Tìm hiểu về chương trình giáo dục mầm non là gì?

Chương trình giáo dục mầm non là gì? Có bậc phụ huynh nào vẫn còn thắc mắc về câu hỏi này. Bài viết ngày hôm nay sẽ đem đến cho các bạn một câu trả lời tổng quát về chủ đề này.

Chương trình giáo dục mầm non là gì?

Giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng trong quá trình xây dựng, đào tạo trẻ, đây là nền tảng cốt yếu trong hệ thống giáo dục không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới. Mục tiêu của chương trình giáo dục nhằm nuôi dưỡng, dạy dỗ các em phát triển toàn diện thể chấ, trí tuệ và tinh thần. Từ đó hình thành nên nhân cách tốt, hành trang để bước lên những lớp học cao hơn.

Ở mỗi lứa tuổi lại có cách giáo dục khác nhau phù hợp với tư duy và nhận thức của các trẻ. Nhiều phụ hyunh nghĩ rằng lứa tuổi mầm non chưa cần phải dạy dỗ gì nhiều. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm, vì nhân cách của trẻ được hình thành trong giai đoạn mẫu giáo nhiều nhất.

Chương trình giáo dục mầm non

>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)

Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non

Phát triển nhận thức ở trẻ

Trước khi được tiếp nhận giáo dục bài bản trong môi trường giáo dục thì trẻ vẫn nhận sự dạy dỗ từ ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, sự quan tâm và chăm sóc này chỉ giới hạn trong môi trường nhỏ khiến nhận thức của trẻ chưa được mở rộng nhiều. Do đó, cho trẻ tiếp nhận môi trường giáo dục toàn diện từ sớm, chính là cách trẻ phát triển được các kỹ năng cơ bản như quan sát, nhận diện, so sánh, phân biệt giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.

Phát triển thể chất

Với các chương trình giáo dục mầm non hiện đại, trẻ được vui chơi, trải nghiệm nhiều hơn học kiến thức sách vở. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn đồng thời thể chất được nâng cao.

Các hoạt động vui chơi, thể dục tại trường giúp trẻ cải thiện sức khỏe, chiều cao, sức đề kháng, linh hoạt hơn chỉ quanh quẩn trong nhà.

Chương trình giáo dục mầm non phát triển thể chất

Phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Khi ngôn ngữ phát triển trẻ sẽ dễ dàng diễn đạt ý nghĩa câu nói của mình, từ đó chúng linh hoạt hơn các trẻ khác. Việc nâng cao ngôn ngữ giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc và học ngôn ngữ mới tốt hơn.

Phát triển đời sống tinh thần

Bên cạnh phát triển tư duy, nhận thức, sức khỏe thì đời sống tinh thần là điều không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục mầm non. Từ kiến thức đã học trẻ sẽ bao dung, lễ phép với người lớn, biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh. Phát triển đời sống tinh thần cũng là cách trẻ khơi dậy năng khiếu bản thân.

Điều cần thiết ở mỗi giáo viên mầm non

Vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng vì là người đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách và năng lực của trẻ. Giáo viên mầm non là một trong những ngành nghề mang tính đặc thù cao. Để truyền đạt tốt chương trình giáo dục mầm non bên cạnh có kiến thức chuyên môn người giáo viên cần có những yếu tố dưới đây như:

Yêu quý trẻ nhỏ

Để có thể trở thành một giáo viên mầm non thì tình yêu thương trẻ nhỏ là điều kiện không thể thiếu. Tình yêu thương ấy giúp giáo viên dễ dàng tiếp nhận công việc hơn, là động lực kiên trì trước những áp lực và khó khăn trong công việc.

Sự kiên nhẫn và kiềm chế tốt 

Trong quá trình dạy trẻ mầm non không thể tránh khỏi trường hợp trẻ nghịch ngợm, không nghe lời. Điều này khiến giáo viên thấy khó khăn và vất vả rất nhiều trong việc dạy dỗ và chăm sóc. Do đó, sự kiên nhẫn và kiềm chế là liều thuốc giúp cô giáo vượt qua khủng hoảng này.

Bên cạnh đó các yếu tố như tinh thần trách nhiệm, kỹ năng sư phạm,… là yếu tố không thể thiếu của một giáo viên mầm non.

Kết,

Trên đây là những thông tin về chương trình giáo dục mầm non. Hy vọng rằng thông qua các kiến thức được chia sẻ ở trên có thể đem đến các bậc phụ huynh cái nhìn tổng quan về chủ đề này. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm chương trình giáo dục mầm non của trường quốc tế Việt Úc (VAS) tại đây.