Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai. Rạn bụng, ngứa và sưng phù chân, tiểu không kiểm soát có lẽ là quá đủ rồi. Thế nhưng lúc bạn bắt đầu cảm thấy tóc mình rụng nhiều hơn thì có lẽ bạn sẽ hoang mang tột độ. Ông bà ta đã nói:”Cái răng cái tóc là gốc con người” mà. Vậy nên hãy tìm hiểu xem nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề rụng tóc khi mang thai nhé.

Điều gì có thể khiến bạn rụng tóc khi mang thai?

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Rụng tóc – ác mộng của nhiều mẹ bầu

Có rất nhiều nguyên ngân gây rụng tóc. Đặc biệt khi một người trải qua một cơn sốc hoặc một sự thay đổi lớn làm thay đổi trạng thái cân bằng của cơ thể, sự phát triển của tóc sẽ bị ảnh hưởng. Bình thường cơ thể sẽ có 85% tóc (được hiểu là cả tóc và lông trên cơ thể) phát triển, còn 15% ở trạng thái “nghỉ ngơi”. Tuy nhiên khi trải qua những sự thay đổi lớn, con số này sẽ bị đảo ngược lại. Vậy nên chỉ có 15-20% tóc sẽ đảm nhiệm việc phát triển và tái tạo tóc mới cho cơ thể. Cơ thể phụ nữ khi mang thai đi kèm với sự giảm hormone estrogen có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc.

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Thông thường chứng rụng tóc khi mang thai chỉ là vấn đề tạm thời, mặc dù tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh con. Nhiều phụ nữ trải qua đỉnh điểm rụng tóc ở tháng thứ 4 sau sinh nhưng sau đó các nang tóc lại có xu hướng trẻ hóa trở lại. Đừng lo lắng quá nhiều, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 sau sinh, lượng tóc sẽ phát triển trở lại bình thường.

Những nguyên nhân gây rụng tóc khác bạn cần lưu ý

  • Mất cân bằng tuyến giáp
  • Thiếu máu hoặc thiếu sắt
  • Thiếu Vitamin B12
  • Không cung cấp đủ Vitamin B9
  • Sảy thai hoặc thai chết lưu
  • Hóa trị
  • Bị sốc về thể chất hoặc tinh thần

Một số thông tin quan trọng về việc rụng tóc

  • Không phải phụ nữ nào cũng bị chứng rụng tóc khi mang thai
  • Bạn đang bị rụng tóc ở lần mang thai này không có nghĩa là lần tới bạn cũng sẽ bị tương tự.
  • Một số người thấy tóc của họ dày hơn ở tam cá nguyệt thứ ba và sau đó chẳng thấy sự thay đổi gì khác nữa
  • Một số phụ nữ thậm chí còn mọc tóc dày và nhiều hơn do hormone nam là testosteron chiếm ưu thế vì lúc này estrogen đã bị suy giảm khi mang thai.
  • Một số bà bầu bị vẩy nến hoặc gàu trước đó sẽ giảm các triệu chứng bệnh khi họ mang thai.

Các mẹ bầu nên làm gì khi bị rụng tóc

Trước tiên hãy xem đây là biểu hiện bình thường khi mang thai. Có người thì tóc mọc nhiều hơn, có người thì bị rụng tóc. Một số phụ nữ nhận thấy dùng dầu gội và dầu xả chứa Biotin và Silica sẽ giúp tóc họ dày và khỏe hơn. Nếu nang tóc của bạn không đáp ứng tốt với dầu gội và dầu xả, hãy phục hồi tóc với những sản phẩm xả tóc mạnh hơn (extra conditioner) và ủ tóc lâu hơn.

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc có chứa Biotin và Silica giúp tóc chắc khỏe hơn

Cắt các kiểu tóc phù hợp để tăng cảm giác dày, che phủ những phần tóc thưa hay hói. Không cột các kiểu tóc cao hay kéo căng tóc. Dùng lược thưa để chải đầu. Dặn thợ cắt tóc về vấn đề của tóc để tạo kiểu và hấp dưỡng tóc cho bạn.

Cung cấp thêm đầy đủ vitamin (B9, B12) và khoáng chất (Sắt) có thể sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề rụng tóc. Tuy nhiên bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Một trong những nguyên nhân khác gây rụng tóc là suy giảm chức năng tuyến giáp. Nếu không chữa trị mà để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy nếu cảm thấy không yên tâm, hãy đi khám sức khỏe để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn và trị liệu của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con mình. Ngoài ra nên đi khám thai định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện các triệu chứng bất thường khác.

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Thăm khám định kỳ để kịp thời xử lý triệu chứng rụng tóc do các bệnh lý nguy hiểm

Bạn mới tìm hiểu những vấn đề xoay quanh chứng rụng tóc khi mang thai. Hi vọng sau khi bạn đọc xong sẽ hiểu rõ hơn vấn đề của bản thân đang gặp. Thêm vào đó là những lời khuyên hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và mẹ tròn con vuông nhé!

 

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì mẹ bầu cũng nên chú ý đến vấn đề tiêm phòng. Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu và bé đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm và hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy mẹ bầu khi mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu mang thai lần đầu

Khả năng miễn dịch của phụ nữ sẽ yếu hơn bình thường khi mang thai, do đó các nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ bầu nào cũng đều mong muốn thai nhi có thể phát triển toàn diện và mạnh khỏe. Vì vậy, mẹ bầu mang thai lần đầu cần có kiến thức về những loại vắc xin cần tiêm và ghi nhớ lịch tiêm phòng để không bỏ lỡ mũi vắc xin nào. Vắc xin đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm. 

Khi có kế hoạch có em bé, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vắc xin

Khi có kế hoạch có em bé, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vắc xin

Trước khi mang thai

Mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn và một số trường hợp nên cần làm các xét  nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella. Nếu cơ thể mẹ bầu đã có kháng thể nghĩa là cơ thể thai phụ đã có sức đề kháng chống lại bệnh thì không cần tiêm.

Ngược lại, cần đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết nếu cơ thể mẹ bầu chưa có kháng thể. Vì tiêm phòng rất quan trọng đối với phụ nữ có thai vì nếu không may mắc một số bệnh trong thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non…

Những vắc xin mà phụ nữ trước mang thai lần đầu cần tiêm 

Sởi – quai bị – rubella: tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh: Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ).

Thủy đậu: Mẹ bầu nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh cho bé. Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng.

Cúm: Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Viêm gan B: Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao truyền sang cho thai nhi.

Hiện nay đã có vắc xin tích hợp phòng được 3 loại bệnh cùng lúc: Sởi - Rubella - Quai bị

Hiện nay đã có vắc xin tích hợp phòng được 3 loại bệnh cùng lúc: Sởi – Rubella – Quai bị

Các mũi tiêm này mẹ bầu nên tiêm trước khi có thai tối thiểu 1 tháng và để mũi tiêm có hiệu quả tốt nhất thì mẹ bầu nên tiêm trước thời gian mang thai 3 tháng và không được tiêm khi biết mình đã mang thai.

Trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu được chỉ định tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do độc tố trực khuẩn Clostridium tetan. 

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ sơ sinh mắc uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do vậy, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho mẹ bầu là việc làm cực kỳ quan trọng và cần thiết. 

Vắc xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của mẹ bầu tránh được tác nhân gây hại bên ngoài. Đặc biệt là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con. Mẹ bầu nên chú ý hoàn thành lịch tiêm vắc – xin chủng uốn ván tối thiểu trước ngày dự sinh 1 tháng.

Vắc xin tiêm ngừa uốn ván

Vắc xin tiêm ngừa uốn ván

Các mẹ bầu khi mang thai lần đầu nhưng chưa tiêm uốn ván trong khoảng 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi vắc xin để phòng bệnh, trong đó:

  • Mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ
  • Mũi tiêm thứ 2 cần được tiêm sau mũi thứ 1 tối thiểu là 1 tháng. 

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu chưa hoàn thành các vắc – xin cần thiết để ngăn ngừa viêm gan B, cúm,… trước khi mang thai thì có thể tiêm bổ sung, với sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ giải đáp được câu hỏi “mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì” của các mẹ bầu!