Hướng dẫn cách ăn uống cho trẻ trên một tuổi

Thời điểm này bé bước vào tuổi hoạt động nhiều, nhu cầu năng lượng của bé tăng hơn. Các mẹ vẫn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp bé được bổ sung dưỡng chất đầy đủ để phát triển thể chất một cách tốt nhất.

Đặc điểm nuôi dưỡng trẻ 1 tuổi

Bé khoảng 1 tuổi dần dần ăn một ngày bữa, nếu có điều kiện, mẹ hãy tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Nếu buộc phải cai sữa, mẹ hãy cho bé ăn sữa bột hai lần vào buổi sáng và buổi tối.

Sau khi cho bé ăn một ngày ba bữa, cha mẹ cần đảm bảo cho chất lượng bữa ăn: hàm lượng chất đạm phong phú trong thịt trứng, gan, đậu phụ,… cần thiết cho sự phát triển cơ thể bé. Cháo mì bột bổ sung năng lượng cho bé, các loại rau củ hoa quả bổ sung vitamin, chất khoáng, chất xơ, thúc đẩy trao đổi chất và tiêu hóa.

Cần đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ

Muốn trẻ lớn nhanh mẹ cần phải điều chỉnh 3 bữa cho hợp lí, phối hợp khoa học các món trứng thịt, rau, cá. Bé ở giai đoạn này vẫn chưa mọc hết răng, nhai vẫn chưa được kỹ, chính vì thế cần nấu các món ăn mềm để bé dễ tiêu hóa hấp thụ. Bé một tuổi cần bổ sung vitamin A, D và canxi, điều này cha mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảng tham khảo bữa ăn một ngày của trẻ

Buổi sáng  8:00     sữa 150ml, bánh mì 25g, một cái bánh trứng
                  10:00   một ít bánh quy, sữa chua 50 – 110ml
Buổi trưa   12:00   cháo cà rốt, thịt bò; đậu phụ 60g
Buổi chiều 15:00   chuối hoặc táo 100g, 1 miếng bánh ngọt
                  18:00   cháo sườn đậu xanh
Buổi tối     21:00   sữa 250ml

Làm chè hoa quả dành cho trẻ 1 tuổi

Chè đào

  • Nguyên liệu: Đào tươi, đường trắng
  • Cách làm: Đào tươi mua về rửa sạch, cho vào nước sôi chần qua, vớt ra bóc vỏ sau đó bổ ra bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ. Đổ nước vào nồi cho đường trắng vào đun, tiếp tục cho đào thái miếng vào, đun sôi khoảng 2 phút, tắt bếp múc ra bát để nguội là ăn được.
  • Công dụng: Có tác dụng nhuận tràng, thông tiện.

Chè chuối

  • Nguyên liệu: chuối 800gr, sữa bò 600gr, đường trắng 120gr, bột củ sen 15gr, nước.
  • Cách làm: chuối bóc vỏ thái miếng nhỏ. Cho một ít nước vào bát, hòa tan bột củ sen đợi dùng. Cho sữa bò vào nồi, đổ thêm ít nước trắng đun sôi, cho nước bột củ sen đã khuấy đổ vào đến khi sôi thì bắc xuống để nguội là dùng được.
  • Công dụng: món chè ngọt mềm, mát, dễ tiêu hóa, giúp bổ sung vitamin cho bé.

Chè dứa

  • Nguyên liệu: Cùi dứa tươi 250gr, anh đào đỏ 30gr, đường phèn 80gr, bột củ sen 15gr, nước. 
  • Cách làm: dứa thái miếng to bằng quả anh đào. Anh đào rửa sạch bỏ vỏ và cuống. Sau đó cho một ít nước vào bột củ sen khuấy đều và đợi dùng đến. Tiếp đến cho dứa vào nồi cùng đường phèn và một ít nước đun sôi, tiếp tục cho anh đào vào đun sôi thêm khoảng 2-3 phút rồi cho nước bột củ sen vào khuấy đều, sau khi sôi lại thì bắc xuống để nguội là được.
  • Công dụng: Có tác dụng ngăn ngừa tiêu hóa kém và đi ngoài ở trẻ nhỏ

Khi trẻ được 1 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, chính vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ để trẻ có thể phát triển thể chất một cách toàn diện.

Phát triển năng lực tư duy cho trẻ bằng phương pháp dạy của người Nhật

Việc dạy chữ cái cho trẻ sẽ gặp khó khăn và không thể mở rộng vốn từ cho trẻ nếu không thể tiến hành một cách có hệ thống chính xác. Thậm chí, điều này là rất quan trọng khi dạy chữ cho trẻ từ sơ sinh. Vì vậy, cha mẹ phải học cách dạy chữ cho con ngay từ khi con còn bé.

Trình tự dạy chữ cho trẻ

Giai đoạn bắt đầu: Chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển của con
Giai đoạn 1: Tập đọc các âm đơn
Giai đoạn 2: Tập đọc các từ ghép
Giai đoạn 3: Tập đọc đoạn văn ngắn
Giai đoạn 4: Tập đọc đoạn văn dài
Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày giai đoạn bắt đầu và giai đoạn 1.

Giai đoạn 4: Tập đọc đoạn văn dài

Giai đoạn bắt đầu.

Khi bé được 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể dán bảng chữ cái lên tường, vừa chỉ vào từng chữ vừa đọc to để trẻ nghe rõ phát âm. Mỗi ngày, hãy đọc 4 hoặc 5 lần, mỗi lần khoảng 1 phút. Thoạt đầu, bé có thể sẽ không quan tâm, nhưng không lâu sau, các mạch chữ cái sẽ phân bố bên trong não bộ của bé, khiến bé bắt đầu chú ý đến những chữ cái cụ thể.

Cùng trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên mua truyện tranh, cho bé cầm rồi cùng với bé vừa nhìn sách vừa đọc cho bé nghe. Mỗi ngày cha mẹ nhất định phải dành thời gian đọc sách có hình với bé, một quyển sách có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Quan trọng là cha mẹ cần đọc chậm, vừa đọc vừa chỉ cho bé các chữ cái. Vì thế, truyện tranh sẽ rất phù hợp cho bé, bởi chữ to và số lượng chữ không nhiều. Việc bé sớm được làm quen với truyện tranh sẽ hình thành ở bé sở thích đọc sách, nuôi dưỡng và phát triển năng lực tập trung.

Bằng phương pháp nuôi dạy như trên, đến khoảng 1 tuổi, bé sẽ bắt đầu nhớ mật chữ, và lúc nhìn thấy chữ, tranh vẽ trong sách, bé sẽ rất hứng thú. Đến tầm 1 tuổi rưỡi, khi mẹ đọc truyện tranh cho bé nghe, bé sẽ rất im lặng và tập trung nghe mẹ nói. 

Giai đoạn 1: Học từ đơn

Trước tiên, bé phải đọc được hết từng chữ trong bằng chữ cái. Cha mẹ phải dạy cho trẻ biết hết tổng cộng là có 29 chữ cái tiếng Việt.

Ngoài ra, phải dạy trẻ:
1. Chữ nhìn gần giống nhau nhưng có cách đọc khác nhau: như u, ư, o, ố, ô,…
2. Trường âm
3. Nguyên âm đôi: ôi, ối, ai, v.v…

Cha mẹ nên dạy con làm quen mặt chữ bằng cách dạy con chơi những tấm thẻ. Hãy chuẩn bị 29 tấm thẻ viết từng chữ cái và những tấm thẻ có hình các vật có chữ cái đầu tiên là 29 chữ cái đó, ví dụ hình con mèo cho chữ M. Về cách chơi, tôi sẽ giới thiệu phương pháp học bảng chữ cái Hiragana của Nhật Bản theo kiểu shichida. Đây là phương pháp có thể giúp trẻ nắm vững bằng chữ cái Hiragana chỉ trong 10 ngày.

Các mẹ hãy cho bé làm nhiều lần. Thường thì, một trẻ bình thường từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi đã có thể hiểu và trả lời được chính xác những điều trên. Nếu trẻ được giáo dục từ 0 tuổi thì sẽ còn làm được sớm hơn nữa. 

Mách mẹ phương pháp giáo dục trí tuệ khoa học cho con

Trong các nghiên cứu khoa học, yếu tố cha mẹ là quan trọng nhất trong việc phát triển trí tuệ cho con mình, giúp con xây dựng tính tự giác, có tinh thần tự lập, không dựa dẫm vào bố mẹ.

Làm vở học chữ cho trẻ

Cha mẹ hãy áp dụng những cách thức sau đây để tăng vốn từ vựng cho con: Tặng vở học chữ cho con, mỗi trang vở phải có các chữ cái theo thứ tự a b c. Phía bên phải mỗi trang, cha mẹ hãy viết bảng chữ cái theo thứ tự a b c cho trẻ. Sau đó, hãy cho con viết tiếp theo các chữ đầu tiên đó ở từng trang vào thời điểm thích hợp. Hãy dạy con biết phân biệt danh từ, động từ, tính từ. Bằng cách này, vốn từ của con sẽ cực kỳ phong phú, và cha mẹ có thể dạy cho trẻ các kiến thức một cách chính xác.

Ghi lại những quyển sách đã đọc

Cha mẹ hãy ghi lại tên những cuốn sách mà con đã đọc. Khi 2 tuổi, trẻ đã đọc được những cuốn sách này, sách kia. Vì vậy, cách khuyến khích con đọc nhiều sách hơn và ghi nhớ tốt hơn là cha mẹ hãy hỏi con cuốn sách đó có bao nhiêu trang và con nhớ được bao nhiêu.
Những ghi chép quý giá này sẽ giúp con tự rèn luyện trong quá trình trưởng thành, cha mẹ hãy tin rằng, mỗi lần mình ghi thêm số trang con đã đọc ở mỗi cuốn là mỗi lần giúp trẻ phát triển tinh thần qua từng giai đoạn.

Mỗi lần mình ghi thêm số trang con đã đọc ở mỗi cuốn là mỗi lần giúp trẻ phát triển tinh thần

Cho trẻ tự học

Trẻ con thường rất dễ bị cuốn hút bởi những thứ mới lạ, vì thế hãy tặng cho con một quyển từ điển dành cho trẻ em và hãy cùng con tìm hiểu cách viết chữ đúng, cũng như ý nghĩa của từ.
Có những lúc dù ta biết được địa chỉ nhưng khi lên xe thì mãi không nhớ ra đường, mà phải dựa vào bản đồ, hoặc vừa đi vừa hỏi mới nhớ ra được. Tương tự như vậy, trẻ sẽ dễ tiếp thu được kiến thức nếu con buộc phải tra từ một cách khó khăn, vất vả, hơn là chỉ dựa vào sự chỉ dạy của cha mẹ rồi lại quên ngay sau đó. Ví dụ, khi tra từ “máu”, hãy để trẻ tự tìm hiểu các nghĩa khác nhau của từ “máu”. Để trẻ tự ghi nhớ từ ngủ một cách logic tuy khó khăn với con, nhưng nếu làm được như vậy, con sẽ có thể ghi nhớ được từ một cách chính xác và rõ ràng hơn. Như vậy, cần cho con tiếp xúc, làm quen dần với từ điền càng sớm càng tốt.

Cho trẻ vận động đủ

Cha mẹ không nên chỉ chú trọng giáo dục trí tuệ cho con trẻ mà còn cần quan tâm đến việc giáo dục trẻ từ 0 tuổi trên mọi phương diện như sức khỏe, thể thao, đạo đức, giáo dục, tình cảm.

Khi trẻ lên 2 tuổi, hãy cho con đi bộ đều đặn mỗi ngày. Quy định con mỗi ngày phải đi từ 10 – 20 mét và cũng nên bắt đầu cho con tập chạy. Khả năng vận động của một đứa trẻ cũng giống như khả năng trí tuệ. Nếu bắt đầu từ độ tuổi này, khả năng vận động vốn có của trẻ sẽ sớm được định hình. Nhờ đó, khi vào tiểu học, những đứa trẻ được lựa chọn làm tuyển thủ thể thao sẽ phát triển một cách đơn giản. Cha mẹ có thể cho con tập treo người lên xà khi chơi thể thao.

 “4 điều” cần nuôi dạy trẻ

Cuối cùng, kiến thức quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ từ khi sinh ra cho đến khi bé được 1 tuổi là nuôi dạy theo phương thức “4 điều”: thứ nhất, yêu thương con; thứ hai, chăm sóc con; thứ ba, xây dựng ngôn ngữ cho con; và cuối cũng, khen ngợi con.

Tóm lại, khi chúng ta cùng chơi với trẻ, sự gắn kết về cảm xúc, thông hiểu về thói quen tư duy, xử lí tình huống sẽ là chất xúc tác giúp trí não của trẻ phát triển. Đồng thời, nếu muốn phát triển bằng hình thức dinh dưỡng, mời bạn nhấp vào đây.

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho bé suy nhược thần kinh

Dạy ngôn ngữ cho trẻ suy nhược thần kinh không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, giáo dục gia đình giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, tạo nền tảng cho trẻ bước vào cuộc sống một cách vững chắc.

Kích thích trí não phát triển nhờ đọc sách

Trong cuốn sách “Cha Mẹ Là Bác Sĩ Tuyệt Vời Nhất”, giáo sư người Mỹ Glenn Doman, rất nổi tiếng trong việc điều trị cho trẻ khuyết tật não, đã nhấn mạnh một thông tin cực kỳ quan trọng rằng: Trong quá trình phát triển não bộ, kỹ năng của trẻ sẽ quyết định cấu trúc của não.

Tại Trung tâm Nghiên cứu Trị liệu Trẻ khuyết tật não của ông, ngoài trẻ em mù, tất cả các bé khác đều được tiếp nhận chương trình dạy đọc khi tròn 1 tuổi rưỡi. Kết quả cho thấy, hàng trăm trẻ khuyết tật não trong khoảng 2 đến 4 tuổi đều bắt đầu biết đọc. Lớn hơn một chút, các em đều đọc, thậm chí còn hiểu được nhiều cuốn sách. Một số trẻ 3 tuổi có thể đọc được sách nhiều thứ tiếng, có em còn hiểu được toàn bộ nội dung của sách.

Ở những trẻ này, việc kích thích hoạt động của não đã giúp cấu trúc não cải thiện nhanh chóng. Khi đó, cho dù trẻ mắc tật đầu nhỏ, thì hộp sọ cũng lớn hơn 3 đến 4 lần so với những trẻ dị tật nhưng không được kích thích hoạt động não. Tóm lại, khi trẻ được dạy chữ, đường phản hồi thị giác được hình thành ngay trong não khiến cấu trúc của toàn bộ não được phát triển theo hướng tích cực. Dạy chữ cho trẻ sẽ làm thay đổi chức năng của bộ não, khiến cấu trúc của bộ não cũng thay đổi theo. Trẻ càng nhỏ, hiện tượng này càng thể hiện rõ rệt.

Dạy chữ cho trẻ sẽ làm thay đổi chức năng của bộ não

Như vậy, việc trẻ nhỏ nhớ được chữ đồng nghĩa với việc trẻ đã hình thành được những tố chất tốt. Điều này cũng hoàn toàn đúng với những trẻ khuyết tật não do hội chứng Down. Ví dụ, tiến sĩ Haimond Belas người Brazil bắt đầu dạy 3 thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Anh, Đức cho một bé gái mắc hội chứng Down khi bé mới 1 tuổi, kết quả là khi lên 3, bé có thể đọc được mọi cuốn sách viết bằng ba thứ tiếng trên. Ông tiếp tục dạy hàng chục trẻ mắc hội chứng Down dưới 3 tuổi cách đọc chữ. Kết quả là, khi gần 4 tuổi, tất cả các em hầu như đều biết đọc.

Ăn uống hay vận động chỉ đơn thuần là hoạt động thần kinh ở não động vật nói chung và được gọi là hệ tín hiệu thứ nhất. Bởi vì con người cũng là một loài động vật, nên đương nhiên có sẵn hệ tín hiệu này. Tuy nhiên, con người còn có hệ tín hiệu thứ hai vốn không thể tìm thấy ở bất kỳ loài động vật nào khác, đó là hoạt động sử dụng ngôn ngữ, ký tự chữ viết, chữ số đề suy nghĩ và phán đoán.

Như vậy, điều quan trọng mấu chốt ở đây là: Việc ghi nhớ nhiều chữ sẽ khiến não bộ của trẻ thay đổi về chất. Nếu dạy chữ cho trẻ suy nhược thần kinh, thì khi trẻ nhớ được 1.000 chữ cũng là lúc sắc tố mắt của trẻ thay đổi, mắt trẻ trở nên lanh lợi hơn. 

Do đó, dù trẻ mắc chứng suy nhược thần kinh nặng đến mức nào đi nữa, nếu có đủ nhiệt tình và nhẫn nại, cha mẹ cũng hoàn toàn có thể dạy chữ cho con.

Kiểm tra mức độ hiểu của trẻ về các từ liên quan đến số học

Khả năng sử dụng các con số là nền tảng để trẻ giải quyết các bài tập toán phức tạp sau này. Để biết trẻ có hiểu được các từ có liên quan đến số học đã được dạy hay không, hãy cho trẻ thực hiện bài kiểm tra sau. 

Bài toán cơ bản

1. Chia các viên bi thành 2 nhóm, một bên 1 viên, một bên 2 viên. Sau đó, hỏi bé xem bên nào nhiêu hơn. Tiếp tục chia thành nhóm 2 viên, nhóm 3 viên và hỏi bé.

2. Bỏ lần lượt 6 viên bi chia đều vào 2 cái đĩa. Sau đó, di chuyển 1 viên từ đĩa này sang đĩa kia. Rồi hỏi bé xem số viên bi bên đĩa nào tăng, đĩa nào giảm.

3. Tiếp tục chia nhóm 1 viên bi và nhóm 2 viên bi, bỏ thêm 1 viên bi khác vào nhóm 1 viên bi. Hãy hỏi bé số bi ở hai nhóm là giống nhau hay khác nhau.

4. Đưa cho bé xem 2 vật giống nhau nhưng khác kích cỡ. Hỏi bé cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn.

5. Đưa vật mà bé trả lời là to hơn ở câu 4 và 1 vật giống vậy nhưng to hơn nữa. Hỏi bé cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn (Chỉ cần lấy các vật có kích cỡ tương đối. Khi so sánh các vật khác nhau, hãy chỉ cho bé thấy rằng vật to hơn cũng có thể trở thành vật nhỏ hơn).

6. Đưa cho bé xem 3 vật giống nhau nhưng khác kích cỡ. Hỏi bé xem vật nào nhỏ nhất.

7. Đưa cho bé xem nhiêu nhóm đồ vật có số lượng ít, nhiêu khác nhau. Hãy hỏi xem bé nhìn thấy bộ nào nhiều vật hơn bằng trực giác của bé (mà không đếm).

Kiểm tra mức độ hiểu của trẻ về các từ liên quan đến số học

Bài toán nâng cao

8. Lấy 2 cây bút chì có độ dài khác nhau cho bé nhìn. Hỏi bé cây nào ngắn, cây nào dài. Tiếp theo lấy 3 cây, hỏi bé cây bút nào dài nhất, dài nhì và ngắn nhất. Hãy chỉ ra chiều dài của các cây bút theo thứ tự cho bé thấy và để bé dùng tay chỉ lại. Xáo trộn các cây bút và nhỏ bé sắp xếp lại theo thứ tự độ dài. Hãy thử cách này với 4 hoặc 5 cây bút (Khi số lượng tăng lên, ngay cả bé 4 tuổi cũng khó có thể xếp chính xác được).

9. Lấy 2 cây bút chì có độ dài khác nhau, dựng đứng lên. Hỏi bé cây nào cao, cây nào thấp. Làm tuông tự với 3 cây, hỏi bé cây nào cao nhất, cây nào cao nhì và cây nào cao thứ ba. Tiếp tục tăng số lượng bút và hỏi bé.

10. Xếp chồng 2 cái hộp lên nhau. Hỏi bé hộp nào ở trên, hộp nào ở dưới. Đặt 1 con búp bê lên ghế, hỏi bé hiện giờ búp bê ở trên hay ở dưới cái ghế. Kế tiếp, đặt búp bê ở dưới ghế, rồi hỏi giống như vậy.

11. Chuẩn bị 1 cái hộp có đặt sẵn viên bi ở bên trong và 1 hộp để viên bi bên ngoài. Hỏi bé xem mình sẽ bỏ viên bi vào hộp nào và lấy viên bi ra từ hộp nào.

12. Xếp 2 con búp bê đứng thành một hàng dọc. Hỏi bé con nào đứng trước, con nào đứng sau. Tiếp tục xếp 3 con búp bê và hỏi bé từ trước ra sau thì con nào đứng thứ nhất và từ sau ra trước thì con nào đứng thứ nhất.

13. Cho bé cầm con búp bê bằng một tay. Hỏi bé đang giữ búp bê bằng tay phải hay tay trái.
Các mẹ hãy nghĩ ra bài kiểm tra giống như thế này và cho bé làm nhiều lần. Hầu hết một trẻ bình thường từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi đã có thể hiểu và trả lời được chính xác những điều trên. Nếu trẻ được giáo dục từ nhỏ thì sẽ còn làm được sớm hơn nữa.

Tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Vào những ngày tháng đầu đời, cơ thể con vẫn chưa phát triển toàn diện, hệ tiêu hoá cũng còn rất non nớt, do đó con rất dễ bị nôn trớ, hay còn gọi là ọc sữa. Vậy tình trạng như thế này có nguy hiểm không?

Đầu tiên, ọc sữa là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra nhiều nhất khi con ăn quá no. Hiện tượng sinh lý này được coi là không quá nguy hiểm và sẽ tự động biến mất khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, khi con bị nôn trớ liên tục dù không phải do bú quá nhiều hay do đổi tư thế đột ngột, đây có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày.

Phân biệt ọc sữa sinh lý và trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Ọc sữa sinh lý:

Trẻ bú hoặc ăn quá no, trong quá trình đó vô tình nuốt nhiều không khí.
Con không dung nạp được sữa bò hoặc do bắt đầu làm quen với thức ăn mới.
Trẻ thường nôn trong lúc đang bú hoặc sau bữa ăn.
Tần suất ít, thoáng qua hoặc mỗi ngày 1 lần.
Trẻ vẫn hoạt động, vui chơi bình thường.

Nôn trớ do trào ngược dạ dày:

Cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu do đó không đủ sức cản sữa và thức ăn trong dạ dày của con tràn ra ngoài.
Tần suất nhiều hơn nôn trớ sinh lý.
Trẻ có biểu hiện sợ và từ chối bú sữa.

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Thay vì theo chiều tự nhiên từ thực quản đến dạ dày, đây là tình trạng thức ăn đi ngược lại từ dạ dày đến thực quản của con. Sau đây là hai trong số các nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh:

Hệ tiêu hóa của trẻ không ổn định: Trong giai đoạn này, dạ dày của đứa trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Cụ thể là sẽ nằm ngang và cao hơn so với người lớn, kết hợp với việc cơ thắt giữa dạ dày và thực quản đóng mở không đồng đều sẽ gây ra trào ngược thức ăn lên thực quản.

Tư thế cho con bú sai: Khi cho con bú, nhiều mẹ thường mắc sai lầm là giữ bé nằm ngang, cộng với việc sau khi bú xong, hầu hết các bé đều được đặt nằm xuống mà không được giữ ở tư thế thẳng đứng. Lúc đó, dạ dày con sẽ như một cốc sữa được đặt nằm, dễ dàng trào ngược ra ngoài!

Chăm sóc cho trẻ thường xuyên bị ọc sữa và trào ngược dạ dày cần chú ý đến các điểm sau:

Nên chia việc cho ăn thành nhiều bữa nhỏ

Sau khi cho con bú, giữ bé ở tư thế thẳng đứng, tránh đùa giỡn vì sẽ dễ khiến sữa bị trào ngược ra ngoài.

Khi con bước vào thời kì ăn dặm, nên tập cho bé ăn thức ăn đặc và dễ tiêu hóa hơn.

Nếu bé sơ sinh bị ọc sữa, không cho bé bú lại ngay mà nên sử dụng nước ấm đánh sặc lưỡi hoặc cho con súc miệng.

Nên hút mũi cho bé khi bị sặc thức ăn và sữa bằng nước muối sinh lý.

Quan trọng nhất, nên cho bé ăn và ngủ trên một bề mặt nghiêng. Với tư thế này, thực quản sẽ luôn cao hơn dạ dày và tình trạng trào ngược sẽ giảm đáng kể.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng như sợ bú, vặn người, lười ăn … mà về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cân nặng, ví dụ như gầy gò và sút cân nghiêm trọng ở con. Ngoài ra, bệnh lý này cũng gây ra các vấn đề về đường hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè, nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí còn có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như ngưng thở. Do đó, cha mẹ cần hết sức chú ý khi chăm sóc trẻ để tránh việc con mắc phải tình trạng này nhé.

NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC UỐNG SỮA BẦU

Theo nghiên cứu, thời điểm uống sữa cho bà bầu tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ 15-30 phút. Với lí do đơn giản, trong thành phần của sữa có các hợp chất giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon hơn.

Sau đây là nhiều lợi ích khác từ việc từ việc uống sữa bầu vào buổi tối:

Khả năng hấp thụ các chất tốt hơn

Trong thành phần của sữa cho bà bầu có tới 80% là protein. Vào ban đêm cơ thể mẹ bầu không còn làm nhiều công việc như ban ngày nên đầu óc đang trong trạng thái thư giãn, do đó việc hấp thụ các thành phần có trong sữa bầu tốt hơn so với tất cả các buổi trong ngày. Ngoài ra, các thành phần trong sữa cho bà bầu có tác dụng giúp mẹ có được tâm trạng thư giãn và thoải mái, đưa bà bầu vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó việc mang bầu sẽ khiến cho nhiều mẹ hay đói về đêm, vì thế uống sữa vào buổi tối sẽ cung cấp cho mẹ 1 nguồn năng lượng, khiến mẹ không còn cảm giác đói và ngủ rất ngon

Tăng cường can-xi cho cơ thể

Cũng giống như thành phần của các loại sữa trên thị trường hiện nay, loại sữa dành cho bà bầu cũng được bổ sung thêm thành phần canxi giúp cho mẹ có hệ xương luôn đủ chắc khỏe để nâng đỡ một toàn bộ cơ thể khi mang bầu, đồng thời hạn chế tình trạng đau lưng. Bên cạnh đó, canxi còn được thai nhi hấp thụ thông qua nhau thai, giúp bé có hệ xương vững chắc khi còn nằm trong bụng mẹ.

Phát triển chiều cao và cân nặng cho thai nhi

Mẹ uống sữa bầu giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng

Thông thường, sữa cho bà bầu gồm những chất dinh dưỡng thiết yếu như: đạm, canxi, vitamin A, B, D…và những vi chất dinh dưỡng như: kẽm, sắt, photpho,…Vì thế việc bà bầu uống sữa vào buổi tối không những có rất nhiều lợi ích cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi. Khi uống một ly sữa vào cơ thể đồng nghĩa mẹ đang bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng.

Giúp bà bầu ngủ ngon và sâu

Với những tác dụng tuyệt vời từ việc uống sữa vào buổi tối sẽ tinh thần các mẹ cảm thấy thoải mái và việc chìm sâu trong một giấc ngủ dài là điều hoàn toàn có thể. Hơn thế nữa, việc uống sữa này được ví như một liều thuốc an thần giúp mẹ cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang bầu.

Giảm nguy cơ béo phì, tăng cân

Với các thành phần axit amin trong sữa, các mẹ không cần phải ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khiến mẹ không có cảm giác thèm ăn mà còn hoàn toàn có thể kiểm soát cân nặng của mình một cách dễ dàng hơn.

Vì thế, việc uống sữa vào buổi tối thay cho những món ăn vặt là một phương pháp tuyệt vời để mẹ hạn chế cân nặng khi mang thai.

Qua bài viết “những lợi ích từ việc uống sữa bầu” hy vọng đã giúp các mẹ bỏ được thói quen ăn vặt hay ăn những thức ăn cay nóng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó hãy thường xuyên uống sữa vào buổi tối vì uống sữa buổi tối đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và con

Nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục bố mẹ cần biết

Hiện tượng trớ sữa ở con hiện nay vẫn chưa được xem xét đúng mức, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Thực chất, đây là một bệnh lý có thể sẽ gây ra nguy hiểm nếu như không có sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa?

Hệ tiêu hóa của trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi vẫn còn yếu, đồng thời van trong dạ dày vẫn chưa hoạt động đồng bộ. Do đó khi bú, bé có thể vô tình nuốt hơi vào dạ dày của mình, sau đó nếu người mẹ đặt con ở tư thế sai, bé sẽ dễ bị trớ sữa.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể chia nhỏ thời gian cho bú để giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu cho con bú bình, mẹ nên giữ cho bình nghiêng khoảng 45 độ để núm vú luôn đầy sữa, từ đó hạn chế việc con nuốt hơi và gây căng dạ dày.

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng biện pháp trên mà con vẫn còn bị trớ sữa nhiều lần thì mẹ hãy xem xét thêm các nguyên nhân khác theo các khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa. Vì khi đó, tình trạng ọc sữa này có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: hẹp thực quản, hẹp tá tràng, tắc ruột, lồng ruột ở trẻ em sau 3 tháng tuổi, một số bệnh về đường tiêu hoá… mà cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, người thân nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu trẻ không chỉ bị trớ sữa mà còn hay giật mình kèm theo co giật trong khi ngủ thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ em bị thiếu canxi. Khi đó, chúng ta nên xem xét lại chế độ ăn uống hàng ngày của con đấy.

nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Cách khắc phục nôn trớ cho con

Bạn nên cho con bú bên trái trước (lúc này lượng sữa trong dạ dày còn ít, bé có thể nằm nghiêng về phía bên phải). Sau đó, chuyển sang cho con bú bên phải (bây giờ dạ dày bé đã có nhiều sữa, cần nằm nghiêng về phía trái). Như thế, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược ra bên ngoài.

Bạn không nên cho con bú trong thời gian dài, thời gian trung bình cho bú là 10 phút với bên ngực đầu tiên và 20 phút đối với bên ngực thứ hai. Vì cho ăn trên 30 phút là không tốt cho em bé.

Nếu con bạn bú bình, hãy luôn giữ bình hơi nghiêng, tuyệt đối không để nằm ngang vì con sẽ dễ nuốt phải không khí, sau đó bé sẽ trớ ngược sữa ra ngoài để đẩy không khí ra.

Ngoài ra, bạn không nên để bé nằm khi bú vì tư thế này dễ làm cho con bị sặc, khó thở và trớ sữa. Sau khi được cho bú, đừng cho con nằm xuống ngay lập tức, cũng không được đùa nghịch và chơi với con ngay.

Ngoài ra, khi cho con bú, bạn không nên để con khóc vì lúc đó bé cũng có thể nuốt nhiều không khí và gây căng dạ dày.

Cuối cùng, sau khi cho con bú sữa, mẹ nên bế con theo tư thế thẳng, ngực của con áp lên một bên ngực mẹ, mặt đặt trên vai mẹ và vỗ nhẹ lên lưng bé để ợ hơi. Sau đó, kê gối hơi cao và nhẹ nhàng đặt bé nghiêng về phía bên trái nhé.

2 yếu tố làm nên tâm tính con trẻ

Hoàn cảnh và tuổi tác chính là 2 yếu tố quan trọng, có tầm ảnh hưởng rất lớn để sự hình thành tâm tính của con trẻ sau này.

Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích kĩ về 2 yếu tố hoàn cảnh và tuổi tác của trẻ để các bậc phụ huynh hiểu hơn về con và có được những phương pháp giáo dục con tốt nhất.

Yếu tố hoàn cảnh nơi ở

Hoàn cảnh rất liên hệ rất chặt chẽ đến tính con trẻ. Kinh nghiệm rõ ràng hai con trẻ Tây phương và Đông phương khác tính tình nhau. Trẻ Tây phương vui nhộn, hồn nhiên, bạo dạn, trẻ Đông phương im lặng, bẽn lẽn, nhút nhát.

Chính nơi ở là yếu tố giúp nhiều cho trẻ tiến triển. Nơi ở và hoàn cảnh gồm mọi điều kiện và trạng huống đời sống: Nhà cửa rộng rãi, cao ráo hay chật chội tối tăm, ở thành hay ở quê, trên núi hay bờ biển.

Ngoài ra, con trẻ còn trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi lương thực, khí hậu và địa thế. Tâm hồn con trẻ chịu ảnh hưởng bởi gương lành, tư tưởng, thói tục tập quán. Người ở rừng núi không giống người sinh sống ở đồng bằng, người nông thôn khác người tỉnh thành, đó là yếu tố thay đổi tâm tình lúc còn trẻ.

Muốn rèn luyện con cái thành người tốt, cha mẹ cần cải tiến gia đình cho ấm áp, nhà cửa cho vệ sinh, rộng rãi, mới hy vọng đứa trẻ thoải mái khỏe mạnh. Nhờ hoàn cảnh mát mẻ thanh nhã, con trẻ hưởng được sức bên ngoài, đủ nghị lực bên trong, mới ảnh hưởng tốt đẹp vào tâm tưởng, đủ can đảm vươn lên giữa xã hội.

Yếu tố tuổi tác

tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tâm tính của trẻ

Tuổi tác làm cho con người khác nhau. Mỗi giai đoạn tuổi sẽ dẫn đến chuyển biến tâm tình ở trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi sẽ khác trẻ lúc lên hai, trẻ lên sáu sẽ khác trẻ lên bốn.

Con trẻ chuyển động liên tiếp theo với tuổi. Hai tuổi con trẻ lớn hơn lúc mới một tuổi. Lên năm, con trẻ đã nhận thức khá hơn lên ba. Con trẻ lớn dần về thể xác lẫn tinh thần, nghĩa là con trẻ được cấu tạo phát triển từ từ, không bao giờ lớn hơn và thành nhân ngay một lúc.

Đối với con trẻ, việc giáo dục như việc bón xén, cũng theo từng giai đoạn, từng tuổi. Trẻ lên ba là một giai đoạn, trẻ lên ba đến bảy tuổi là giai đoạn mẫu giáo, từ bảy tuổi đến mười hai tuổi là giai đoạn tiểu học, từ mười ba đến mười bảy tuổi là giai đoạn “hoa niên”.

Đấy là định luật áp dụng trong việc giáo dục con trẻ, nhưng cũng có trường hợp đặc biệt, con trẻ lớn hơn tuổi, và có trí khôn tỉnh táo khác thường. Hơn nữa, nhiều khi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác gần như không có giai đoạn, và không nhận rõ sự chuyển biến. Sự phân chia này giúp chúng ta phân chia trẻ theo tuổi để dễ bề giáo dục, cho thích hợp với tính tình và ước vọng của chúng.

Như vậy, để con trẻ trưởng thành và có tâm tính tốt, bố mẹ cần phải chú ý đến 2 yếu tố này. Hãy tạo mọi điều kiện tốt nhất để con khoẻ mạnh và phát triển vượt trội bố mẹ nhé!

SPENCER: Phương pháp giáo dục vui vẻ

Nhà giáo dục nhi đồng người Anh Spencer cho rằng: Giáo dục nên là việc làm vui vẻ, khi đứa trẻ ở trong trạng thái không vui vẻ, trí lực và tiềm năng của chúng sẽ giảm xuống rất thấp.

Lúc này, mọi sự chỉ trích, phê bình chỉ làm cho kết quả xâu đi, chứ không thể tốt lên.

Spencer cho rằng, mục đích của giáo dục là làm cho đứa trẻ trở thành người vui vẻ, thủ đoạn và phương pháp giáo dục cũng nên vui vẻ.

trí tuệ cho bé

Khi vui vẻ, trẻ học cái gì cũng nhanh và dễ dàng; ngược lại khi căng thẳng, buồn bực, tâm trí của trẻ không tập trung, lúc này nếu có nhà giáo dục tài ba đến mây cũng đành phải bó tay. Phương pháp duy nhất là, trước tiên làm cho tinh thần của trẻ trở nên vui vẻ, thoải mái, tự tin, chuyên chú, sau đó mới bắt đầu học tập. Rất nhiều đứa trẻ bị coi là không có tư chất tự nhiên, trí năng kém hơn so với những đứa trẻ bình thường khác, nhưng thực ra không hẳn như vậy, chỉ có thể là do phương pháp giáo dục của cha mẹ chưa thoả đáng mà thôi. Spencer cho rằng, làm một nhà giáo dục vui vẻ cần phải đạt được những điểm dưới đây:

1. Không nên dạy con cái khi mình đang bực tức, vì lúc này rất dễ chút bực tức lên người con cái.

2. Không nên bắt đầu giáo dục hoặc cưỡng bức con cái học tập cái gì khi chúng đang bực tức hoặc vừa khóc xong.

3. Trong giáo dục gia đình, cố gắng tạo ra không khí vui vẻ, khích lệ để trẻ có cảm giác thực tế và cảm giác thành tựu.

4. Cố gắng là một người lạc quan yêu đời, sống vui vẻ. Một người như vậy sẽ nhìn thấy ở con cái nhiều ưu điểm; ngược lại một người không lạc quan nhìn con cái toàn thấy điểm xấu.

5. Phải biết dạy con cái như thế nào, trước tiên phải biết khi nào con mình học tập có hiệu quả nhất.

Từ những kinh nghiệm của bản thân và kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học, Spencer đưa ra kết luận sau: Trẻ em học tập có kết quả nhất khi chúng ở trong trạng thái vui vẻ. Điều này có thể khiến cho các thầy cô giáo ở các trường công lập cảm thấy khó chịu. Họ sẽ nghĩ: “Chẳng lẽ cha mẹ cho con cái tới trường học là để chơi đùa à?”; “Như thế thà rằng để cho chúng chơi đùa còn hơn, vì chơi đùa mới vui vẻ”…

Đương nhiên, sự vui vẻ của trẻ em rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có mục đích xã hội. Giáo dục là phải dẫn dắt các em đến với vui thú có mục đích. Do đó, đối với các bậc cha mẹ mà nói, trước tiên phải làm cho con em mình vui vẻ, sau đó mới tiến hành công tác giảng dạy.

Rất nhiều ông bố bà mẹ cho rằng, con em mình đã lãng phí thời gian và công sức vào những việc làm vui thú. Spencer cho rằng đó là quan điểm nông cạn, hẹp hòi, bởi vì họ đã quên rằng những hoạt động đó là vô giá đối với việc rèn luyện tư duy của trẻ nhỏ.

Những bài học khổ sở sẽ làm cho con người cảm thấy căm ghét tri thức. Những bài học vui vẻ, thoải mái sẽ làm cho tri thức hấp dẫn con người. Những đứa trẻ lấy phương thức vui vẻ để đạt được tri thức không phải chỉ vì tri thức hấp dẫn chúng, mà còn do rất nhiều khoan khoái và thể nghiệm thành công thúc đẩy chúng tiến hành việc tự giáo dục suốt đời.

Phải thừa nhận rằng, duy trì sự thoải mái vui vẻ của trẻ cũng là một mục tiêu có giá trị.

Cùng tham khảo thêm các thực phẩm và sữa hỗ trợ sự phát triển của bé tại đây nhé.