Có nên mua sữa bổ não khi con được 1 tuổi? Cách chọn sữa phù hợp cho con

Cho con ăn gì, uống gì để con thông minh luôn là câu hỏi được đặt ra của nhiều bà mẹ. Việc chuẩn bị chu đáo chính là tiền đề cho sự phát triển trí não của con. Bắt đầu từ khi trẻ 1 tuổi, mẹ nên chọn loại sữa bổ não để con có sự phát triển một cách tốt nhất.

Lý do nên chọn loại sữa bổ não mới khi trẻ lên 1 tuổi

Từ lúc bé mới sinh cho đến khi con được 6 tuổi là thời điểm vàng để bổ sung các dưỡng chất giúp con thông minh. Một cách tiện lợi nhất đó là thông qua các loại sữa bổ não. Sữa cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bộ của trẻ phát triển.

Tuy nhiên, khi bé đạt 1 tuổi thì sữa công thức 1 không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con nữa. Khi đó, mẹ cần chuẩn bị và tìm hiểu một loại sữa phát triển trí não khác cho con.

Nên cho trẻ uống sữa pha sẵn hay sữa bột

Sữa bột pha sẵn bản chất cũng là sữa bột được cho thêm nước theo đúng công thức sữa được nhà sản xuất hướng dẫn. Sau đó, nó được tiệt trùng trước khi đóng gói để ngăn vi khuẩn và độc tố gây hại, giúp sữa sử dụng an toàn và bảo quản được lâu.

Sữa bột pha sẵn có công thức sữa không khác với sữa bột cùng nhãn hiệu. Có khác là nó được chế biến sẵn để tiện sử dụng và bảo quản.Một hộp sữa bột pha sẵn chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé, tương đồng với một ly sữa bột mẹ pha ra theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sử dụng sữa bột pha sẵn, mẹ yên tâm con mình được cung cấp nguồn dinh dưỡng bổ sung tối ưu để phát triển thể chất và trí não. Trẻ được 1 tuổi thì mẹ đã có thể an tâm cho con sử sữa bột pha sẵn.

Các mẹ cần lưu ý khi chọn sữa cho con

Chọn loại sữa hợp với con

Bạn nên chọn loại sữa có mùi vị “quen thuộc” giống với sữa mẹ, trẻ trong 12 tháng đầu đời đã làm quen với sữa mẹ, dẫu cho bạn có cai sữa cho trẻ lúc 6 tháng tuổi thì sữa có vị giống sữa mẹ cũng khiến bé dễ làm quen với loại sữa mới hơn. Trẻ em rất nhạy cảm với mọi thứ, mùi vị khác lạ khiến trẻ chán ăn và quấy khóc. 

Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm tới các thành phần có trong sữa. Hãy chọn loại sữa có mùi vị thanh, mát, nhạt, có hàm lượng giống với sữa mẹ như Vitamin A, D, I-ốt, Acid béo, Acid nối đôi DHA…với hàm lượng dinh dưỡng ở mức khuyến cáo theo quy định an toàn của ngành sữa.

Giá thành của các loại sữa bổ não cũng đa dạng, tùy theo hãng sản xuất, sản phẩm nội địa hay nhập khẩu. Mẹ không cần thiết phải tìm các loại sữa ngoại cho con, chỉ cần con tiêu hóa tốt, tăng cân đều và lanh lợi hoạt bát là được. Các loại sữa sản xuất trong như sữa phát triển trí não của Vinamilk, Dutch Lady, Nutifoods… cũng đang được các bà mẹ tin dùng.

Hiểu các thành phần trong sữa

Khi quyết định mua sữa, các mẹ cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vai trofcuar những thành phần có trong sữa. Để phát triển trí não cho con thì mẹ cần tìm các loại sữa có nhóm chất (DHA, ALA, LA, Cholin, Taurin) trong đó Choline và Taurin giúp tăng cường thị lực cho con.

Hi vọng với các hướng dẫn trên mẹ đã có thể chọn được loại sữa bổ não tốt, phù hợp với con và “ưng” túi tiền của mẹ. 

Tuyệt chiêu làm sữa đậu phộng tăng cân cho con

Tăng cân cho trẻ luôn là đề tài trong mọi cuộc trò chuyện giữa các bà mẹ bỉm sữa, tuy nhiên mẹ nên nhớ rằng con tăng cân là tốt nhưng vẫn cần phải đảm bảo an toàn nhé.

Hãy để chúng tôi mách bạn tuyệt chiêu làm sữa đậu phộng tăng cân cho con hiệu quả sau.

Công dụng của sữa đậu phộng

– Tăng cường năng lượng cực tốt cho trẻ do trong sữa đậu phộng chứa nhiều protein và chất béo, hỗ trợ hiệu quả trong việc tăng cân cho bé.

– Trong sữa đậu phộng có đến 10 loại acid amin cần thiết cho cơ thể con người.

– Đậu phộng chứa vitamin B3 và chất niacin không chỉ có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có tác dụng cải thiện chức năng bộ não, thúc đẩy hoạt động trí nhớ. Do đó có thể nói, sữa đậu phộng rất tốt cho trí não của trẻ.

Cách làm sữa đậu phộng

Nguyên vật liệu

– 400g hạt đậu phộng.

– 50g đường cát trắng.

– Nửa muỗng muối.

– Sữa đặc có đường, sữa tươi có đường (tùy theo khẩu vị).

– Máy xay sinh tố, rây/giá lọc bột, bát tô, nồi đun…

Cách làm

– Đãi hạt hư, thối sau khi mua về, sàng sạch sạn và bụi bẩn. Cho đậu phộng và ít muối lên chảo nóng rang cho đến khi vàng đều thì tắt bếp. 

– Luộc đậu cho tới khi chín mềm sao cho bong lớp vỏ lụa bên ngoài là được, lọc phần vỏ đậu ra và cho vào máy xay cùng 2.5 lít nước và một ít đường xay thật nhuyễn.

– Cho hỗn hợp qua rây để lọc xác đậu (bã đậu), lọc càng kĩ càng tốt.

– Cho tiếp phần nước đậu đã lọc vào nồi để đun sôi, khuấy đều tay, khi sôi thì chỉnh nhỏ lửa xuống, để khoảng 15 phút thì tắt bếp.

– Chờ cho sữa nguội hãy cho vào chai lọ bảo quản, để sữa ở ngăn mát tủ lạnh dùng dần ( có thể sử dụng trong vòng 1 tuần)

– Khi uống cho thêm sữa tươi và sữa đặc khuấy đều, có thể cho thêm đá nếu thích thưởng thức lạnh.

Sữa đậu phộng cung cấp nhiều năng lượng cho con yêu

Cần lưu ý khi cho bé uống sữa đậu phộng

Bé có thể dị ứng

Đậu phộng là 1 trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng hàng đầu. Dị ứng đậu phộng có thể dẫn đến tử vong trong nhiều trường hợp.

Nguyên do xuất phát từ thành phần protein trong đậu phộng là arachin và conarachin, chúng có thể gây ra các phản ứng sốc phản vệ.

Vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng sữa đậu phộng hay các món ăn chế biến từ đậu phộng khác, mẹ nên cho con thử 1 ít rất nhỏ để theo dõi phản ứng của con. Nếu bé dùng tốt thì hãy tiếp tục tăng liều lượng lên cho bé.

Gây đầy bụng

Trong sữa đậu phộng chứa lượng protein và chất béo khá cao, hỗ trợ tăng cân tốt, nhưng nó dễ khiến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ nhỏ bị quá tải. Chỉ nên cho bé từ 1 tuổi trở nên dùng và chỉ dùng với lượng vừa phải. 

Tránh cho con uống sữa quá sát với giờ ăn bữa chính vì như vậy trẻ sẽ không ăn thêm được các loại thực phẩm khác. Không nên cho bé ăn trước giờ đi ngủ vì sẽ gây khó tiêu và mất ngủ cho bé.

Không nên dùng liên tục trong thời gian dài

Acid phytic trong đậu phộng là một chất phản dinh dưỡng đáng chú ý (chiếm 0.2 – 4.5% thành phần đậu phộng). Nó làm giảm sự hấp thụ của sắt và kẽm trong đường tiêu hóa. Vì vậy dùng đậu phộng hay sữa đậu phộng trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt khoáng chất cho trẻ.

Chỉ cần ghi nhớ một số lưu ý nhỏ trên cùng với việc dành chút thời gian là mẹ đã có món uống dinh dưỡng thơm ngon cho bé yêu nhà mình rồi.

Sữa chua từ sữa mẹ – món quà tăng sức đề kháng cho con

Sữa mẹ là món ăn không thể thiếu đối với trẻ em từ 1-6 tháng tuổi, do đó các mẹ không nên bỏ phí món quà từ tự nhiên như thế mà nên sử dụng nó để chế biến món sữa chua tăng sức đề kháng cho con mình. 

Sữa chua có công dụng tăng sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé. Sữa chua được làm từ sữa mẹ thì hàm lượng dinh dưỡng còn nhiều hơn thế nữa.

Nguyên liệu:

– 200ml sữa mẹ

– 1 hộp sữa chua không đường

– 2 thìa cà phê đường

Cách làm

– Đối với các mẹ dùng sữa trữ ở trong tủ lạnh thì cần phải thanh trùng sữa bằng cách đun nóng trong nồi cho đến khi sủi bọt lăn tăn ở nhiệt độ 80 độ C. Đặc biệt lưu ý không nên đun đến khi sôi nhé. Ngoài ra các mẹ cũng nên biết rằng sữa được đun trong lò vi sóng sẽ không nóng đều, cho nên làm cho các vi khuẩn vẫn còn có khả năng sống sót và điều này là không tốt cho bé khi sử dụng.

– 45 độ C là nhiệt độ lí tưởng và cũng là khâu chủ chốt quyết định xem sữa chua thành phẩm có đông được hay không. Lấy sữa đã đun nóng cho vào nước đá, để sữa nguội tới nhiệt độ như trên. Trong thời gian chờ sữa nguội, các mẹ tiếp tục thực hiện với sữa chua cái.

– Cho 4 thìa cà phê men sữa chua và 2 thìa đường vào sữa mẹ rồi nhẹ nhàng khuấy đều

– Chia lượng sữa vừa pha được ra các cốc thủy tinh nhỏ. Các mẹ lưu ý tiệt trùng cốc thủy tinh thật cẩn thận nhé.

Không nên kiểm tra thường xuyên khi ủ sữa chua

– Ngâm các cốc sữa chua trong nước ấm từ 40-50 độ C trong vòng 4-8 tiếng. Sữa chua ngâm 4-6 tiếng sẽ có vị ngọt, và loãng, càng ngâm lâu sữa sẽ càng chua và đặc hơn, tùy theo sở thích của bé mà mẹ có thể điều chỉnh thời gian ngâm. Tuy nhiên, dù có ủ bao lâu, các mẹ cũng nên nhớ đừng để quá 12 tiếng. Mẹ cũng không nên mở nắp thường xuyên để kiểm tra. Việc kiểm tra sữa thường xuyên sẽ làm nước ngâm mau giảm nhiệt độ, sữa sẽ khó lên men. Sau khi đổ nước ủ, nên cho sữa chua vào tủ lạnh bảo quản ngay. Mẹ có thể sử dụng máy ủ để tiết kiệm được thời gian chuẩn bị.

Sữa chua làm từ sữa mẹ chắc chắc không hấp dẫn đối với người lớn vì do trong sữa mẹ chứa nhiều sắt và các chất khoáng vi lượng khác nên sẽ có cảm giác tanh và khó ăn. Tùy nhiên, mẹ nên an tâm là các bé yêu sẽ cực kỳ thích thú với món ăn là lạ này bởi vì trẻ đã quá quen với mùi vị của sữa mẹ. Ngoài ra, sữa chua sẽ rất ngon khi được kết hợp với táo, đào, bơ và bí đỏ nghiền nhuyễn.

Sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với những đứa trẻ bị dị ứng với sữa bò nhưng mẹ vẫn muốn làm sữa chua tăng sức đề kháng cho con. Chỉ với một chút thời gian và sự tỉ mỉ là đã có ngay món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho bé rồi.

Sữa đậu xanh kích thích ăn ngon và tăng cân cho bé

Con biếng ăn, ăn ít, chậm tăng cân khiến mẹ lo lắng. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các mẹ công dụng và cách làm sữa đậu xanh ngọt mát, cung cấp năng lượng cho con chậm tăng cân, kích thích con ăn ngon miệng.

Công dụng của đậu xanh

– Trong đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, … 

– Đậu xanh là thức ăn có nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và các chế phẩm của đậu xanh, huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh có thành phần làm hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp. Đồng thời, có công hiệu bảo vệ gan và giải độc. 

Đậu xanh, tiêu viêm tốt cho sức khỏe của bé

– Sữa đậu xanh thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giúp con hấp thụ các chất dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Bé sẽ không còn chậm tăng cân nữa.

– Chất béo trong đậu xanh có chứa nhiều axit béo không no tốt cho cơ thể. Ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Đậu xanh có tính nóng, giúp giảm mờ mắt. Vì vậy, nhiều người nấu đậu xanh cả vỏ để ăn.

Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý, những trẻ thể hàn, đau dạ dày, tụy yếu không nên sử dụng thực phẩm này. Không những không tốt mà sẽ còn làm hại con. Đậu xanh chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên không nên cho con dùng vào buổi tối, tránh trường hợp không tiêu hóa kịp.

Cách làm sữa đậu xanh cho con

Nguyên liệu để làm sữa đậu xanh tại nhà.

– 300g đậu xanh đã tách vỏ

– 1/4 bát con đường trắng

– Nửa thìa nhỏ muối

– 1 bó lá nếp (lá dứa)

– Sữa tươi và đá lạnh

– Nước cốt dừa

Sữa đậu xanh ngon ngọt cho bé

Cách làm sữa đậu xanh tại nhà:

Bước 1: Đậu xanh đem đãi sạch và nhặt bỏ những hạt hỏng, ngâm đậu với nước pha thêm chút muối rồi để từ 3 – 4 tiếng. Đậu xanh sau khi được ngâm bạn rửa lại một lần cho thật sạch.

Bước 2: Lá dứa rửa sạch.

Bước 3: Đổ đậu xanh vào nồi cho nước lạnh vào đun đậu cho tới khi mềm và chú ý hớt bọt sạch sẽ.

Bước 4: Cho đậu đã nấu chín mềm cùng với đường vào máy xay, xay cho tới khi tạo thành hỗn hợp mịn (nếu đặc có thể cho thêm nước).

Bước 5: Tiếp tục đổ hỗn hợp trong bước 4 vào nồi rồi cho lá nếp vào đun nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, chú ý khuấy đều tay và thêm nước cốt dừa.

Bước 6: Sau khi cho đủ gia vị cảm thấy vừa khẩu vị các bạn bắc nồi ra, vớt bỏ lá nếp. Sau đó đổ vào một cái lọ thủy tinh để trong tủ lạnh dùng dần (có thể sử dụng trong vòng 1 tuần).

Bước 7: Khi dùng, bạn rót sữa đậu xanh ra cốc, cho thêm vài viên đá lạnh và ít sữa tươi, khuấy đều để thưởng thức.

Chỉ vài bước đơn giản là đã có ngay món sữa giúp bé tăng cân kích thích cảm giác ngon miệng hơn với hương vị đậu xanh thơm ngon mát lành. Các mẹ còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay vào bếp đi nào!

Sữa bột Dielac Alpha cho bé phát triển trí tuệ tốt hơn

Năm đầu tiên là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển trí não của trẻ. Lúc đó, bé đã hiểu và bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình. Nếu được tham gia những trò chơi phù hợp, bé sẽ thông minh và nhanh nhạy hơn.

Câu hỏi: Chơi gì để giúp bé từ 7 – 12 tháng phát triển trí tuệ một cách tối ưu?

Trả lời:

Các nghiên cứu khoa học cho thấy: lúc 6 tháng tuổi, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Khi 12 tháng, não bé đã phát triển gấp ba lần so với khi mới sinh ra. Lúc đó, trò chơi có thể kích thích sự truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh hiệu quả và giúp tăng chỉ số thông minh (IQ) cho bé.

Tham gia vào các trò chơi là cách hiệu quả giúp trí não bé vận động. Cha mẹ cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Dưới đây là gợi ý một số trò chơi tương ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:

Bé 7 tháng

Hầu hết các bé ở tuổi này đều thích chơi “ú òa” với ông bà, bố mẹ. Đây là trò chơi mang lại cho bé rất nhiều niềm vui. Ngoài ra, thời gian này bé bắt đầu học cầm, nắm đồ vật nên cha mẹ có thể đặt đồ chơi trên sàn để bé nhặt lên và sau đó đặt ở một khoảng cách xa bé để bé bò đến lấy.

Bé 8 – 9 tháng

Đây là thời điểm thích hợp giúp bé làm quen với ngôn ngữ. Theo đó, bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện với bé. Trước hết, cha mẹ hãy giới thiệu cho bé những người thân trong gia đình, những vật dụng quen thuộc, đồ chơi, hiện tượng thiên nhiên gần gũi với bé… Nên sử dụng từ ngắn gồm một đến 2 âm tiết, lặp lại nhiều lần, cần phối hợp chỉ tay vào đối tượng được nhắc đến để giúp bé nhận biết và hình dung khái niệm.

Bé 10 tháng

Lúc này, kỹ năng điều khiển của đôi tay bé đã thành thục hơn rất nhiều. Để giúp bé tăng năng lực cảm nhận với các đồ vật và thế giới xung quanh, bố mẹ hãy cho bé chơi trò lắp ghép, bỏ hộp nhỏ vào hộp to, xếp chồng các khối hình…

 

Bé 11 tháng

Đôi bàn tay của bé đã hoạt động khá tự nhiên, bé có thể thực hiện liên tục các động tác phức tạp. Vận động của đôi bàn tay rất tốt cho sự phát triển trí não trẻ nên bố mẹ có thể giúp bé điều khiển bàn tay bằng cách dạy bé tập lật các trang sách truyện, ôm và ném bóng, chỉ tay vào các đồ vật mà bố mẹ đọc tên…

Bé 12 tháng

Trong khoảng thời gian này cha mẹ hãy tiếp tục cho bé chơi những trò chơi giáo dục, nhận biết và gọi tên đồ vật. Nếu con đã cầm được bút thì mẹ có thể cho bé tập vẽ. Vì lực đè bút lên giấy của bé vẫn còn yếu, mẹ nên cho bé cầm bút to, dễ ra mực như bút dạ viết bảng.

Mỗi giai đoạn đều đánh dấu những mốc phát triển của trẻ. Bên cạnh chơi trò chơi với bé thì các mẹ cũng nên chú ý bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển bằng các sản phẩm sữa bột hỗ trợ trí não như: Dielac Alpha, Dielac Optimum, Dielac Grow Plus,… một cách có khoa học hợp lý, theo đúng hàm lượng khuyến cáo.

Mong rằng câu trả lời của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn và hy vọng những gợi ý trên sẽ có ích cho bạn trong việc chăm sóc bé yêu phát triển trí tuệ hiệu quả nhất.

 

 

Sữa Dielac Mama có tốt cho bà bầu có tiền sử tiểu đường không?

Dòng sữa bột Dielac Mama rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiện, liệu rằng với các mẹ bầu có tiền sử bệnh tiểu đường có nên dùng loại sữa này hay không?

Sữa Dielac Mama có tốt cho bà bầu có tiền sử bệnh tiểu đường hay không?

Sữa bầu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho thai phụ và thai nhi nên được nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có tiền sử bệnh tiểu đường cần phải cân nhắc để chọn được loại sữa bầu phù hợp khi sử dụng trong giai đoạn mang thai. Hiện nay, dòng sữa bầu Dielac được khá nhiều mẹ bầu ưa chuộng vì có hương vị thơm ngon cũng như chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Vậy với các mẹ bầu có tiền sử tiểu đường thì có nên sử dụng dòng sữa này hay không? 

sữa dielac mama có tốt không

1. Không chứa nhiều chất đường

Trong thành phần của sữa, lượng đường không nhiều nên sẽ không ảnh hưởng đến các bà bầu bệnh tiểu đường. Đây là dòng sữa được phát triển dựa trên công thức quốc tế, phù hợp cho mọi bà bầu sử dụng. Thay vì chất đường, trong thành phần sữa có chứa chất béo giúp bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi. Cứ trong 100g sữa bột, bà bầu có thể bổ sung 11g chất béo.

2. Có hàm lượng DHA cao

Đây là dòng sữa bột cho phụ nữ mang thai có hàm lượng DHA cao. DHA có trong sữa sẽ giúp hỗ trợ trí não của bé, giúp bé phát triển tốt. Khi mua sữa bầu, các mẹ bầu đều ưu tiên chọn những loại sữa có lượng DHA cao. 

3. Có hàm lượng Magie cao

Bên cạnh canxi, magie cũng là một trong những chất hỗ trợ tạo xương. Khi mẹ bầu bổ sung magie sẽ hỗ trợ việc tạo xương của thai nhi. Kết hợp với canxi, khi bé sinh ra sẽ có hệ xương chắc khỏe. Ngoài việc là một dưỡng chất quan trọng tạo xương, magie còn có nhiều chức năng khác như xây dựng và sửa chữa các tế bào mô, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

4. Hàm lượng sắt 

Sắt là một trong những thành phần dinh dưỡng mà các mẹ bầu cần phải bổ sung. Khi mang thai, phụ nữ thường rơi vào tình trạng thiếu máu vì không bổ sung đủ lượng sắt. Do đó, khi mang thai, việc bổ sung sắt là điều quan trọng và cân thiết. Hàm lượng sắt có trong sữa Dielac cho bà bầu có hàm lượng sắt tăng cao so với các loại sữa tươi, sữa đậu nành.

Ngoài những chất dinh dưỡng này ra, dòng sữa này cũng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Đặc biệt, loại sữa này phù hợp cho mọi mẹ bầu, kể cả bà bầu có tiền sử bị bệnh tiểu đường. 

Trong quá trình mang thai, bà bầu nên uống sữa kết hợp với thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Đối với các bà bầu bị bệnh tiểu đường thì nên hạn chế các loại đồ ăn thức uống có chứa nhiều đường. Khi uống sữa bầu, nên ưu tiên chọn những dòng sữa dành cho bà bầu có tiền sử tiểu đường như Dielac Mama. Có thể mua sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng bán sữa trên toàn quốc. Nên chọn những địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

 

 

 

 

NUÔI CON BẰNG SỮA CÔNG THỨC MẸ NÊN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Khi mẹ bắt đầu quay lại với công việc của mình, bắt buộc các mẹ phải lựa chọn sữa công thức để thay thế cho sữa mẹ. Vậy các mẹ cần chuẩn bị gì và lựa chọn sữa nào là tốt nhất?

Cho bé bú sữa công thức bằng bình

Những thông tin sau đây sẽ giúp các mẹ có sự trang bị tốt hơn khi thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức.

Dụng cụ pha chế sữa công thức:

– Bình sữa

– Núm vú

– Dụng cụ cọ rửa bình sữa

– Sữa công thức

– Nước sạch để cọ rửa bình

Cách chọn núm vú và bình sữa

  • Cách chọn núm vú

Nên chọn loại núm vừa với miệng của con, thông thường sẽ có loại cho bé từ 0-3 tháng, 3-6 tháng, 6-9 tháng, 9-12 tháng. Nên chọn loại núm vú chất liệu silicon sẽ mềm và không bị mùi như núm vú cao su. Khi chọn núm vú cần chọn loại núm có lỗ vừa. Nếu lỗ quá to sẽ khiến bé bị sặc, ngạt. Còn nếu lỗ trên núm vú quá nhỏ, bé sẽ vất bả khi bú sữa.

Ngoài ra, các mẹ nên lựa chọn núm vú có cấu trúc giống với ti mẹ nhất, để bé cảm nhận được sự mềm mại và an toàn. Những loại bình có núm vú giống ti mẹ như: bình sữa Comotomo, Philip Avents…

  • Cách chọn bình sữa

Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại bình sữa cho bé với chất liệu và kiểu dáng khác nhau, nhưng hai chất liệu phổ biến nhất là bình nhựa và bình thủy tinh.

Bình nhựa không bể nhưng dễ hỏng nên các mẹ phải thay thường xuyên. Bình thủy tinh có thể giữ chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn và các mẹ chẳng bao giờ phải thay tuy nhiên nó dễ bị vỡ, sứt mẻ hay nứt sẽ gây tổn thương đến cơ thể bé.

Các mẹ nên mua khoảng 6 bình loại 110ml để bắt đầu cho bé bú. Sau đó chuyển sang bình 225ml hoặc 255ml khi bé được khoảng 4 tháng và nên giữ lại những bình có kích cỡ nhỏ để dự phòng khi cần.

Cách chọn sữa tốt nhất cho bé

Các loại sữa hiện có trên thị trường chỉ khác nhau chút ít về thành phần và hương vị. Có loại sữa này hợp với bé này nhưng lại không hợp với bé kia. Sữa công thức tốt nhất là sữa hợp với bé, bé tăng cân đều, không bị táo bón và không bị các vấn đề về tiêu hóa khác.

Các mẹ nên chú ý hạn sử dụng và lượng dinh dưỡng được ghi trên bao bì. Ngoài ra, thương hiệu sữa cũng rất quan trọng, nó thể hiện sự uy tín và độ tin cậy của nhà sản xuất. Các mẹ có thể tìm mua sữa bột công thức của Vinamilk, vì đây là thương hiệu được nhiều bà mẹ khác tin dùng.

 Có thể đổi nhiều loại sữa cho bé được không?

Thường thì không nên đổi sữa cho bé. Trong thời gian đầu hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện và bé cần làm quen với việc tiêu hóa một loại sữa thôi. Ngoài ra đổi sữa chưa chắc sẽ thích hợp với khẩu vị của bé. Nếu các mẹ lo lắng có thể xin tư vấn của bác sỹ chuyên môn.

Điều quan trọng, mẹ lưu ý không bao giờ được hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Nhiệt của lò vi sóng cao sẽ làm tiêu hao một số dưỡng chất trong sữa. Ngoài ra sữa hâm bằng lò vi sóng rất nóng sẽ làm bỏng bé. Mô niêm mạc họng miệng của bé rất mỏng manh, nếu bị bỏng chúng sẽ sưng lên, gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây ngạt thở.

LOẠI SỮA NÀO GIÚP BÉ CÓ HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH

Đối với các bé nếu hệ tiêu hóa tốt thì đó sẽ là điều kiện giúp bé phát triển nhanh chóng. Do vậy, các mẹ nên lựa chọn loại sữa nào tốt nhất để tăng cường hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Sữa chua Vinamilk nha đam

Trên thị trường có rất nhiều nhãn hàng sữa khác nhau, nhưng để giúp tăng cường hệ tiêu hóa còn non yếu của bé các mẹ nên nghĩ đến sữa chua, trong đó sữa chua Vinamilk là cái tên được lựa chọn nhiều nhất trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé.

Vì sao lựa chọn sữa chua Vinamilk cho bé?

Thứ nhất, trong quá trình lên men, sữa chua Vinamilk vẫn duy trì được lượng axit lactic giúp duy trì được độ axit có trong đường ruột, khống chế các vi khuẩn có hại cho bé. 

Thứ hai, thành phần vi khuẩn có lợi thuộc chủng sinh lactic có trong sữa chua sẽ liên kết với vi nhung mao của ruột từ đó mang lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa, phòng giống và giảm tình trạng táo bón hiệu quả.

Bên cạnh đó, sữa chua Vinamilk cung cấp canxi ở dạng dễ hấp thu cùng vitamin D3 cho hệ xương của bé khỏe mạnh và cân bằng được cơ thể. Nếu như sự cân bằng này mất đi, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì cơ thể bé sẽ suy yếu về khả năng miễn dịch, giảm đi sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa và hô hấp. 

Ngoài ra, chất đạm trong sữa chua cũng giúp phục hồi lớp dịch nhày bảo vệ bị mất do các tác nhân vi sinh xâm nhập vào cơ thể bé qua đường tiêu hóa. 

Đồng thời, việc bổ sung men vi sinh sống sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và làm gia tăng lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể.

Chính vì vậy, việc cho bé ăn sữa chua thường xuyên đúng cách không những giúp bé tăng trưởng về chiều cao, giúp xương phát triển, chắc khỏe hơn mà còn giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì dự trữ trong cơ thể, ngăn ngừa được bệnh béo phì của các bé.

Hiện nay, ngoài sữa chua Vinamilk còn có một số loại sữa chua khác thuộc nhãn hàng Vinamilk rất tốt cho hệ tiêu hóa như: sữa chua ăn Susu, sữa chua uống men sống Probi, sữa chua ProBeauty,… với nhiều hương vị khác nhau giúp bổ sung hàng tỉ lợi khuẩn ưu việt giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho bé.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, để hỗ trợ phòng chống táo bón, tiêu chảy, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, các mẹ nên duy trì thói quen cho bé sử dụng sữa chua hàng ngày.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lựa chọn loại sữa bột tốt nhất để không chỉ giúp các bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn giúp các bé phát triển chiều cao và cân nặng một cách toàn diện.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé ngon miệng

Giai đoạn đầu của trẻ khi tiếp xúc với bột ăn dặm luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của mẹ. Vì vậy các mẹ hãy tìm hiểu cách nấu bột ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn đầu nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bột ăn dặm gồm có:

10gr bột gạo

200ml nước

10gr thịt ức gà

10gr rau cải xanh

1 muỗng cà phê dầu ăn

Cách sơ chế nguyên liệu làm bột ăn dặm cho trẻ:

Bước 1: Các mẹ tiến hành xay nhuyễn bột gạo cho đến khi bột đã hoàn toàn trắng và mịn. Ngoài ra, để tăng thêm hiệu quả cho bữa ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn các loại bột gạo tấm hoặc bột gạo lức vì sẽ đem lại kết quả thơm ngon và nhiều dinh dưỡng hơn cho trẻ. Tránh nên dùng cho trẻ các loại gạo nếp vì sẽ khiến trẻ đầy bụng và khó tiêu.

Bước 2: Vệ sinh và làm sạch thịt ức gà. Sau đó đem băm nhỏ và xay nhuyễn thịt ức gà sao cho thịt được thành nhỏ nhất có thể để cho trẻ dễ ăn.

Bước 3: Rau cải xanh đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ bằng một đốt ngón tay.

cách nấu bột ăn dặm

Cách làm bột ăn dặm như sau:

Bước 1: Đầu tiên các mẹ bắc nồi nấu bột lên bếp, vặn lửa to. Sau đó đổ 200ml nước vào nồi đun sôi. Sau khi nước sôi, tiếp tục thả rau cải xanh đã chế biến vào trong nồi. Tiếp tục đun thêm khoảng 2 đến 3 phút trong lửa to cho rau chín nhừ rồi vớt rau ra tô để cho nguội.

Bước 2: Để nguyên nồi nước luộc rau trên bếp, lúc này vặn nhỏ lửa lại. Sau đó đổ bột gạo vào nồi. Sử dụng muôi để khuấy đều cho bột không bị vón cục. Chỉ cần khuấy đều tay, không cần khuấy bột liên tục. Chờ khoảng từ 2 đến 3 phút sau rồi thả thịt gà đã băm vào nồi, khuấy đều. Tiếp tục để bếp lửa nhỏ trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 phút thì cả bột và thịt gà sẽ đều chín tới.

Bước 3: Lấy rau đã luộc ra băm nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đợi khi bột đã chín, các mẹ đổ rau vào nồi và khuấy đều.

Bước 4: Khi đã nấu xong thì tắt bếp. Sau đó đổ vào nồi 1 muỗng cà phê dầu ăn, khuấy đều tay thêm một lần nữa trước khi múc bột ăn dặm vừa chế biến ra tô cho trẻ.

cách nấu bột ăn dặm

Một điều cần lưu ý cho các mẹ là khi chế biến bột ăn dặm cho trẻ bắt đầu tập ăn không nên nêm thêm gia vị hay nước mắm cho vào bột ăn dặm vì có thể gây hại đến dạ dày và thận của trẻ. Nước luộc thực chất đã có đầy đủ chất dinh dưỡng và đủ yếu tố kích thích khiến trẻ ăn ngon miệng bột ăn dặm.

Như các mẹ đã thấy, để có thể nấu bột ăn dặm đúng chuẩn cho trẻ không hề khó khăn tí nào mà ngược lại còn rất dễ dàng lại không tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị công phu là đã có ngay một bữa ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ. Điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng nên đặt làm ưu tiên hàng đầu chính là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ bên cạnh việc bú sữa mẹ hàng ngày.

Chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con ngoan.

Cách nấu bột ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi

Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, bé cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Tuy nhiên làm thế nào để nấu bột ăn dặm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 5 tháng tuổi một cách cân đối và hợp lý để bé được phát triển tốt là vấn đề các bậc cha mẹ luôn quan tâm.

Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Khoảng 2 tuần đầu tiên khi mới tập ăn, mẹ chưa cần cho đạm (thịt, cá,…) vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Đối với loại nước uống hàng ngày mẹ có thể nên cho bé uống khi 5 tháng tuổi là nửa quả quýt ngọt pha loãng, hoặc một quả bơ có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè…

Thịt, cá, và rau là những loại thực phẩm thô thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn trong khi chế biến thức ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, nhất là đối với thịt. Vì thế, mẹ cần chú ý làm theo hướng dẫn sau nếu vẫn muốn con “thử sức” với một chút đồ ăn đạm:

Khi luộc thịt, cá (nạc) lên, nên giữ nước dùng lại.

Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào trong 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay trong lò vi sóng từ 20-30 giấy hoặc nếu cẩn thận hơn thì đun lên.

Đối với thịt: làm tương tự như với cá, những vì là thịt nên sẽ khó mịn hơn, nếu quá khó rây thịt qua lưới thì trước tiên nên giã thịt sơ qua bằng chày rồi hãy rây thịt qua lưới.

Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn hoàn toàn, nhưng đây cũng là bước để giảm độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn trong những bữa ăn dặm đầu tiên này.

cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Lưu ý:

Các mẹ nên nhớ rằng mọi loại thực phẩm ăn dặm dành cho bé ăn đều phải được nghiền nát và xay nhuyễn. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn cần phải tiếp tục duy trì bổ sung sữa mẹ cho bé hoặc sữa công thức một cách song song và thường xuyên để đảm bảo bé luôn được trong tình trạng mạnh khỏe và đầy đủ dinh dưỡng nhất.

Hơn nữa, việc lên thực đơn các loại thức ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không phải là tập trung chủ yếu hoàn toàn vào việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé, mà điều quan trọng là giúp cho bé tập làm quen dần với nhiều loại thức ăn trong những bữa ăn đầu đời này.

Trước khi lên thực đơn nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, bước đầu tiên cần làm cho các mẹ là nên lên một khung giờ ăn cố định cũng như một chế độ ăn uống hợp lý, vừa phải để bé tập quen dần với chế độ ăn uống mới, vừa tạo được thói quen tốt về sau cho trẻ, vừa đảm bảo được dưỡng chất thiết yếu cho bé, đây là những bữa ăn đầu đời rất quan trọng đối với bé.