Chương trình giáo dục mầm non – Nghệ thuật dạy trẻ biết yêu thương

Chương trình giáo dục mầm non – Nghệ thuật dạy trẻ biết yêu thương

Biết yêu thương, quan tâm đến người khác là biểu hiện cảm xúc mà ai cũng cần có và đối với các trẻ nên được rèn luyện, định hướng giúp trẻ có thể hòa nhập vào tập thể. Một đứa trẻ thiếu cảm xúc, không biết thể hiện tình yêu sẽ là một thiếu sót lớn trong cuộc sống, làm việc sau này. Vì vậy, cha mẹ và nhà trường nên có phương hướng dạy con ngày từ nhỏ để trẻ hiểu được yêu thương và biết yêu thương.

Làm gương cho con

Môi trường gia đình rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Việc giáo dục một đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình và cha mẹ chính là tấm gương của con nhỏ. Vì vậy, thể hiện yêu thương với người khác và giải thích ý nghĩa của những hành động đó cho con.

Giáo viên và học sinh trong giờ âm nhạc

Trẻ thường bắt chước rất nhanh, trong mắt chúng ba mẹ là người chúng luôn hướng tới nên hành động cẩn thận trước mắt con trẻ và giải thích để các con hiểu những hành động này. Tùy vào từng độ tuổi khác nhau và có các cách dạy con khác nhau, nhưng độ tuổi nào cũng cần dạy trẻ biết yêu thương.

>>> Xem thêm: Cách chọn chương trình mầm non song ngữ cho con tại TP.HCM

Dạy trẻ cách biểu hiện yêu thương

Yêu thương là bài học đầu tiên mà mỗi đứa trẻ có thể cảm nhận ngay từ khi trong bụng mẹ. Nhưng để các em thể hiện, bạn cần chỉ con cách thực hành. Biết kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bạn bè,… là một cách thể hiện tình yêu thương  một cách giản dị mà chân thành. Hãy khuyến khích trẻ thực hiện những hành động nhỏ nhưng thể hiện tình thương sâu sắc trong cuộc sống hằng ngày mà mọi người có thể cảm nhận được. Với tâm lý trẻ nhỏ đơn thuần,trong sáng nên trẻ sẽ biết thể hiện yêu thương linh hoạt hơn. Để trẻ không bị lợi dụng lòng tốt, phụ huynh nên dạy con không nên tin tưởng vào người lạ và không làm yêu cầu của họ tránh bị dụ dỗ.

Lắng nghe nhu cầu của trẻ

Trẻ được chăm sóc và nhận yêu thương từ cha mẹ từ đó trẻ cũng ý thức được mình cũng cần thể hiện yêu thương với người khác mà trước hết là cha mẹ. Dành sự yêu thương cho con không có nghĩa  là nuông chiều quá mức tránh việc trẻ coi yêu thương là đương nhiên.

Thầy cô luôn quan tâm chu đáo đến học sinh

Quan tâm đúng mức là quan sát hành động, lắng nghe suy nghĩ, tâm tư, nhu cầu của trẻ để có cách cư xử thích hợp. Với những đòi hỏi không hợp lý nên giải thích cho trẻ hiểu việc đó không nên. Cha mẹ là nền tảng đầu tiên để trẻ thấy được yêu thương. Vì vậy, lắng nghe để tạo môi trường thuận lợi cho trẻ quan tâm tới người khác. Hơn nữa, việc dạy trẻ yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là tiền đề vững chắc sau này cho con.

Khen ngợi khi trẻ có hành động tốt

Đây là một trong những cách khuyến khích trẻ hơn nữa khi có những hành động đúng đắn. Các bậc phụ huynh nên khen ngợi trẻ thường xuyên, thỉnh thoảng tặng trẻ những món quà nhỏ như bánh kẹo, hay những món ăn yêu thích của con để làm động lực cho trẻ làm tốt hơn nữa. Các bạn cũng nên nói lý do trẻ được thưởng để con biết rằng hành động mình vừa làm là tốt và tạo nên ý thức vào những lần sau. Sống chan hòa, giàu lòng yêu thương sẽ được mọi người quý mến. Vì vậy, hãy dạy trẻ từ nhỏ để hình thành thói quen khi lớn lên. Tuy nhiên người cần có sự thống nhất trong lời nói và hành động để trẻ hiểu được và cảm nhận sự cần thiết của tình yêu thương trong cuộc sống.

>>> Xem thêm: Chương trình học mầm non của trường quốc tế Việt Úc (VAS)

Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

Ngay từ khi con nhỏ, những lời ru, câu thơ của mẹ đã in sâu vào  trong tâm trí trẻ. Ba mẹ có thể thông qua những tác phẩm này để trẻ cảm nhận yêu thương, khi lớn lên một chút, bạn có thể phân tích cho con hiểu yêu thương được thể hiện qua các tác phẩm văn học hay bất kỳ thể loại nào mà bạn từng đọc. Điều này rất tốt để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ.

Giáo viên thân thiết với học sinh

Hãy kể cho trẻ những câu chuyện về những tấm gương, số phận không may nhưng vẫn nỗ lực như thế nào cho cuộc sống và kết quả được mọi người trân quý, yêu thương như thế nào để trẻ biết cách chủ động tự nhủ bản thân phải cố gắng, nỗ lực và biết yêu thương mọi người hơn.

Kết,

Hy vọng với những chia sẻ của mình ở trên về chương trình giáo dục mầm non để trẻ biết yêu thương, quan tâm tới mọi người xung quanh sẽ giúp cha mẹ nhận ra tầm quan trọng khi dạy trẻ biết cách thể hiện tình yêu thương, giúp đỡ mọi người lúc khó khăn. 

Giáo dục mầm non – Phát triển sự tự tin bên trong con trẻ

Sự tự tin cần thiết như thế nào? Ít khi chúng ta để ý rằng sự tự tin của một người cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ. Do đó, để giúp trẻ tự tin hơn các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện thiếu tự tin ở trẻ để có phương pháp nuôi dưỡng tính tự tin cho trẻ từ giáo dục mầm non. Chính xác là sự tự tin hay tự ti ở bé sẽ bộc lộ dần khi chúng tham gia vào môi trường mới, đặc biệt là những năm đầu khi bước vào mẫu giáo.

Sự khác nhau giữa tự tin và thiếu tự tin

Đối với những trẻ tự tin thì luôn hoạt động độc lập và thấy tự hào với những việc đã hoàn thành. Trẻ có khả năng chịu thất bại, cố gắng thực hiện nhiệm vụ mới và giúp đỡ người khác. Ở trạng thái cao hơn, trẻ có thể tự kiểm soát cảm xúc của bản thân mình.

Còn đối với những trẻ thiếu tự tin thường không muốn thử làm điều mới lạ và chúng khó chịu khi bản thân gặp khó khăn. Đặc biệt chúng không có khả năng chịu đựng thất bại từ đó dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.

Giáo dục mầm non 1

Trong quá trình phát triển ở trẻ, phụ huynh đóng một vai trò quan trọng là dẫn dắt, hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Dưới đây là một số gợi ý giúp phụ huynh tạo điều kiện để trẻ phát triển sự tự tin của mình:

Khích lệ trẻ mỗi ngày

Khi trẻ hoàn thành xong một công việc được giao hãy vui vẻ khen trẻ, cho trẻ thấy bạn hài lòng về những gì con làm được. Thông thường, bố mẹ chỉ biểu hiện thái độ tiêu cực khi trẻ không ngoan nhưng không biết khích lệ khi trẻ làm điều gì đó đáng khen. Chúng thường ghi nhớ những lời nói yêu thương mà bạn dành cho chúng. Và những lời nói ấy có tác dụng làm trẻ tự tin hơn và luôn được chúng nhớ tới.

Giáo dục mầm non 2

Dạy trẻ nói những lời tích cực với bản thân 

Tự nói những lời độn viên bản thân là một phần quan trọng trong những việc mà chúng ta nên làm. Nghiên cứu đã cho thấy, những lời nói tiêu cực sẽ đi kèm với biểu hiện lo lắng, suy nhược. Những gì chúng ta nghĩ sẽ phản ánh những gì chúng ta làm. Do đó, các bố mẹ nên dạy trẻ biết cách nói lời động viên và tích cực với bản thân. Chẳng hạn, khi trẻ nói “con không làm được”, thì các bậc phụ huynh nên nói “Con chưa làm được” để tạo cơ hội cho trẻ vượt qua thử thách.

Tránh phê bình bằng cách nhạo báng hay hạ thấp trẻ

Khi trẻ hành động không đúng, bố mẹ có thể phê bình con, tuy nhiên không nên sử dụng những từ ngữ làm trẻ cảm thấy bị nhạo báng hay bị hạ thấp. Điều quan trọng các bạn nên học nói “Bố/mẹ thấy rằng” thay vì “Con có thấy”. Bố mẹ nên có cách giao tiếp tôn trọng trẻ. Dạy trẻ tự đưa ra quyết định và nhận ra quyết định đúng bởi trẻ sẽ không nhận thấy được việc mình đã tự đưa ra quyết định.

Không nên đánh giá thấp khả năng của trẻ

Người lớn có xu hướng đánh giá thấp khả năng của trẻ, không tin trẻ có thể làm được. Bố mẹ nên giao cho con những nhiệm vụ đòi hỏi cao hơn một chút với khả năng của bé để giúp trẻ có nhiều trải nghiệm cần thiết hơn để phát triển giá trị bản thân. Do đó, các bậc phụ huynh nên thường xuyên giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có thể thành công kết hợp khen ngợi, động viên giúp trẻ hình thành tính chủ động và sự tự tin.

Giáo dục mầm non 3

Phát triển sự tự tin trong môi trường giáo dục mầm non

Trong các môi trường mầm non, cô giáo sẽ là người theo sát và có phương pháp phù hợp để phát huy sự tự tin bên trong mỗi bé. Nhà trường tạo điều kiện và cơ hội để trẻ được vui chơi, học tập cùng nhau trải nghiệm những kỹ năng mạnh dạn tự tin. Cho các bé tham gia hoạt động ngoại khóa, tham quan, lễ hội với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn và sinh động để trẻ tích cực mạnh dạn trong giao tiếp, kết bạn, vui chơi học tập theo nhóm ngay tại chính ngôi trường.

Giáo dục mầm non 4

>>> Tìm hiểu: Chương trình học mầm non trường quốc tế Việt Úc

Kết,

Tự tin là đức tính chỉ có thể rèn luyện từng ngày. Các bé sẽ trở nên tự tin nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp giáo dục mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ phát huy khả năng trong trẻ.