Những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của đời người, đặc biệt là giai đoạn não bộ phát triển và hoàn thiện. Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Dưới đây, chúng tôi sẽ nói rõ vấn đề mục tiêu chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
1. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ
Phát triển thể chất
Trẻ mầm non được vui chơi và trải nghiệm những hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non mới giúp chúng phát triển khỏe mạnh về thể chất. Giúp trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cải thiện chiều cao cân nặng, linh hoạt di chuyển, hoạt động các cơ quan một cách khéo léo. Đồng thời tạo dựng thói quen chăm sóc sức khỏe, vệ sinh các nhân và giữ an toàn cho bản thân mình..Thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non. Tập cho bé tính tự lập thành thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.
Phát triển nhận thức
Trước khi bước chân vào ngôi trường mầm non, trẻ hoàn toàn sống giới hạn trong môi trường gia đình. Mặc dù cha mẹ có quan tâm và dạy dỗ trẻ nhiều điều nhưng sự phát triển về nhận thức vẫn sẽ không có sự đột phá . Các bé Thích tìm hiểu thế giới xung quanh và có sự nhạy cảm của các giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác. Nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi. Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan hình ảnh.
Phát triển ngôn ngữ
Chương trình giáo dục mầm non còn giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ nhanh chóng. Đó là lý do vì sao hầu hết trẻ được đi lớp học hoạt ngôn và biết cách diễn đạt rõ ràng ý muốn của mình hơn so với những trẻ khác. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ nhanh giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với những ngôn ngữ mới, phát triển kỹ năng đọc viết khi vào lớp một.Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản.
Phát triển tình cảm xã hội
Khi được học các chương trình giáo dục mầm non hiện đại, trẻ dần phát triển về đời sống tinh thần. Trẻ học được sự bao dung, tình yêu thương, lễ phép với người lớn, không ích kỷ,… Trẻ cũng nhận ra rằng thế giới xung quanh nhiều điều tốt đẹp, từ đó phát triển năng khiếu nghệ thuật đang tiềm ẩn bên trong như thích múa, đọc thơ, nghe kể chuyện, vẽ, lắp ghép, xếp hình. Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm.
>>>Xem thêm:
2. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo
Phát triển thể chất
– Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi
– Có một số tố chất vận động như nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh mẽ và bền bỉ
– Thực hiện đúng và vững vàng các thao tác vận động cơ bản
– Biết định hướng trong không gian
– Vận động nhịp nhàng, biết phối hợp vận động với các giác quan
– Có kỹ năng thực hiện một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
– Hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe con người.
– Có 1 số kĩ năng, thói quen tốt trong việc ăn uống sinh hoạt, giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Phát triển nhận thức
– Ham hiểu biết, thích trải nghiệm và khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh
– Có khả năng quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại và ghi nhớ một cách có chủ định.
– Có khả năng giải quyết những vấn đề đơn giản theo các cách khác nhau.
– Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng hình ảnh, hành động, lời nói, cử chỉ,…Trong đó sử dụng ngôn ngữ nói là chủ yếu.
– Bắt đầu hiểu biết một chút về con người, sự vật, hiện tượng và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
Phát triển ngôn ngữ
– Biết lắng nghe và hiểu những lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
– Có khả năng biểu đạt bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt , điệu bộ,….
– Diễn đạt rõ ràng
– Giao tiếp có văn hóa
– Có khả năng nghe và kể lại câu chuyện, sự việc
– Cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao, ca dao phù hợp với độ tuổi.
– Có một số kĩ năng ban đầu trong việc đọc và viết.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
– Có ý thức về bản thân
– Có thể nhận biết và thể hiện tình cảm của mình với người khác, với sự vật, hiện tượng,…
– Có một số kĩ năng sống: tự tin, mạnh dạn, tự lực, hợp tác,…
– Có một số phẩm chất tốt: tự giác, tôn trọng, thận thiện, quan tâm, chia sẻ,…
– Chấp hành một số nguyên tắc, quy định trong sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng và trường mầm non.
Phát triển thẩm mỹ
Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.
Trong thời gian tới, mục tiêu giáo dục mầm non mới được đề ra là giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tự lập, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được khả năng, năng lực của mình.
Điều này làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này, trẻ biết được những điều nên làm và những điều không nên làm.
Tạm kết
Trên đây là những mục tiêu chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Các phụ huynh có thể tham khảo và tìm hiểu trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS) tại đây.