cô thư ký”, làm “bà chủ” gia đình. Như thế, con trẻ sống trong thế giới thực tế một phần, trong không gian mơ mộng một phần, như biến cây gậy thành súng bắn nhau, chế chổi thành bánh lái xe, cái ghế xoay ngược thành con tàu.

Nhờ sự học, con trẻ tập quen thực tại, từ đó quen với những hoạt động đời thường, với xã hội , trở thành người thực tế.

4- Nét thứ bốn là đi học

Đây là sự kiện xã hội quan trọng trong đời người, vì điều khiển phần lớn đời tuổi trẻ cho đến lúc thiếu niên hay trưởng thành. Lúc này, con trẻ thành cô cậu học sinh, không sống riêng biệt trong gia đình, phải tham gia vào một môi trường hoàn toàn mới là học đường, một nếp sống mới tạo cho con trẻ cuộc đời thực tại.

Như thế, con trẻ bước vào khu vực mới, khu vực trau dồi và kiến tạo tư tưởng, làm cho con người khác với súc vật vô tri vô giác, con trẻ cởi mở tâm trí theo hướng của thầy dạy dẫn dắt. Nó tiếp nhận quyền lực mới – quyền lực của nhận thức, không phải là quyền lực cha mẹ, quyền lực quen quen của gia đình.

Như trên đã nói, thường khi 6 – 7 tuổi, con trẻ bước vào giai đoạn phát triển tư duy và logic, lúc này, trẻ cần được mở mang và phát triển trí não, đồng thời vận động thể chất để có được một sức khỏe tốt nhất và không mầm bệnh.

Phương pháp giáo dục tâm lý cho trẻ từ 3 – 6 tuổi

Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi, trẻ phát triển sự chủ động cũng như bắt đầu biết nhận sai về mình. Trẻ bắt đầu có nhiều ý tưởng và chủ động thực hiện các ý tưởng của mình, tuy nhiên kỹ năng của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện.

Đặc điểm của trẻ 3- 6 tuổi

Trẻ 3 – 6 tuổi bắt đầu nhận định nhân vị của nó : Phân biệt cái không phải của nó và nói năng theo giọng điệu con người làm chủ như “Tôi nói, cái này của tôi, việc này của tôi làm”.

Trẻ biểu lộ một vài điểm độc lập trong tinh thần : Tìm cách chiếm các vật, cho là thuộc sở quyền của mình và chỉ có mình được quyền sử dụng. Nhận định của trẻ nảy nở, đó là hiện tượng quan trọng đầu tiên và từ đây, tiếp tục nảy nở theo đà tiến liên tục.

Giai đoạn này, con trẻ cảm thấy cần hoạt động và hoạt động bằng mọi cách. Với hai chân, nó leo trèo, chạy nhảy. Với hai tay, nó cầm tất cả mọi cái nó có thể để xem xét. Với mấy tấc lưỡi, nó nói, nó kêu, nó hát.

Con trẻ muốn làm hết và làm một mình : Mặc quần áo, ăn uống, rửa mặt, mang vác tùy ý thích.

Con trẻ chơi, vì chơi là cách thức hoạt động thích thú, nó chơi một mình, chơi với chúng bạn, chơi ngồi, chơi đứng. Nó ráng làm tết cả những cái nó thấy người khác làm; nó cầm cuốn sách, tờ báo, nó đòi cây bút và mảnh giấy trắng để viết, hoặc vẽ, mặc dầu vẽ không giống, viết không ra hình hài.

Trẻ thích chơi, chơi một mình hoặc chơi với bạn bè

Con trẻ tạo ra những thứ chơi, những câu chuyện với sự bày đặt nhỏ nhoi: Qua những mẫu chuyện nó nghe, nó kể lại cho kẻ khác với sự biến đổi đôi chút hợp với tâm tình của nó, hoặc thêm vài chi tiết cho lạ lùng.

Đặc tính của trẻ lúc này là thích nghe chuyện, thích người ta cắt nghĩa những hình ảnh, nhất là nghe những chuyện thần thoại ly kỳ, hấp dẫn. Nhân vị của trẻ nẩy nở và bộc lộ bằng sự thích bắt chước, nhưng bắt chước đại cương. Nó không bắt chước thuần túy như trẻ sơ sinh, bây giờ, con trẻ mang một ý nghĩa riêng biệt, một phương thức tìm ra mẫu mực cuộc đời có phần nào cao quý.

Đặc điểm tính cách của trẻ

Trẻ ở giai đoạn này thường có đặc điểm tính cách như sau:

  • Ích kỷ, muốn làm hết, không nghĩ đến kẻ khác.
  • Kiêu ngạo, dễ kích động, muốn kẻ khác nhìn vào mình, việc mình.
  • Không phục và hung bạo.

Giáo dục từ gia đình

Chúng ta lợi dụng việc cạnh tranh trong gia đình để giáo dục trẻ. Hai anh em thi nhau ăn thật nhanh và làm thật giỏi. Nếu cha mẹ xem xét, biết phương cách và tâm lý giáo dục, sẽ đưa tính cạnh tranh đến hiệu quả tốt.

Tính tình trẻ nam và trẻ nữ khác nhau. Trẻ gái xu hướng theo cha còn trẻ trai xu hướng theo mẹ. Những cái xung khắc bên trong nhỏ nhặt này làm cho không khí gia đình dễ thở và điều hòa.

Giai đoạn này khởi sự quan niệm luân lý. Nó tự nhận việc nó làm, nó muốn. Hằng ngày thấy trẻ phản ứng bên ngoài thái độ và công việc của người xung quanh nó nhận định về những điều phải thi hành, những điều cấm đoán; nó hiểu luật đặt ra buộc theo, không ai được cưỡng lại và đi trái ngược.

Tiếp sau đó là sự nẩy nở ý thức tập thể, con trẻ cùng cha mẹ, anh em đi dự các lễ nghi lễ hội… Dần dần sinh ra những quan niệm tùy thuộc là yêu mến và tin tưởng, cảm thấy cần phải giúp đỡ và được giúp đỡ. Con trẻ suy nghĩ lý do tạo thành vũ trụ qua hình ảnh các vật xung quanh.

Những điểm làm cho đức tin con trẻ nẩy nở dễ dàng và có thể nói rằng đây là sự tin tưởng tự nhiên của trẻ. Đối với con trẻ lúc này, tin tưởng cũng như hiểu biết đồng nghĩa với nhau. Biết và yêu đối với trẻ là một, phần phân biệt hai động tác, nên con trẻ dễ dàng hướng về sự linh thiêng cao cả và rất gần với thiên nhiên tạo hóa. Như chúng ta nói ở trên, con trẻ thích thú với những chuyện thần thoại. Điểm này chứng tỏ có khuynh hướng về niềm tin dễ dàng.

Một điều quan trọng, ở độ tuổi này cần sự phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn trí tuệ, chúng ta nên cung cấp một lượng dinh dưỡng cho trẻ vừa và đủ, đồng thời khuyến khích trẻ rèn luyện thể chất bằng cách luyện tập thể dục hàng ngày.

Như trên đã nói, con trẻ bước vào giai đoạn này cần được mở mang và phát triển trí não, đồng thời vận động thể chất để có được một sức khỏe tốt.

Giáo dục trẻ theo hoàn cảnh nơi ở

Hoàn cảnh có mối liên hệ mật thiết đến tính tình trẻ, thể hiện rõ ràng qua lối cư xử của trẻ con Tây phương và Đông phương. Trẻ Tây phương vui nhộn, hồn nhiên, bạo dạn; trẻ Đông phương im lặng, bẽn lẽn, nhút nhát.

Hoàn cảnh và nơi ở ảnh hưởng đến tính cách của trẻ

Lấy ví dụ ngay ở cây cỏ hoa lá. Có những thứ cây trồng tốt ở Tây phương, mang sang Đông phương hóa xấu, cằn cỗi và không đâm chồi nảy lộc. Cũng một thứ hoa mọc ở đồng rừng núi cao không giống sắc hương khi trồng ở đồng bằng.

Chính nơi ở giúp nhiều cho trẻ tiến triển. Nơi ở và hoàn cảnh gồm mọi điều kiện và tình huống đời sống: Nhà cửa rộng rãi, cao ráo hay chật chội tối tăm, ở thành hay ở quê, trên núi hay bờ biển.

Trong xã hội gia đình nông dân hay thợ thuyền, công việc làm lụng giao thiệp của cha mẹ, cách thức sống của anh em, tất cả những cái đó đều làm nên hoàn cảnh và nơi ở ảnh hưởng đến tâm tính con trẻ một cách mau lẹ.

Con trẻ trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi lương thực, khí hậu và địa thế. Tâm hồn con trẻ chịu ảnh hưởng bởi gương lành, tư tưởng, thói tục tập quán. 

Người ở rừng núi không giống người sinh sống ở đồng bằng, người nông thôn khác người tỉnh thành, đó là yếu tố thay đổi tâm tình lúc còn trẻ.

Phương pháp giáo dục ở mỗi nơi đều khác nhau

Để rút kinh nghiệm giáo dục, chúng ta hãy so sánh hai con trẻ, một ở tỉnh, một ở quê. Trẻ ở thành nhanh nhẹn, uyển chuyển và có bề hoạt động lanh lẹ. Trẻ ở tỉnh hiểu nhanh, dễ nhận thức công việc, lại tinh nghịch và chịu ảnh hưởng sớm hơn, do cảnh tượng đập vào giác quan như chớp bóng, kịch tuồng, điện ảnh, báo chí, cạnh tranh.

Vì thế trẻ ở tỉnh nhiều tưởng tượng, nhiều cảm tình nhưng ý chí thường yếu, không được mạnh, và không được cương quyết. Bởi gặp nhiều hoàn cảnh xã hội hợp thời, nên trẻ ở tỉnh bao giờ cũng cởi mở và tự nhiên, có lòng rộng rãi và dễ biểu lộ lòng biết ơn.

Còn trẻ ở quê thì cục mịch, dẻo dai và lặng lẽ ít nói. Nhưng lại quan sát nhiều hơn, đám trẻ quê này tuy ít ham mê học hành, kém khuynh hướng nghệ thuật, một khi theo đuổi nghề nghiệp nào luôn luôn bền dai. Bởi hoàn cảnh bị đóng kín, trẻ ở quê hay quanh quẩn sau lũy tre, nên nhút nhát sợ sệt, không hay nói, hay nói ít, không dám xung phong công việc. Trẻ ở quê được ưu điểm là hăng hái can đảm chân thực và yêu mến những người giúp mình tiến bộ.

Còn trẻ ở quê thì cục mịch, dẻo dai, và lặng lẽ ít nói

Những ai gánh phận sự giáo dục nhi đồng, cần chú trọng đến nơi ở và ảnh hưởng do nơi ở, để xét đoán và hiểu biết con trẻ. Điều quan trọng hơn nữa là sử dụng những điều kiện đời sống của đám trẻ để giáo dục, và đề phòng ảnh hưởng xấu xa của hoàn cảnh nơi ở. Làm như vậy chúng ta sửa đổi đời sống của trẻ theo mục đích giáo dục.

Muốn rèn đúc con cái, cha mẹ cần cải tiến gia đình cho ấm áp, nhà cửa cho vệ sinh, rộng rãi, mới hy vọng đứa trẻ thoải mái khỏe mạnh.

Nhờ hoàn cảnh mát mẻ thanh nhã cùng chế độ ăn uống phù hợp, con trẻ hưởng được sức bên ngoài, đủ nghị lực bên trong, mới ảnh hưởng tốt đẹp vào tâm tưởng, đủ can đảm vươn lên giữa xã hội.

Phương pháp sửa trị tính ích kỷ ở trẻ

Ích kỷ là một trong những nết hư thường gặp ở con trẻ. Vậy phải làm thế nào với nết hư này để con yêu của bạn dần trở thành người hữu ích và rộng lượng?

Phương pháp đầu tiên phải kể đến chính là đừng bao giờ chiều con quá mức. Nhiều phụ huynh, nhất là bà mẹ vui sướng và hãnh diện về con quá đáng, nên hay ca tụng để mặc ý con làm gì thì làm, nó xin gì cũng cho, đòi cái gì cũng đưa, muốn cái gì cũng được. Con trẻ được chiều mọi lúc, sẽ coi mình là trung tâm điểm mà mọi người phải quy phục và hướng về. Vì thế, nó không chịu nhìn vào nhu cầu gia đình, không đỡ đần anh chị làm việc nhỏ, việc dễ trong nhà.

Đây là phương pháp sửa trị tiêu cực. Bây giờ chúng ta hãy bàn đến phương pháp tích cực là dạy con trẻ trở nên hữu ích để giúp đỡ kẻ khác, nhất là những người họ hàng gần gũi.

Tín nhiệm và giao cho trẻ những việc nhỏ trong nhà

Trong thời gian còn bé, trẻ có thể giúp việc nhỏ trong gia đình như: Rửa chén, lau bàn ghế, mua lặt vặt. Công việc dễ dàng, vì con trẻ vốn ưa hành động, ham đi lại vận chuyển, thích công việc người lớn, và muốn người trên tín nhiệm trao công việc. Do tính thích làm việc và mong được tín nhiệm con trẻ chăm lo đi giúp đỡ thân nhân, vui sướng làm hài lòng bạn bè, lần lần thành thói quen nghĩ đến kẻ khác chán ghét tính ích kỷ, vụ lợi.

Bố mẹ hãy nhẫn nại và dung thứ

Để đào tạo con trẻ và sửa tính ích kỷ, bố mẹ hãy nhẫn nại và dung thứ, thỉnh thoảng phải làm lại cái mà con đã làm sai, nhất là tập cho trẻ tham gia với bạn bè, đi công tác tập đoàn. Khi trẻ công tác giỏi, được khen ngợi, được bánh kẹo, hãy tập cho nó chia lại cho anh em, biểu lộ tình thông cảm cộng đồng.

nhẫn nại và dung thứ với trẻ là cách để sửa trị tính ích kỷ ở con

Thái độ thông cảm này thực hiện cách tự nhiên, coi mọi vật như của chung mọi người thừa hưởng và không nhìn theo nhãn giới cá nhân. Tập cho trẻ hướng theo chiều cộng đồng và rộng rãi là bước tiến mạnh mẽ trong việc cởi mở tâm hồn, kiến tạo trái tim của trẻ.

Bắt buộc con sửa ngay hành vi ích kỷ của mình

Khi con trẻ phạm một hành vi ích kỷ, hãy bắt nó sửa ngay và không cho trì hoãn. Nó sẽ hiểu ích kỷ là một tội bất công thật sự. Ví dụ thấy người anh đang vác nặng đồ vật, đứa em không muốn giúp đỡ, liền bắt nó làm công việc khó nhọc, nó sẽ hiểu những bất lợi của tính ích kỷ. Trong lúc này, lấy những câu chuyện để cắt nghĩa cho trẻ nghe tính cách xấu xa và nguy hại của ích kỷ.

Khuyến khích con trẻ mở rộng lòng mình với người khác

Gặp trường hợp thuận tiện, hãy khuyến khích con trẻ giúp đỡ bạn bẹ nghèo và khen lao công cuộc huynh đệ bác ái. Một khi ai thưởng quà bánh, tặng vật cho trẻ vì thái độ rộng rãi, vì đã thực thi bác ái, đã không nề hà khó nhọc.

Muôn phát triển tư cách vị tha huynh đệ của con trẻ, thì gia đình tránh mọi hành vi ích kỷ và thực hành đạo đức bác ái, bố thí cho người ăn xin một cách rộng rãi, gặp người láng giềng đến mượn con dao, cái kéo, chúng ta cho mượn dễ dàng, không kỳ kèo. Gặp nhân viên đến quyên tiền, giúp đồng bào thủy tai, chúng ta tiếp đãi niềm nỡ. Những lời nói đại lượng, những cử chỉ bác ái sẽ in sâu vào lòng con trẻ tinh thần vị tha và dẹp tan khuynh hướng vị kỷ.

Hãy dùng những phương pháp sửa trị tích cực này để dẹp tan khuynh hướng ích kỷ ở trẻ các mẹ nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại đây.

4 cách sửa tính lười biếng của trẻ

Nhiều khi con trẻ lười biếng, vì thiếu sức khỏe, vì trong mình khó chịu, không được khoan khoái. Khác với một khi đứa trẻ cường tráng, nó sẽ thích thú hoạt động, nhảy múa, làm một cái gì đó, chứ không chịu ở không.

Vậy nếu con yêu của bạn đang trong tình trạng lười biếng thì phải xử lý thế nào? Liệu có cách nào để sửa tính lười biếng của trẻ không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Hãy xem xét sức khoẻ của con

Khi thấy trẻ lười, chúng ta đừng vội gắt mắng, đừng đánh đập và rày la om sòm. Hãy xem xét sức khỏe của con: Trẻ ăn uống, nghỉ đầy đủ không? Nếu trẻ yếu mệt, không ăn được, không ngủ được hãy đem nó  đi  bác sĩ, xin khám nghiệm. Nếu trẻ có đủ sức khỏe, mà nó lười biếng. Chúng ta hãy nhìn vào khuynh hướng của nó. Một đứa trẻ không phải có tài về mọi mặt, những hình thức tinh thần rất khác nhau: Đứa này thích công việc chân tay, chăn nuôi, đồng ruộng đứa kia ham học hành, không thích việc chân tay, xem xét dụng cụ khoa học.

Nên chú trọng những khuynh hướng tự nhiên của trẻ, nhiều khi nó thiếu khả năng học bài chuyên môn, chứ không phải lười biếng. Vì vậy, không nên đi ngược khả năng của trẻ, đừng đòi nó quá nhiều, đừng bắt buộc nó ham thích những công việc trái với khuynh hướng của nó. Hãy giúp nó thực hiện khả năng để tập lần vào chuyên môn.

Trường hợp con trẻ lười biếng vì thiếu nghị lực, vì sợ vất vả, sợ cố gắng, bấy giờ mới tập cho nó thích thú làm việc, tạo thành những khuynh hướng. Tỉ dụ tập vào việc dễ dàng, trẻ thích ai, bảo nó giúp người ấy làm việc cho nhanh chóng. Dần lâu trẻ quen dần công việc, chúng ta cho nó việc hơi khó, theo dõi và giúp đỡ nó tiến dễ dàng, theo dõi và giúp đỡ nó tiến hành một cách thoải mái.

Gợi tinh thần ganh đua một cách kín đáo

Khuynh hướng chung là để nó thành công, chúng ta sẽ thưởng nó. Thấy thành công, chúng ta so sánh với những thất bại đã qua. Có thể gợi tinh thần ganh đua và so sánh với người bạn, cách kín đáo làm cho trẻ sẽ tin tưởng để đạt tới kết quả tốt, và phát triển khả năng dễ dàng, đó là kế hoạch khích lệ khôn ngoan. Một khi thấy con trẻ chớm nở sự lười biếng phải phạt ngay, đừng chờ đợi chi cả, kẻo làm hư những kết quả tốt đẹp ngày trước.

Lập một kế hoạch thật chỉnh chu và nghiêm chỉnh

sửa tính lười biếng của trẻ nên có một kế hoạch thật chỉnh chu

Phải lập một lề lối nghỉ ngơi và làm việc, đừng nghiêm ngặt quá, cần làm sao cho nó trung thành với tôn chỉ. Đặc biệt là hết sức tránh đừng cho con trẻ chia trí đến vật tầm thường, trong lúc đang làm việc, đang chú ý bổn phận. Điểm quan hệ là nhiều trẻ quen lười biếng, vì nhà giáo dục để mặc nó làm gì thì làm, không định hướng cho nó theo.

Phải bắt trẻ làm việc theo thời giờ hẳn hoi. Đây là điều quan trọng : Những trẻ làm việc ở nhà mất hai ba giờ, mà nếu làm ở trường chỉ một giờ là cùng. Đó là cách thức làm cho trẻ lười. Trong khi con cái đang làm bài, học hành, cha mẹ không nên sai bảo nó làm công việc vô ích. Con trẻ đi công tác theo lời cha mẹ, về sau rất khó tập trung tâm trí để học lại.

Thưởng phạt đúng cách để khích lệ tinh thần

Trong khi thướng phạt, chúng ‘ta cần cắt nghĩa cho trẻ hiếu sự hữu ích của công việc và những thành quả tốt đẹp của cố gắng. Những điều học được những việc đã làm, sự vui mừng đem đến cho kẻ khác, cho chính mình là phần thưởng khích lệ.

Để con trẻ có thể đạt tới thành công trong lời dạy bảo trên, cha mẹ hãy là tấm gương sáng trong gia đình về sự chuyên cần và đúng đắn trong công việc nhé. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ giúp trẻ bỏ được tính lười biếng của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bí quyết chăm sóc sức khoẻ cho con cái đúng cách tại đây để hỗ trợ tốt hơn cho việc sửa tính lười biếng của trẻ. 

Những điểm cần lưu ý khi đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ

Có thể nói, giáo dục và đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ là điều kiện cần để trẻ dần hoàn thiện bản thân mình và là bước đệm để trẻ tiến xa hơn đến sự toàn mỹ trong nhân cách.

Trước khi tìm hiểu về những điểm cần lưu ý trong việc đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ thì chúng ta nên hiểu ý nghĩa xã hội là như thế nào.

Ý nghĩa xã hội là như thế nào?

Trước hết phải công bằng và bình đẳng với mọi người. Phải có tinh thần bác ái, là yêu hết mọi người phải tôn trọng kẻ khác, dầu họ thê nào li nữa, họ xấu hay nghèo, họ bệnh tật đui mù, đều là đối tượng tình thương cộng đồng của chúng ta. Phải có tinh thần trách nhiệm và tinh thần cộng đồng trước những hành vi, dầu là hành vi nhỏ bé, dầu là hành vi trên cuộc đời kẻ khác, để xã hội lành mạnh và phong phú hơn.

Phải có tinh thần đoàn thể trên nhiều lãnh vực, nhiều môi trường mà chúng ta hoạt động. Sự lo lắng về ích lợi chung, là lợi của mọi người, làm cho chúng ta thực thi tình nghĩa đoàn thể. Đó là những điểm cốt yếu, cần chúng ta đem đến dạy dỗ con trẻ ngay lúc còn thơ dại. Đây cũng là những điểm về ý nghĩa xã hội mà bạn nên biết.

Những điểm cần lưu ý khi đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ

Có 3 điểm chính bạn cần lưu ý khi đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ.

tinh thần hoà nhập với xã hội của trẻ

1. Phải thấm nhuần những ý tưởng xã hội vào tâm hồn con trẻ, để hiểu mình không phải là trung tâm của mọi người, của thế giới, phải hiểu rằng nhờ người này kẻ kia. Ví dụ hằng ngày con trẻ cùng như người lớn nhận ơn của bao người mà không biết,. Vì vậy, phải nghĩ đến người khác và đem hết khả năng đế giúp đỡ những tha nhân.

Chúng ta còn mở rộng nhãn giới của trẻ, để hiếu mình không phải là duy nhất trên đời. Trước mắt chúng ta có biết bao người đang sống, với bao nghề nghiệp, bao lãnh vực khác nhau. Chúng ta dùng những ví dụ như sự học trong trường, khi đi dạo ngoài phố, khi giao du với chúng bạn, sẽ nhấn mạnh vào ý tưởng tương trợ cộng đồng của đoàn thế.

2. Muốn cho trẻ thấm nhuyễn lâu dài về các ý tưởng trên, chúng ta lợi dụng mọi cơ hội dễ dàng như chuyện trò, thăm viếng để con trẻ thấy ngay sự cần thiết của đoàn thể, của người xung quanh.

3. Lấy hình vi làm mẫu mực để ánh hưởng vào con trẻ, uốn nó theo đời sống chung, quen chịu vất vả, quen với hy sinh để ích cho kẻ khác và giúp cho xã hội phong phú hơn.

Nếu bạn lưu ý và giúp con trẻ thực hiện tốt những hành động trên thì chắc chắn rằng, tinh thần xã hội và sinh hoạt cộng đồng của trẻ với mọi người sẽ tốt hơn rất nhiều. Bạn cũng đừng quên tham khảo một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại đây để giúp con tiến bước nhanh hơn trên con đường đến sự toàn mỹ nhé.

Những yếu tố cần thiết trong giáo dục toàn diện con người

Để đạt được mong muốn cao nhất trong việc đào tạo con người, bạn cần phải giáo dục theo từng cơ năng. Và với trẻ nhỏ, sự giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Giáo dục thể xác, phát triển ngũ quan, điều khiển cảm xúc, đào tạo tinh thần, đào tạo lương tâm, rèn luyện ý chí và rèn luyện trái tim chính là yếu tố cần thiết trong giáo dục toàn diện con người.

Giáo dục thể xác

Thể xác con người liên kết chặt chẽ với tâm hồn, ảnh hưởng thật sự vào sinh hoạt tinh thần. Có thể nói, lúc vui vẻ thì tâm lý sẽ hứng thú, bữa ăn hóa ngon lành và tiêu hóa dễ dàng hơn. Lúc buồn, mọi sự đều tẻ nhạt và khó chịu, ăn uống mất ngon. Cũng có thể nói đó chính là hiệu quả của tình trạng thể xác con người. Vậy nên, giáo dục thể xác chính là yếu tố đầu tiên cần kể đến khi muốn giáo dục toàn diện một con người.

Phát triển ngũ quan

Khi mới sinh ra và lên mấy tháng, con trẻ đóng khung trong khuôn khổ nhất định, chưa biết gì đến dùng “ngũ quan”. Nhưng dần lâu, khi bé 1 tuổi và lớn hơn, ngũ quan cũng dần chớm nở, con trẻ biết sử dụng đôi chút ngũ quan, nó trông, nó sờ, nó ngửi. Mỗi ngày lớn dần, nó cảm thấy khá. Đòi lấy cái gì trông thấy, cái gì màu xanh sặc sỡ, nó quay đi quay lại để ngó cho kỳ cùng đồ vật màu mè trước mắt mà nó ưa thích. Vậy mới nói, sự phát triển ngũ quan là yếu tố cần thiết trong giáo dục con người.

Điều khiển cảm xúc

điều khiển cảm xúc là 1 trong những yếu tố quan trọng

Cảm xúc ở đây là nguồn phản ứng trước các vật và mọi người, là mọi nguồn xúc động như vui buồn, sướng khổ, xấu hổ, hân hoan, ước mong, nghịch thuận, đó là những biểu lộ cảm giác thường xuyên trong con người. Nói được rằng cảm xúc làm con người rung động khi tiếp xúc với sự vật ngoại giới, biểu lộ bằng cử chỉ, lời nói, tiếng kêu, nước mắt, thái độ, màu da mặt và nhiều dấu hiệu khác. Cảm xúc là sức mạnh vô tư, có thể đưa con người đến chỗ hy sinh cao cả, nó không nhất mực và không điều hòa, nó lên cao, rồi xuống thấp, lúc bổng lúc trầm. Điều khiển cảm xúc là yếu tố vô cùng quan trọng và bạn nên chú ý đến khi muốn giáo dục toàn diện một con người.

Đào tạo tinh thần

Lý trí con trẻ nẩy nở lần theo kinh nghiệm của cảm giác, và cũng nhờ sự xuất phát của cảm giác và lý trí nhớ cũng như trí tưởng tượng tiến triển ra ngoài. Cảm giác, trí nhớ và trí tưởng tượng phát triển trước và làm đà cho lý trí nảy nở. Cũng như cây sinh quả là nhờ sinh lực màu đất đem lại những yếu tố cần thiết.

Đào tạo lương tâm

Có thể nói, địa hạt bên trong của nền giáo dục chính là đào tạo lương tâm con trẻ. Lương tâm là quan xét công minh và đúng mức nhất mà bạn không nên xem nhẹ yếu tố này.

Rèn luyện ý chí

Trái tim tốt, lương tâm ngay thẳng, nhưng ý chí lỏng lẻo sẽ làm cho con người nhút nhát, không can đảm xông pha và hành động hy sinh. Ý chí là rất quan trọng, nó như nhựa sống của con trẻ, không gì thay thế nổi. Không nhựa, làm sao cây lớn lên và đứng vững. Đó là vấn đề căn bản của nền giáo dục, phải dạy cho con trẻ điều khiển mình.

Rèn luyện trái tim

Tình yêu là hy sinh, là ban phát ra ngoài. Trái tim là sức mạnh biểu lộ tình yêu, hay nói đúng ra là nơi xuất phát tình yêu để hi sinh, để hành động. Trái tim còn là nguồn tìm lực, không bị cưỡng bách bởi sức bên ngoài, là chúng ta hành động vì yêu, vì thích, khoái trá. Tình yêu làm nên giá trị của một con người, là sức mạnh lôi kéo con người làm việc. Trái tim một khi hư hỏng, sai lệch, là con người hư hỏng. Khi trái tốt là toàn thể con người tốt.

Có thể nói, đây là những yếu tố không thể bớt đi khi muốn giáo dục toàn diện một con người. Bởi mỗi yếu tố đều mang cho mình một nhiệm vụ khác nhau và chúng đều hỗ trợ nhau trong quá trình hoàn thiện.