Categories: Mẹ và bé

8 món ăn giúp mẹ hết đau đầu bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì là câu hỏi nhiều bà mẹ lo lắng khi con mình rơi vào tình trạng này. Trẻ bị tiêu chảy (đi ngoài) thường rơi vào tình trạng mất nước, lừ đừ và chán ăn. Cách cần kíp nhất để điều trị tiêu chảy ở trẻ là bù nước sau đó mới tới chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Trong giai đoạn bé bị tiêu chảy, việc đi ngoài liên tục khiến cơ thể bé bị mất nước, dẫn đến tình trạng sốt và uể oải, không muốn ăn. Cháo và các loại rau củ sẽ là món ăn hữu hiệu lúc này, bởi cháo và rau củ vừa dễ ăn vừa có tác dụng bù nước cho trẻ.

Các món cháo

1. Cháo gà và nấm rơm

Nguyên liệu:

• 20g gạo vo sơ, ngâm 30 phút, giã nát

• 30g nấm rơm bằm nhuyễn, hòa với một chút nước

• 30g thịt gà nạc bằm nhuyễn, hòa với một chút nước

• 2 thìa dầu ăn

• 250ml nước

Cách làm

► Cho gạo và lượng nước đã chuẩn bị vào nấu sôi trong 15 phút, sau đó cho thịt gà và nấm vào nấu chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

► Múc cháo ra chén, trộn đều với dầu ăn. Có thể cho thêm hành ngò băm nhuyễn nếu trẻ thích ăn.

2. Cháo thịt heo, bí đỏ

Nguyên liệu:

•  20g gạo

• 30g bí đỏ nấu mềm, nghiền nhuyễn

• 30g thịt heo nạc băm nhuyễn hòa với một chút nước

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

Cách làm

► Nấu cháo đến khi thật nhừ. Nấu nước sôi, sau đó cho thịt vào nấu chín, tiếp đến cho bí đỏ, cháo vào khuấy đều đến khi sền sệt.

► Múc hỗn hợp cháo ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm nước mắm hay muối iốt cho vừa ăn.

Món ăn này giúp mẹ không còn đau đầu trước vấn đề bé bị tiêu chảy nên ăn gì vì bí đỏ và thịt heo sẽ bù nước và chất dinh dưỡng, giúp bé mau hồi phục.

3. Cháo cá và cà rốt

Nguyên liệu:

• 20g gạo vo sơ, ngâm 30 phút, giã nát

• 30g cà rốt nấu mềm, nghiên nhuyễn

• 30g thịt cá nạc luộc hay hấp chín, nghiên nhỏ

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

Cách làm

► Cho gạo với lượng nước đã chuẩn bị vào nấu sôi trong 15 phút, sau đó cho thêm cà rốt và cá vào nấu cho sôi lại. Nêm gia vị vừa ăn

► Múc cháo ra chén, trộn đều với dầu ăn.

4. Cháo sườn và hột gà

Nguyên liệu:

• 1 chén đầy cháo sườn nấu sẵn

• 1 lòng đỏ trứng gà

► Đánh tan lòng đỏ trứng gà. Cho chén cháo vào nồi nấu sôi lại, sau đó cho từ từ lòng đỏ trứng gà vào và khuấy đều.

Cách làm

► Đây là một món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chế biến nhanh gọn, tiện lợi khi bạn không kịp thời gian làm thức ăn cho trẻ và cũng để thay đổi khẩu vị của trẻ. Chú ý: Loại cháo sườn bán sẵn thường loãng, ít năng lượng và chất đạm, vì vậy bạn nên cho thêm lòng đỏ trứng gà vào cho đủ chất dinh dưỡng hơn.

5. Cháo óc heo và đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

• 20g gạo vo sơ, ngâm 30 phút, giã nát

• 30g đậu Hà Lan ngâm, bóc vỏ

• 1/4 óc heo, bỏ màng gân máu, nghiền nhuyễn với một chút nước

• 1/2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

Cách làm

► Cho gạo, đậu Hà Lan với lượng nước đã chuẩn bị vào nồi nấu sôi trong 15 phút. Sau đó, cho óc heo vào nấu tiếp khoảng 2 – 3 phút nữa. Nêm gia vị cho vừa ăn.

► Múc cháo ra chén, trộn thật đều với dầu ăn.

6. Cháo cật heo và cải bắc thảo

Nguyên liệu:

• 20g gạo vo sơ, ngâm 30 phút, giã nát

• 30g cải bắc thảo xắt nhuyễn

• 1/2 cật heo, xắt mỏng, băm nhuyễn

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

Cách làm

► Cho gạo với nước vào nấu sôi trong 15 phút. Sau đó cho cật heo và cải vào nấu tiếp khoảng 2 – 3 phút nữa. Nêm gia vị cho vừa ăn

► Múc cháo ra chén, trộn thật đều với dầu ăn.

Các món từ rau củ

1. Khoai lang, cà rốt và bông cải xanh

Nguyên liệu:

150g bông cải trắng, tách nhánh nhỏ

30g bo

250g cà chua, lột bỏ vỏ, hạt và cắt nhỏ

30g pho-mát

Cách làm

► Cho khoai lang và cà rốt vào nồi hấp khoảng 10 phút; sau đó cho thêm bông cải xanh vào và hấp cho đến khi tất cả đã chín mềm.

► Vớt hỗn hợp ra để nguội, sau đó nghiền nhuyễn bằng rây hoặc bằng máy xay. Nên cho thêm một ít nước vừa nấu vào để món ăn ngon hơn và lỏng hơn.

Đây là món ăn kết hợp giữa những thực phẩm giúp cơ thể bé giữ nước như cà rốt và khoai lang giúp phân đặc, săn lại.

2. Đậu lăng và rau củ

Nguyên liệu:

300g khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

1 củ cà rốt lớn, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g bông cải xanh, tách nhánh nhỏ

Cách làm

► Cho bơ vào chảo đun nóng, tiếp theo cho tỏi tây vào xào vàng, sau đó cho đậu lăng, cà rốt và cần tây vào đảo sơ. Tiếp tục cho khoai lang và nước vào, đậy nắp đun sôi rồi hạ bớt lửa hầm nhừ.

► Sau đó, cho tất cả vào máy xay hoặc dùng rây nghiền nhuyễn. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng cho trẻ còn nhỏ tuổi.

► Tuy nhiên, đậu lăng cung cấp nhiều chất đạm nên khó tiêu đối với một số trẻ. Vì thế không nên cho trẻ ăn món này trước khi chưa được 8 tháng tuổi.

Ngoài ra, mẹ nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho bé bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cũng như hệ men vi sinh có trong sữa Vinamilk để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Mẹ nên có những kiến thức nhất định về chăm sóc sức khỏe cho bé, trong đó có tiêu chảy để tránh lúng túng khi bé bị tiêu chảy nên ăn gì và phải làm sao mẹ nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao cần có bộ phận chuyên trách theo dõi và duy trì xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…

3 days ago

Yếu tố cần lưu ý về học phí các trường quốc tế tại TPHCM

Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…

3 days ago

Tại sao giáo dục giới tính cần được đưa vào chương trình học chính thức?

Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…

1 week ago

Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1: Làm sao để bé yêu thích môn toán?

Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…

1 week ago

Tại sao trường mầm non song ngữ Thủ Đức – VAS là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ?

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…

2 weeks ago

Làm sao để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phát triển khả năng hợp tác với bạn bè?

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…

2 weeks ago