Categories: Mẹ và bé

Sinh non và sinh muộn – dấu hiệu và cách đề phòng

Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường hay gặp nhiều nguy cơ, bệnh lý phức tạp và khó điều trị hơn. Vì vậy các mẹ cần nắm bắt thông tin để tránh trường hợp này xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sinh non và cách tránh đẻ non

Dấu hiệu

  • Thời gian sinh khi mang thai trong 28 tuần (7 tháng tức là 196 ngày) cho đến khi chưa đủ 37 tuần (258 ngày ), bé sinh ra có trọng lượng 1000-2449 gr thì được gọi là đẻ non.
  • Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung có hiện tượng co bóp là điều bình thường, đặc biệt cảm giác này càng thấy rõ vào ban đêm, tuy nhiên cứ 15 phút xuất hiện hiện tượng tử cung co bóp 2 lần trở lên thì bạn đã có dấu hiệu đẻ non.
  • Nếu trong thai kì từ tuần thứ 20-37 mà bạn vẫn còn có cảm giác đầu áo choáng váng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi của bạn, có thể dẫn đến sinh non.
  • Vỡ nước ối, có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Khi vỡ ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé

Cách tránh đẻ non

  • Trong quá trình mang thai người mẹ hết sức cẩn thận, không va đập phần bụng, không nên đến chỗ đông người, không vấp ngã, không xách vật nặng hoặc với vật trên cao,…
  • Không được kích thích vào vùng bụng, tạo thói quen đi vệ sinh tốt, không để táo bón hay tiêu chảy, tránh kích thích co bóp tử cung, điều độ trong quan hệ tình dục,…
  • Cần nghỉ ngơi, tránh căng thẳng thần kinh, buồn phiền, mệt mỏi,…
  • Tích cực điều trị các bệnh phát sinh như bệnh tim, thận, cao huyết áp, đồng thời, đề phòng các dấu hiệu song thai, ngôi thai trước, nước ối quá nhiều,…

Những dấu hiệu nhận biết sinh muộn và cách phòng ngừa thai quá ngày

Dấu hiệu nhận biết

Hiện nay không có một tiêu chuẩn nào cho phép khẳng định chắc chắn thai già tháng, tuy nhiên tốt nhất có thể dựa vào: Ngày kinh cuối cùng, siêu âm và lượng nước ối, nếu phụ nữ mang thai trên 42 tuần mà vẫn chưa sinh thì đang có dấu hiệu sinh muộn.

Cách phòng ngừa thai nhi quá ngày

  • Bạn cần phải nhớ rõ ngày kinh nguyệt đầu tiên của mình là ngày nào để từ đó bác sĩ đưa ra ngày dự sinh chính xác nhất.
  • Đối với những chị em có vòng kinh không đều hoặc quá dài,  bạn cần giữ cẩn thận phiếu khám thai và siêu âm thai trong quý đầu của thai kỳ, tốt nhất là khi trễ kinh được 3 tuần để sau này bác sĩ có bằng chứng khoa học cho việc xác định tuổi thai và dự đoán ngày sinh.
  • Bạn cũng cần phải thăm khám sức khỏe thường xuyên trong quá trình mang thai. Nếu quá ngày sinh dự kiến từ 5 ngày trở lên, bạn phải đến bệnh viện thăm khám để được xử lý kịp thời. Phòng tránh rủi ro đáng tiếc cho mẹ và bé
  • Nếu đến ngày dự sinh, bạn vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, hãy đến bệnh viện sản khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Để tránh những trường hợp sinh non hoặc sinh muộn, thai phụ cần phải theo dõi và nhớ ngày kinh cuối cùng để có thể tính tuổi thai được chính xác hơn. Việc khám thai định kỳ thường xuyên cũng giúp giảm đi những biến chứng do thai bị già tháng.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao cần có bộ phận chuyên trách theo dõi và duy trì xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…

4 days ago

Yếu tố cần lưu ý về học phí các trường quốc tế tại TPHCM

Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…

4 days ago

Tại sao giáo dục giới tính cần được đưa vào chương trình học chính thức?

Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…

1 week ago

Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1: Làm sao để bé yêu thích môn toán?

Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…

1 week ago

Tại sao trường mầm non song ngữ Thủ Đức – VAS là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ?

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…

2 weeks ago

Làm sao để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phát triển khả năng hợp tác với bạn bè?

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…

2 weeks ago