Phương pháp giáo dục mầm non giúp con rèn luyện tư duy toán học

Khi con có tư duy tính toán nhanh sẽ giúp thể hiện được trình độ và kết quả học tập vượt trội so với các bạn đồng trang lứa. Tư duy tính toán nhanh còn giúp con có hứng thú hơn với các môn học tự nhiên và trở nên nhạy bén hơn khi nhìn nhận và phân tích vấn đề. Vậy, làm thế nào để giúp con rèn luyện tư duy toán học ngay từ . Hãy cùng tham khảo phương pháp giáo dục mầm non dưới đây.

Dành thời gian cho con

Đối với con, đặc biệt là trẻ mầm non, việc dành thời gian cho trẻ không bao giờ là thừa. Và điều này cũng vô cùng hữu ích khi rèn luyện tư duy toán học cho con.

>>>Xem thêm: Chọn chương trình giáo dục mầm non tại các trường quốc tế – Nền tảng cho con phát triển toàn diện

Theo các chuyên gia, ngay từ khi con khoảng 2-3 tuổi, cha mẹ nên để cho bé làm quen với toán học thông qua con số, số lượng, kích thước to nhỏ… một cách cơ bản nhất.

Ở lứa tuổi từ 4 tuổi trở lên, bố mẹ nên cùng con thực hiện những hoạt động như:

Giúp trẻ hiểu ý nghĩa các con số:

Khi mới bắt đầu, ba mẹ nên giúp con phát triển cảm giác về các con số, giúp con hiểu được ý nghĩa của những con số trước khi hiểu được khái niệm cộng, trừ. Vì khi con hiểu được những phép tính cộng trừ, con sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng thực hiện tính toán hơn.

Dạy trẻ cách đếm nhảy:

Dạy trẻ cách đếm nhảy, sẽ giúp con hiểu được bản chất của các con số, cũng như học cách tính nhanh. Ví dụ, khi bạn cho trẻ đếm cách 2 đơn vị để được dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10… Trẻ sẽ học cách cộng thêm 2 vào sau mỗi số để được số kế tiếp, và khi trừ đi 2 thì sẽ được con số trước nó. 

Giúp trẻ học cộng trừ nhân chia theo đúng bản chất:

Cha mẹ có thể lấy ví dụ từ những hoạt động hàng ngày của con, ví dụ như từ việc mỗi ngày con ăn 1 trái táo, thì sau 1 tuần con sẽ ăn hết mấy trái? Lúc này, bạn có thể dạy con hiểu về phép cộng. 

Tiếp tục là ví dụ trên, sau 2 tuần con sẽ ăn hết mấy trái? Lúc này, bạn có thể dạy con hiểu về mối quan hệ giữa phép cộng với phép nhân.

Để dạy con về phép trừ, bạn có thể lấy ví dụ tương tự với 7 quả táo, sau khi con ăn 2 quả thì sẽ còn bao nhiêu quả? 

Còn với phép chia thì hãy hỏi trẻ, với 7 quả táo, con ăn hết sau 7 ngày thì mỗi ngày con sẽ ăn mấy quả? 

Khi dạy con về các phép tính, bạn đừng tính cho bé mà hãy để bé tự tính. Hãy lấy mua táo về để làm ví dụ thực tế cho con tự đếm và tính, giúp con dễ hình dung được các câu hỏi bạn đưa ra hơn.

Lựa chọn cho con phương pháp học phù hợp

Sau khi áp dụng các bước trên để giúp con làm quen với môn toán, cha mẹ hãy dựa vào khả năng của con để lựa chọn phương pháp học phù hợp nhất với con. 

Về phương pháp học toán học, hiện nay có rất nhiều phương pháp học như: Toán tư duy Soroban, Toán tư duy kiểu Mỹ, Học toán kiểu Nhật….

Nhìn chung, mỗi phương pháp đều sẽ có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với khả năng của từng em. Bố mẹ có thể tham khảo thêm thông tin trên Internet để chọn phương pháp học phù hợp cho con.

Trong số các phương pháp kể trên thì toán soroban hiện nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật Bản, giúp trẻ học cách tính nhẩm nhanh hơn. 

Đây không chỉ là phương pháp giúp bé rèn luyện khả năng toán học nhanh nhạy, chính xác. Mà còn là một môn thể thao “não bộ” cực tốt để phát triển toàn diện tư duy của cả bán cầu não trái lẫn não phải.

Đặc biệt, trẻ còn có thể phát triển các kỹ năng khác như: Khả năng tập trung cao độ, Kỹ năng xử lý tình huống, Khả năng tưởng tượng, Tính kiên nhẫn…

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo thêm về các phương pháp giáo dục trẻ mầm non khác nhằm phát triển con toàn diện về các kỹ năng sống, các kỹ năng học thuật,… 

Trên đây là chia sẻ của trường quốc tế Việt Úc về phương pháp giáo dục giúp con rèn luyện tư duy toán học ngay từ bậc học mầm non.