Tã quần cho em bé – Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ. Vậy thế nào để chọn lựa 1 sản phẩm tã tốt mà còn phải tiện lợi? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về tã quần cho em bé và đưa ra các lưu ý hữu dụng giúp các mẹ có được sự lựa chọn tốt nhất cho bé.

>>> Xem thêm: Top những loại tã quần tốt cho bé

Tại sao nên sử dụng tã quần cho em bé ?

Tã quần cho bé là một lựa chọn thông minh và hữu ích cho việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Dưới đây là những lý do tại sao nên sử dụng tã quần cho bé:

Thuận lợi: Tã quần cho em bé dễ dàng mặc và thay nhờ vào thiết kế hình dạng giống 1 chiếc quần. Các mẹ chỉ cần kéo lên hoặc xé rách hai bên hông khi muốn thay cho bé, rất nhanh chóng và thuận tiện.

Thoải mái: Tã quần mang lại sự thoải mái thoải mái linh hoạt cho bé trong suốt cả ngày và đêm. Chất liệu vải mềm và thoáng khí giúp bé cảm thấy thoải mái và không bị gò bó khi vận động.

Sự tiện lợi của tã quần dành cho em bé

Sự tiện lợi của tã quần dành cho em bé

Đa dạng lựa chọn: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tã quần cho em bé với các tính năng và kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bé và mẹ. Mẹ có thể lựa chọn loại tã có khả năng điều hòa nhiệt độ cao, chất liệu thân thiện với môi trường, hoặc các sản phẩm có thiết kế đặc biệt dành cho bé có da nhạy cảm.

Vấn đề môi trường: Một số loại tã quần hiện nay được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường, giúp giảm lượng rác thải. Mẹ bỉm có thể lựa chọn những sản phẩm tã quần cho em bé có thành phần được tái chế để góp phần bảo vệ môi trường. 

Các lưu ý khi lựa chọn tã quần dành cho em bé

Mẹ nên lưu ý một vài yếu tố sau đây để chọn được loại tã phù hợp cho con.

Kích thước: Chọn kích thước phù hợp với cân nặng và độ tuổi của em bé. Một chiếc tã quần quá chật hoặc quá rộng có thể gây khó chịu cho bé và làm giảm hiệu quả của tã. 

Chất liệu: Đảm bảo chất liệu tã quần dành cho em bé phải luôn dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Các chất liệu như cotton hữu cơ hay các loại vải tự nhiên có thể là lựa chọn tốt cho làn da nhạy cảm của bé.

Thiết kế: Dù đã có thiết kế tiện lợi giống 1 chiếc quần tuy nhiên tã quần dành cho em bé còn đòi hỏi phải có thiết kế co giãn tốt. Phần thun ở eo và đùi phải luôn ôm sát cơ thể trẻ tránh tình trạng xô lệch khi bé hoạt động. Việc co giãn tốt sẽ giúp bé thoải mái trong nhiều giờ đeo tã mà không để lại vết hằn trên da bé.

Khả năng thấm hút, thoáng khí: Hãy chọn tã có khả năng thấm hút cao và liên tục. Độ thoáng khí, thoát ẩm tốt để giữ cho da của bé luôn khô ráo, không bị bí.

Vạch báo đầy: Các sản phẩm có độ nâng cấp về độ tiện lợi cho mẹ và sự thoải mái cho bé. Vạch báo đầy sẽ chuyển sang màu xanh khi tã đã đầy giúp mẹ chủ động trong việc thay tã cho bé mà không cần phải liên tục kiểm tra.

Tã quần cho em bé phải đem lại sự thoải mái

Tã quần cho em bé phải đem lại sự thoải mái

Vách chống tràn: Bên cạnh các yếu tố thiết yếu phải có thì vách chống tràn cũng là 1 yếu tố quan trọng mẹ nên quan tâm. Kết hợp với khả năng thấm hút cao thì vách chống tràn sẽ giúp khóa chặt chất thải giữ độ thông thoáng cho bé và tránh việc tràn tã gây mất vệ sinh.

An toàn: Bảo đảm rằng tã quần cho em bé không chứa chất hóa học gây hại, chất tạo mùi hương,..Tốt nhất mẹ nên chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng và có giấy tờ kiểm định.

Mỗi em bé đều có tình trạng da và các nhu cầu của mẹ khác nhau. Sản phẩm đắt nhất không có nghĩa là tốt nhất. Vì thế mẹ có thể thử nhiều loại cho bé trước khi lựa chọn sản phẩm hợp “cạ” bằng cách mua những gói nhỏ dùng thử.

UniDry – Lựa chọn tốt nhất cho tã quần em bé

Tã quần dành cho em bé UniDry có độ hút ẩm mạnh mẽ, thiết kế với công nghệ hút ẩm cao cấp cùng lõi hút tối ưu giúp giữ da bé luôn khô ráo và thoáng mát trong suốt thời gian sử dụng. Tã quần UniDry có lớp chống tràn chất lượng, ngăn chặn hiện tượng tràn tã và thấm ngược. Điều này giúp tránh rò rỉ và đảm bảo bé không bị ướt và không gây khó chịu.

Tã quần dành cho em bé UniDry

Tã quần dành cho em bé UniDry

Sản phẩm từ thương hiệu UniDry sử dụng chất liệu mềm mại từ sợi cotton và không gây kích ứng da. Điều này giúp tránh việc bé bị kích ứng và mẩn đỏ do dùng tã thời gian dài. Đa dạng kích thước và thiết kế co giãn tốt, phù hợp với cơ thể giúp bé thoải mái trong mọi hoạt động. Đơn giản và dễ sử dụng giúp mẹ tiết kiệm thời gian và tiện lợi trong quá trình chăm sóc bé.

Kết

Có thể nói, tã quần dành cho em bé UniDry là một lựa chọn tốt và an toàn cho các con. Với các khả năng và công dụng vượt trội, đây là sản phẩm các mẹ đáng cân nhắc khi mua tã quần cho bé yêu.

Tìm hiểu thêm: Tã quần dành cho em bé UniDry

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe. Tìm hiểu ngay những triệu chứng quan trọng và cách đối phó bệnh tại đây.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tầm quan trọng của việc nhận biết sớm dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 

Việc nhận biết tiểu đường trong giai đoạn cuối thai kỳ là vô cùng quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Dấu hiệu và triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn cuối thai kỳ do sự gia tăng mức đường huyết và tăng cường hoạt động của hormone thai nhi. 

Nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường trong giai đoạn này giúp mẹ bầu và các bác sĩ chăm sóc có thời gian để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và quản lý tiểu đường. Điều này giúp hạn chế các tác động tiềm năng của tiểu đường thai kỳ lên sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Nếu không kịp thời nhận biết và điều trị tiểu đường thai kỳ sớm, mẹ bầu sẽ có nguy cơ đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc sinh non. Không những gây hại cho mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây hại cho thai nhi khi tăng nguy cơ phát triển tiểu đường sau này, tăng cân nặng không cân đối. 

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Mẹ bầu có thể theo dõi và quan sát các dấu hiệu sau để có thể phát hiện và điều trị sớm tiểu đường thai kỳ: 

Đi tiểu nhiều lần và khát nước tăng

Đây được xem là một dấu hiệu nhất biết dễ thấy nhất ở mẹ bầu. Khi thai nhi phát triển, nhu cầu insulin của cơ thể mẹ tăng lên để duy trì mức đường huyết bình thường. Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường thai kỳ, cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến mức đường huyết tăng cao. 

Khi mức đường huyết cao, thận sẽ cố gắng loại bỏ glucose dư thừa bằng cách tạo ra nước tiểu. Do đó, mẹ bầu cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều hơn, thậm chí trong những trường hợp năng, có thể gây mất ngủ do thức giấc nhiều lần. 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có xu hướng cảm thấy khát nước tăng cao. Đây là do cơ thể cố gắng điều chỉnh mức đường huyết bằng cách giải thích và loại bỏ glucose qua nước tiểu. Điều này dẫn đến mất nước và mẹ bầu cảm thấy khát nước liên tục để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước của cơ thể.

Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu dễ nhận thấy của tiểu đường thai kỳ

Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu dễ nhận thấy của tiểu đường thai kỳ

Mệt mỏi và suy giảm năng lượng

Tiểu đường thai kỳ có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Điều này xảy ra do cơ thể không sử dụng đường glucose một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng. 

Đồng thời, mức đường huyết cao trong tiểu đường thai kỳ cũng gây ra sự mất nước và mất chất điện giải trong cơ thể. Điều này cũng ảnh hưởng đến tình trạng mệt mỏi và suy giảm năng lượng.

Triệu chứng mệt mỏi và suy giảm năng lượng

Triệu chứng mệt mỏi và suy giảm năng lượng

Thay đổi cân nặng

Mẹ bầu có thể trở nên quá tăng cân hoặc không tăng cân đủ trong giai đoạn cuối thai kỳ. Điều này có thể do tiểu đường gây ra sự mất cân đối trong quá trình chuyển hóa chất béo và đường trong cơ thể. 

Quá tăng cân hoặc không tăng cân đủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Quá trình quản lý tiểu đường thai kỳ hiệu quả là cần thiết để điều chỉnh cân nặng một cách thích hợp để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Thay đổi cân nặng bất thường

Thay đổi cân nặng bất thường

Ngứa da và nhiễm nấm 

Một số mẹ bầu có thể gặp vấn đề về ngứa da và nhiễm nấm thường xuyên. Đường huyết cao có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra các triệu chứng này.

Nấm và vi khuẩn tồn tại tự nhiên trên da và trong các vùng âm đạo. Tuy nhiên, trong môi trường có mức đường huyết cao, chúng có thể phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiễm trùng và các triệu chứng như ngứa, đỏ, hoặc chảy dịch.

Ngứa da và nhiễm nấm khi bị tiểu đường thai kỳ

Ngứa da và nhiễm nấm khi bị tiểu đường thai kỳ

Mất khả năng lành vết thương

Đường huyết cao ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và lành vết thương. Đường huyết cao ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi và lành vết thương bằng cách ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào và sự phát triển của mạch máu.

Một vết thương thông thường như một vết cắt nhỏ hoặc trầy xước có thể mất thời gian lâu hơn để lành hoặc không lành chữa hoàn toàn. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng và các vấn đề khác về lành vết.

Kết

Trên đây là toàn bộ cách nhận biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần quan tâm và phòng ngừa. Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ vô cùng quan trọng và mẹ bầu cũng nên cẩn thận đến sức của bản thân để không gây ra các bệnh không mong muốn. Cùng chúng tôi quan sát, theo dõi quá trình phát triển mạnh khỏe cả mẹ lẫn bé.  

Tã dán cho bé sơ sinh – Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh. Nhưng làm thế nào để mẹ biết đâu là sản phẩm tốt và con cảm thấy thoải mái khi sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi đó, cùng tìm hiểu nhé!

Tã dán cho bé sơ sinh cần có gì ?

Việc chăm sóc cẩn thận và đảm bảo sự thoải mái cho em bé sơ sinh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ bậc phụ huynh hoặc gia đình nào vừa có em bé chào đời. Trong quá trình chăm sóc, việc lựa chọn các sản phẩm chất lượng và tiện ích là điều cần thiết. Trong đó, tã cho bé sơ sinh được xem là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong việc chăm sóc bé hàng ngày. 

Tã cho bé sơ sinh góp phần quan trọng trong việc giữ cho bé luôn khô ráo, thoáng mát, thoải mái và sạch sẽ. Với công nghệ tiên tiến, tã sơ sinh ngày nay đã có thiết kế trở nên thông minh hơn, với nhiều tính năng hữu ích. Tã dán được thiết kế đặc biệt để phù hợp với kích thước và nhu cầu của bé sơ sinh, giúp bé tránh cảm giác không thoải mái thoải mái hay kích ứng da.

Khi mua tã dán cho bé, một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là kích thước. Tã dán có nhiều kích cỡ khác nhau như sơ sinh (newborn), S, M, L và XL. Lựa chọn kích thước tã phù hợp sẽ giúp bé dễ thích ứng và phát huy đầy đủ công dụng của tã.

Tã dán là lựa chọn tốt nhất cho bé sơ sinh

Tã dán là lựa chọn tốt nhất cho bé sơ sinh

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng tã dán cho bé là tính tiện lợi. Các mẹ có thể dễ dàng gỡ bỏ và dán lại một cách nhanh chóng, không cần phải thực hiện các bước phức tạp như khi sử dụng các loại tã thông thường. Điều này rất thuận tiện cho mẹ khi phải thay tã cho bé trong những tình huống khẩn cấp như đang đi du lịch, đi chơi cuối tuần…. Tã dán cũng giúp cho bé khô ráo suốt cả ngày và đêm, giúp bé yêu của bạn có một giấc ngủ ngon và không bị gián đoạn.

Không chỉ vậy, tã dán sơ sinh còn phải được sản xuất với thành phần an toàn và không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Chất liệu mềm mại và thân thiện giúp tránh các tình trạng tổn thương da, hăm đỏ và ngứa ngáy. Ngoài ra, tã cho bé sơ sinh cần phải có khả năng hút ẩm cao, giúp kiểm soát lượng nước tiểu và ngăn ngừa hăm hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bé luôn cảm thấy khô ráo và an toàn

Phải chọn tã có kích thước phù hợp với bé

Phải chọn tã có kích thước phù hợp với bé

Chất liệu tạo nên tã sơ sinh cũng là một yếu tố quan trọng. Hầu hết các loại tã sơ sinh đều được làm từ chất liệu mềm mại, như vải không dệt hoặc bông, để tránh kích ứng da. Điều này rất quan trọng với làn da nhạy cảm của bé. Mẹ nên xem kĩ chất liệu được in trên bao bì để chọn đúng sản phẩm thích hợp.

Khả năng hút ẩm của tã dán tường cũng cần được mẹ kiểm tra cẩn thận. Tã dán nên có khả năng hút ẩm tốt để giữ cho bé khô ráo trong suốt thời gian sử dụng. Sản phẩm có khả năng hút ẩm cao sẽ giúp bé tránh được những tình trạng khó chịu và mẩn đỏ.

Ngoài ra, tã dán cho trẻ sơ sinh cần có khả năng chống rò rỉ. Với miếng dán phải có độ chắc chắn để giữ chặt tã trên người bé. Khả năng chống rò rỉ nhờ vào lớp chống tràn sẽ tránh tình trạng tràn tã khi bé đang hoạt động, điều này sẽ giúp mẹ thấy yên tâm hơn.

Một số thương hiệu phổ biến về dòng tã dán cho bé sơ sinh

Pampers: Pampers là một trong những nhãn hiệu về tã dán sơ sinh hàng đầu trên thị trường. Họ cung cấp nhiều lựa chọn cho bé từ sơ sinh đến các lứa tuổi khác nhau. Pampers có nhiều dòng sản phẩm như Pampers Swaddlers cho sơ sinh, Pampers Cruisers cho bé bò và Pampers Baby Dry cho bé ngủ qua đêm.

Tã cho bé sơ sinh Pampers

Tã cho bé sơ sinh Pampers

Huggies: Huggies cũng là một thương hiệu phổ biến và nhận được nhiều sự tin cậy. Huggies có các dòng sản phẩm như Huggies Little Snugglers cho sơ sinh và Huggies Little Movers cho bé bò. Họ cũng cung cấp nhiều kích thước và thiết kế thoải mái cho bé.

Tã newborn Huggies

Tã newborn Huggies

UniDry: UniDry là thương hiệu uy tín và có nhiều sản phẩm chất lượng dành cho bé sơ sinh. Với đa dạng kích thước từ size Newborn, Small, Medium cho đến Large và cả X-Large giúp các mẹ có thể trung thành tin dùng sản phẩm cho bé từ khi mới chào đời cho tới khi lớn lên. Tất cả các sản phẩm tã dán UniDry đều được thiết kế với các tính năng như chất liệu mềm mại, khả năng hút ẩm tốt, chống rò rỉ và thoáng khí để đảm bảo sự thoải mái và chăm sóc tối ưu cho bé sơ sinh.

Tã dán cho bé sơ sinh UniDry

Tã dán cho bé sơ sinh UniDry

Kết

Tóm lại, việc sử dụng tã dán cho bé sơ sinh mang lại nhiều lợi ích tiện lợi, khả năng hút ẩm tốt, chống rò rỉ, thoáng khí và lựa chọn đa dạng. Hãy lựa chọn sản phẩm tã dán phù hợp với bé và chắc chắn rằng bé yêu của bạn luôn cảm thấy thoải mái, khô thoáng trong suốt quá trình lớn lên.

Xem thêm: Tã dán cho bé sơ sinh UniDry

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé. Dưới đây là top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh mà các mẹ bỉm nên biết để có sự lựa chọn tốt nhất cho thiên thần bé nhỏ của mình.

Bỉm quần Pampers

Bỉm quần Pampers

Bỉm quần Pampers

Đặc điểm nổi bật

  • Với lớp lót mềm mại và lưng thun co giãn, tã Pampers mang lại cảm giác thoải mái và tự do cho bé khi vui chơi và khám phá thế giới xung quanh.
  • Bề mặt tã được làm từ chất liệu thoáng mát với những lỗ nhỏ li ti dày đặc, giúp cải thiện lưu thông không khí và cho phép da bé “thở” dễ dàng.
  • Lớp kem dưỡng ẩm được hòa vào bề mặt tã giúp bảo vệ và làm khô thoáng làn da mỏng manh của bé trong quá trình vận động và hoạt động hàng ngày.
  • Công nghệ đa lớp mới của Pampers đảm bảo thấm hút nhanh chóng mà không bị rách khi tiếp xúc với nước, giữ cho da bé khô thoáng trong suốt 12 tiếng, mang lại sự thoải mái cho bé trong quá trình chơi đùa.
  • Được thiết kế với đai hông co giãn, giúp ôm gọn hông và chân của bé, đồng thời theo sát mọi chuyển động cơ thể khi bé vui chơi và hoạt động.

Bỉm quần Bobby

Bỉm quần cho trẻ sơ sinh Bobby

Bỉm quần cho trẻ sơ sinh Bobby

Đặc điểm nổi bật

  • Với thiết kế bề mặt 3D và rãnh thấm kim cương, tã Bobby giúp thấm hút nhanh chóng và hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng rò rỉ và giữ cho bé luôn khô thoáng.
  • Miếng dán Magic-tape của tã Bobby được làm từ chất liệu siêu mềm, giúp dễ dàng điều chỉnh và gắn chắc chắn mà không gây tổn thương cho da nhạy cảm của bé.
  • Tã Bobby được trang bị hệ thun flexi-fit co giãn, giúp ôm sát cơ thể bé một cách tự nhiên và thoải mái. Điều này giúp tạo cảm giác thoải mái và không gây khó chịu cho bé khi di chuyển.
  • Thiết kế rãnh rốn Oheso giúp hạn chế tiếp xúc giữa tã và cuống rốn, tạo không gian thoáng khí và giúp vùng rốn của bé luôn khô ráo, ngăn ngừa tình trạng hăm tã và kích ứng da.
  • Với bề mặt Cotton-soft siêu mềm, mang lại cảm giác mềm mại và dịu nhẹ cho da bé, đồng thời giúp hạn chế kích ứng và đảm bảo sự thoải mái suốt cả ngày dài.

Bỉm quần UniDry

Bỉm quần UniDry

Bỉm quần UniDry

Đặc điểm nổi bật

  • Bỉm Unidry được chế tạo từ chất liệu bông tự nhiên, cùng với lưng thun mềm mại và co giãn tốt. Điều này giúp bỉm vừa vặn và thoải mái cho bé suốt cả ngày.
  • Có thiết kế màng vải thông thoáng, giúp tăng khả năng thấm hút lên tới 25%. Điều này giúp bé yêu luôn cảm thấy khô ráo và thoáng mát trong suốt thời gian dài.
  • Được chiết xuất từ tinh chất trà xanh, giúp bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn và ngăn ngừa sự nóng ẩm. Điều này giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé lan toàn và tươi mát.

>>>Tham khảo: Các loại tả bỉm cho bé yêu

Bỉm quần Moony

Bỉm quần cho trẻ sơ sinh Moony

Bỉm quần cho trẻ sơ sinh Moony

Đặc điểm nổi bật

  • Chất liệu mềm mại và thân thiện với làn da bé, mang lại cảm giác êm ái và an toàn. Bất kể bé có thân hình bụ bẫm hay mảnh mai, tã vẫn ôm vừa vặn, tránh cho bé bị rò rỉ.
  • Tã có khả năng co giãn mềm mại và linh hoạt, giúp bé cảm thấy thoải mái trong mọi hoạt động. 
  • Khả năng chống tràn hiệu quả giúp bé luôn khô thoáng. 
  • Đặc biệt, khi bé tiểu, vạch chỉ thị trên tã sẽ chuyển sang màu xanh lam, giúp dễ dàng nhận biết khi cần thay tã cho bé.

Bỉm quần Merries

Bỉm quần cho trẻ sơ sinh Merries

Bỉm quần cho trẻ sơ sinh Merries

Đặc điểm nổi bật

  • Bỉm quần Merries sở hữu công nghệ siêu thấm hút kép, giúp thấm hút nhanh chóng, đồng thời đảm bảo sự phân phối đồng đều và ngăn tràn chất lỏng một cách hoàn hảo. 
  • Giữ chặt chất lỏng trong lõi tã sau khi thấm hút, ngăn ngừa hiện tượng tràn ngược một cách hiệu quả. 
  • Giảm thiểu độ ẩm ướt trên da bé, mang lại giấc ngủ êm đềm và thoải mái cho bé của bạn.

Bỉm quần Yubest

Bỉm quần Yubest

Bỉm quần Yubest

Đặc điểm nổi bật

  • Bỉm Yubest làm từ bông cao cấp và không thoát ẩm từ đáy tã, giúp tã siêu thấm và không gây cọ ngứa. 
  • Với độ mỏng chỉ 0.2cm và nhẹ 3gr, đây là một trong những loại bỉm mỏng nhất hiện nay, cho bé sự thoải mái và tự do vận động. 
  • Có khả năng nhanh chóng hút các chất lỏng và giữ cho bề mặt luôn khô ráo,  khóa chặt phân tử nước bên trong, ngăn ngừa tràn và thấm ngược với hàng triệu lỗ nhỏ trên bề mặt.
  • Đai chun co giãn linh hoạt ôm sát cơ thể bé mà không gây khó chịu, giúp bé dễ dàng vận động mà không lo bị tụt bỉm.
  • Hệ thống vách chống tràn 3D hiệu quả giúp bé vui chơi mà không lo bị tràn bỉm.
  • Giúp bảo vệ da bé tốt hơn và giảm thiểu tình trạng hăm tã.

Bỉm quần GooN

Bỉm quần GooN

Bỉm quần GooN

Đặc điểm nổi bật

  • Sản phẩm bỉm GooN được thiết kế với bề mặt mềm mại, tạo sự bảo vệ cho làn da nhạy cảm của trẻ khỏi nguy cơ dị ứng. 
  • Kết hợp với công nghệ lỗ thấm hút 3D và khóa chất lỏng, sản phẩm đảm bảo khả năng thấm hút tối đa. 
  • Hệ thống màng đáy thông minh giúp tạo không gian thoáng khí và đạt độ ẩm siêu khô thoáng. Điều này giúp bé vận động thoải mái suốt cả ngày mà không lo tràn chất thải và không gây hằn đỏ cho làn da nhạy cảm của bé. 
  • Băng dính cuộn tã tiện lợi, giúp mẹ dễ dàng thu gom và vứt bỏ tã đã sử dụng một cách gọn gàng. Đồng thời, đảm bảo tính vệ sinh và thân thiện với môi trường.

Tổng kết

Việc lựa chọn bỉm quần cho trẻ sơ sinh là một quyết định quan trọng, mang đến sự thoải mái và bảo vệ tốt nhất cho da nhạy cảm của bé. Với sự đa dạng của thị trường bỉm quần hiện nay, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Hy vọng danh sách top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và định hướng tốt cho sự chăm sóc của bé yêu. Hãy tìm hiểu thêm và chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất để bé có trải nghiệm đầu đời thật êm dịu các ba mẹ nhé.

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu. Quan trọng hơn hết, các mẹ nên hiểu và nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh để sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ quan trọng này. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mà các mẹ bỉm cần phải biết

1. Cơn gò cứng bụng chuẩn bị sinh

Trong giai đoạn này, cơ tử cung của mẹ có thể đang chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh. Các mẹ có thể cảm thấy cơn gò cứng bụng trong các ngày cuối thai kỳ, điều này được gọi là cơn gò chuẩn bị sinh hay Braxton Hicks. Những cơn gò này không đều đặn và không gây đau như cơn chuyển dạ. Đây là cơ hội để bạn tập trung vào học cách thư giãn và kiểm soát cơ thể mình trước quá trình chuyển dạ thực sự.

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

2. Sự di chuyển của bé

Vào tuần thứ 39, bạn có thể cảm nhận bé ít hoặc không di chuyển bằng cách thường thấy. Đừng lo lắng ngay lập tức, hãy tìm thời điểm trong ngày bé thường hoạt động nhiều nhất và quan sát xem bé có di chuyển trong khoảng thời gian đó không. Nếu bạn cảm thấy bé không di chuyển trong vòng 2 giờ hoặc có bất kỳ điều gì khiến bạn lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và kiểm tra.

3. Hiện tượng nhiều dịch nhầy âm đạo

Trong những tuần cuối thai kỳ, bạn có thể thấy dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang mở rộng nhưng hãy nhớ rằng nhồi máu nước âm đạo cũng có thể không liên quan đến việc chuyển dạ, dựa vào màu sắc của dịch mà sẽ có những lý do, nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn chắc chắn rằng đó là dịch nhầy và không phải là nước ối, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn để được đánh giá tình trạng sức khỏe chính xác hơn.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu cần làm gì khi không có dấu hiệu chuyển dạ

Tuần cuối bé sẽ di chuyển chậm hơn bình thường

Tuần cuối bé sẽ di chuyển chậm hơn bình thường

4. Tiêu chảy và buồn nôn

Các thay đổi hormone ở cuối thai kỳ có thể diễn ra nhanh hơn nhiều lần do vậy sẽ gây nên tiêu chảy và buồn nôn cho một số mẹ bầu. Hiện tượng buồn nôn có lẽ sẽ quá quen với các mẹ có tình trạng thai nghén, điều này có thể là dấu hiệu rằng cơ thể bạn sẽ sớm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ tuy nhiên sau khi đã được kiểm tra bởi bác sĩ mẹ bồi bổ thêm đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

5. Bầu ngực căng tràn

Vào các tuần cuối thai kỳ, bầu ngực của các mẹ có thể trở nên căng tràn và nhạy cảm hơn. Điều này là báo hiệu cho việc sửa về, sẵn sàng cho con bú sau sinh. Để giảm thiểu cảm giác không thoải mái, mẹ có thể chọn mặc áo lót hỗ trợ và sử dụng những biện pháp khác nhau để giảm căng thẳng trong vùng ngực sau khi đã tham khảo lời khuyên từ bác sĩ.

Mẹ bầu nên theo dõi các dấu hiệu cơ thể liên tục

Mẹ bầu nên theo dõi các dấu hiệu cơ thể liên tục

6. Cảm giác thay đổi tâm trạng

Giai đoạn cuối thai kỳ, các mẹ bỉm sẽ luôn trong trạng thái thay đổi cảm xúc, tâm trạng liên tục. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi khi mang thai là sẽ như là đổi mới toàn bộ cơ thể, các mẹ bỉm sẽ đi từ cảm xúc này tới cảm xúc khác liên tục và nhiều lần trong ngày. Đôi khi những chuyện rất nhỏ nhưng lại khiến cho các mẹ cảm thấy lo lắng hay buồn lòng. Những lúc này hãy có riêng cho mình 1 người bạn đồng hành có thể là chồng, gia đình, bạn bè,.. để chia sẻ cảm xúc của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Kết

Giai đoạn cuối thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng và đáng nhớ cho mỗi bà bầu đồng thời cũng là lúc gia đình cần chú ý và nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39. Luôn lắng nghe, quan sát và thấu hiểu cơ thể lúc này, báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường và luôn sẵn sàng tinh thần chào đón bé yêu bất cứ lúc nào.

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ. Những sự thay đổi đáng kể về ngoại hình lẫn bên trong cơ thể làm các mẹ bầu luôn trong tâm trạng lo lắng. Đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, việc nước tiểu bà bầu bị đục là tình trạng thường thấy. Vần đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và như các bạn đã biết màu sắc nước tiểu cũng sẽ cảnh báo các loại bệnh bạn đang gặp phải. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn giải đáp về hiện tượng này nhé!

Màu nước tiểu khác thường là phản ánh cho tình trạng sức khoẻ hiện tại

Màu nước tiểu khác thường là phản ánh cho tình trạng sức khoẻ hiện tại

Nước tiểu bị đục là bệnh gì?

Đau buốt và tiểu rắt là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mẹ bầu đang gặp phải

Đau buốt và tiểu rắt là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mẹ bầu đang gặp phải

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn, virus tấn công và xâm nhập vào hê thống đường tiết niệu gây tổn thương bên trong. Một số biểu hiện nhận biết bệnh này như mắc tiểu liên tục, khó tiểu, đau rát khi đi tiểu, đau ở xương chậu, bụng dưới hoặc lưng dưới, nước tiểu có mùi hôi.
  • Tiểu dưỡng chấp: Nguyên nhân là do hệ thống các mạch bạch huyết bị rò vào đường tiết niệu làm cho nước tiểu có dưỡng chấp.
  • Tiểu phosphate: Đây là triệu chứng bệnh lý do người bệnh ít uống nước dẫn đến bị lắng đọng phosphate như cặn vôi và gây nên sỏi thận.
  • Bệnh xã hội: Với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, đau hông, đau lưng, đau rát bộ phận sinh dụng. 
  • Bệnh tiểu đường: Do lượng đường dư thừa trong cơ thể đang được bài tiết trong nước tiểu nên sẽ dễ bị nhiều bất thường khi đi tiểu.

Cách chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh

Tình trạng nước tiểu bà bầu bị đục làm cho rất nhiều thai phụ lo lắng

Tình trạng nước tiểu bà bầu bị đục làm cho rất nhiều thai phụ lo lắng

Nếu tình trạng nước tiểu bà bầu bị đục kéo dài hơn 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm và khỏi bệnh thì mẹ cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ và cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin sau:

  • Nước tiểu bị đục đã xuất hiện được bao lâu
  • Có cảm thấy mùi khác thường từ nước tiểu
  • Khi đi tiểu có gặp khó khăn, cảm giác khó tiểu, đau buốt
  • Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên nói rõ cho bác sĩ

Hướng điều trị phù hợp khi nước tiểu bà bầu bị đục

Trước hết, mẹ phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Với trình độ, chuyên môn, thiết bị y khoa hiện đại, thì chữa trị bệnh cho mẹ bầu là điều dễ dàng. Vì thế khi cảm thấy cơ thể có những bất thường, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ. Một số mẹ bầu khi bị mắc các bệnh có xu hướng tự chữa trị hoặc xem thường nghĩ rằng đây chỉ là sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên biết rằng đôi khi chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Bổ sung đầy đủ nước, vì nước rất quan trọng trong quá trình thanh lọc cặn bã trong cơ thể. Cố gắng uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, tránh để bị mất nước. Nếu bà bầu bị mất nước nặng có thể sử dụng thuốc bù nước và điện giải hoặc truyền nước theo đường tĩnh mạch dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nước và chế độ dinh dưỡng khoa học là liều thuốc tự nhiên cải thiện  các vấn đề  bệnh lý cho mẹ

Nước và chế độ dinh dưỡng khoa học là liều thuốc tự nhiên cải thiện  các vấn đề  bệnh lý cho mẹ

Chế độ ăn uống khi mang thai cũng rất quan trọng. Mẹ bầu có thể cân nhắc một số loại thực phẩm gây đổi màu nước tiểu, thay thế chúng bằng những loại an toàn hơn. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ cũng cần theo dõi màu sắc của nước tiểu để nếu có gì bất thường còn kịp thời xử lý.

Mong rằng, với những thông tin cung cấp phía trên bài viết bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc xung quanh vấn đề nước tiểu bà bầu bị đục. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vừa là tự nhiên và có thể là cảnh báo bệnh lý đang gặp phải. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý quan tâm đến những thay đổi trên cơ thể mình khi cảm thấy không ổn cần đến gặp bác sĩ ngay.

>>> Bà bầu bị đục nước tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu. Một người khỏe mạnh nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và nếu nó ở bất kỳ sự khác thường màu sắc nào thì đây là dấu hiệu không ổn định của sức khỏe. Đặc biệt đối với mẹ bầu, nước tiểu bị đục mang thai là do các nguyên nhân tự nhiên hoặc bệnh lý.

Những nguyên nhân khiến nước tiểu bị đục 

Tình trạng nước tiểu bị đục khi mang thai là việc xảy ra bình thường đối với tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu cần phải xác định chính xác nguyên nhân để khắc phục và điều trị đúng cách.

Nước tiểu bị đục khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Nước tiểu bị đục khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Mất nước

Khi mẹ không tiêu thụ đủ lượng chất lỏng cần thiết trong ngày cơ thể sẽ không đủ nước để lọc những cặn bã và chất thải, từ đó gây nên hiện tượng nước tiểu bị đục. Thai phụ không được chủ quan trong việc uống nước vì nó còn có thể gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng như : tiêu chảy, nôn mửa, sốt, chóng mặt và mệt mỏi. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của nước tiểu đục. Được biết bệnh lý này xuất phát từ việc mủ hoặc máu chảy vào đường tiết niệu hoặc là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu do cơ thể sản xuất ra giúp loại bỏ vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ làm cho mẹ bị nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, khó tiểu, đau ở vùng bụng dưới, thắt lưng hoặc vùng chậu.

Nhiễm trùng thận

Nếu không điều trị đúng cách khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, thì nó có thể lan rộng và nặng thành nhiễm trùng thận. Nước tiểu bị đục vì nhiễm trùng sinh ra mủ, hoà lẫn vào nước tiểu gây ra các bệnh như sốt, chuột rút, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa, nước tiểu có mùi hôi và đau lưng. Bà bầu nhất định phải điều trị y tế ngay lập tức khi bị nhiễm trùng thận, nếu không điều trị kịp thời có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn. 

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Bệnh lậu và chlamydia là một số trong những nguyên nhân chính gây ra nước tiểu đục vì hai bệnh nhiễm trùng này khiến hệ miễn dịch phải chống lại bằng cách sản sinh các tế bào bạch cầu có thể hòa lẫn với nước tiểu; do đó khiến nước tiểu vẩn đục.

Chế độ ăn 

Nguyên nhân nước tiểu bị đục khi mang thai cũng có thể từ thói quen ăn uống hằng ngày của mẹ bầu. Khi ăn nhiều thực phẩm chứa phốt pho hoặc vitamin D cao, nước tiểu sẽ bị đục vì thận đào thải lượng phốt pho dư thừa qua nước tiểu.

Bệnh tiểu đường

Cơ thể đang cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu vì vậy sẽ làm nước tiểu bị đục. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường gồm mệt mỏi, sút cân, thường xuyên đi tiểu, khó chữa lành vết thương, dễ bị nhiễm trùng và khát kéo dài ngay cả sau khi đã uống nước.

>>> Xem thêm: Nước tiểu bà bầu bị đục do viêm tiết niệu có nên uống kháng sinh?

Làm thế nào để chẩn đoán các nguyên nhân?

Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng nước tiểu bị đục khi mang thai nếu quá 2 ngày mà không khỏi thì cần phải đến gặp bác sĩ. Để có hướng điều trị đúng và phù hợp thai phụ cần cung cấp đầy đủ thông tin : 

  • Thời gian phát hiện nước tiểu bị đục đã được bao lâu
  • Nước tiểu có mùi bất thường nào không
  • Bạn có bất kỳ sự khó khăn và cảm giác đau buốt khi đi tiểu không
  • Ngoài ra, mẹ cũng cần cung cấp chính xác tên các loại thuốc đang dùng

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những cách tìm ra được nguyên nhân

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những cách tìm ra được nguyên nhân 

Dựa vào màu sắc của nước tiểu và các triệu chứng bất thường kèm theo, mẹ có thể sẽ phải thực hiện một hoặc nhiều thí nghiệm. Ví dụ để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng mẹ cần đưa mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm. Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể phải bị lấy máu để xét nghiệm chức năng thận, gan hoặc siêu âm bụng để xác định các vấn đề ban đầu. 

Hướng điều trị hiệu quả khi nước tiểu bị đục

Nếu nguyên nhân từ việc ăn uống hoặc mất nước mẹ có thể tự giải quyết bằng cách hạn chế ăn các loại thực phẩm làm nước tiểu bị đục, ăn nhiều rau xanh và nên có một chế độ dinh dưỡng theo khoa học để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh trong suốt kỳ thai. Mỗi ngày mẹ cần uống đầy đủ lượng nước cần thiết từ nhiều nguồn như nước ép, hoặc ăn trái cây cũng cung cấp lượng nước cho mẹ. 

Cân bằng chế độ ăn uống để mẹ bầu luôn khoẻ

Cân bằng chế độ ăn uống để mẹ bầu luôn khoẻ

Còn khi mẹ gặp các vấn đề về bệnh lý thì cần để bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp để an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ nên nhớ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có ý kiến của bác sĩ nhé.

Tóm lại, việc nước tiểu bị đục khi mang thai là sự thay đổi bình thường của thai phụ. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài mẹ bầu cũng cần xem xét lại và đến ngay các cơ sở ý tế chuyên khoa thăm khám. 

>>> Xem thêm: Nước tiểu đục khi mang thai những điều bà bầu cần biết

>>> Xem thêm: Mối nguy hiểm tiềm ẩn khi mang bầu nước tiểu vàng đục
 

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai. Rạn bụng, ngứa và sưng phù chân, tiểu không kiểm soát có lẽ là quá đủ rồi. Thế nhưng lúc bạn bắt đầu cảm thấy tóc mình rụng nhiều hơn thì có lẽ bạn sẽ hoang mang tột độ. Ông bà ta đã nói:”Cái răng cái tóc là gốc con người” mà. Vậy nên hãy tìm hiểu xem nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề rụng tóc khi mang thai nhé.

Điều gì có thể khiến bạn rụng tóc khi mang thai?

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Rụng tóc – ác mộng của nhiều mẹ bầu

Có rất nhiều nguyên ngân gây rụng tóc. Đặc biệt khi một người trải qua một cơn sốc hoặc một sự thay đổi lớn làm thay đổi trạng thái cân bằng của cơ thể, sự phát triển của tóc sẽ bị ảnh hưởng. Bình thường cơ thể sẽ có 85% tóc (được hiểu là cả tóc và lông trên cơ thể) phát triển, còn 15% ở trạng thái “nghỉ ngơi”. Tuy nhiên khi trải qua những sự thay đổi lớn, con số này sẽ bị đảo ngược lại. Vậy nên chỉ có 15-20% tóc sẽ đảm nhiệm việc phát triển và tái tạo tóc mới cho cơ thể. Cơ thể phụ nữ khi mang thai đi kèm với sự giảm hormone estrogen có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc.

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Thông thường chứng rụng tóc khi mang thai chỉ là vấn đề tạm thời, mặc dù tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh con. Nhiều phụ nữ trải qua đỉnh điểm rụng tóc ở tháng thứ 4 sau sinh nhưng sau đó các nang tóc lại có xu hướng trẻ hóa trở lại. Đừng lo lắng quá nhiều, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 sau sinh, lượng tóc sẽ phát triển trở lại bình thường.

Những nguyên nhân gây rụng tóc khác bạn cần lưu ý

  • Mất cân bằng tuyến giáp
  • Thiếu máu hoặc thiếu sắt
  • Thiếu Vitamin B12
  • Không cung cấp đủ Vitamin B9
  • Sảy thai hoặc thai chết lưu
  • Hóa trị
  • Bị sốc về thể chất hoặc tinh thần

Một số thông tin quan trọng về việc rụng tóc

  • Không phải phụ nữ nào cũng bị chứng rụng tóc khi mang thai
  • Bạn đang bị rụng tóc ở lần mang thai này không có nghĩa là lần tới bạn cũng sẽ bị tương tự.
  • Một số người thấy tóc của họ dày hơn ở tam cá nguyệt thứ ba và sau đó chẳng thấy sự thay đổi gì khác nữa
  • Một số phụ nữ thậm chí còn mọc tóc dày và nhiều hơn do hormone nam là testosteron chiếm ưu thế vì lúc này estrogen đã bị suy giảm khi mang thai.
  • Một số bà bầu bị vẩy nến hoặc gàu trước đó sẽ giảm các triệu chứng bệnh khi họ mang thai.

Các mẹ bầu nên làm gì khi bị rụng tóc

Trước tiên hãy xem đây là biểu hiện bình thường khi mang thai. Có người thì tóc mọc nhiều hơn, có người thì bị rụng tóc. Một số phụ nữ nhận thấy dùng dầu gội và dầu xả chứa Biotin và Silica sẽ giúp tóc họ dày và khỏe hơn. Nếu nang tóc của bạn không đáp ứng tốt với dầu gội và dầu xả, hãy phục hồi tóc với những sản phẩm xả tóc mạnh hơn (extra conditioner) và ủ tóc lâu hơn.

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc có chứa Biotin và Silica giúp tóc chắc khỏe hơn

Cắt các kiểu tóc phù hợp để tăng cảm giác dày, che phủ những phần tóc thưa hay hói. Không cột các kiểu tóc cao hay kéo căng tóc. Dùng lược thưa để chải đầu. Dặn thợ cắt tóc về vấn đề của tóc để tạo kiểu và hấp dưỡng tóc cho bạn.

Cung cấp thêm đầy đủ vitamin (B9, B12) và khoáng chất (Sắt) có thể sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề rụng tóc. Tuy nhiên bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Một trong những nguyên nhân khác gây rụng tóc là suy giảm chức năng tuyến giáp. Nếu không chữa trị mà để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy nếu cảm thấy không yên tâm, hãy đi khám sức khỏe để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn và trị liệu của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con mình. Ngoài ra nên đi khám thai định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện các triệu chứng bất thường khác.

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Thăm khám định kỳ để kịp thời xử lý triệu chứng rụng tóc do các bệnh lý nguy hiểm

Bạn mới tìm hiểu những vấn đề xoay quanh chứng rụng tóc khi mang thai. Hi vọng sau khi bạn đọc xong sẽ hiểu rõ hơn vấn đề của bản thân đang gặp. Thêm vào đó là những lời khuyên hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và mẹ tròn con vuông nhé!

 

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì mẹ bầu cũng nên chú ý đến vấn đề tiêm phòng. Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu và bé đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm và hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy mẹ bầu khi mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu mang thai lần đầu

Khả năng miễn dịch của phụ nữ sẽ yếu hơn bình thường khi mang thai, do đó các nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ bầu nào cũng đều mong muốn thai nhi có thể phát triển toàn diện và mạnh khỏe. Vì vậy, mẹ bầu mang thai lần đầu cần có kiến thức về những loại vắc xin cần tiêm và ghi nhớ lịch tiêm phòng để không bỏ lỡ mũi vắc xin nào. Vắc xin đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm. 

Khi có kế hoạch có em bé, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vắc xin

Khi có kế hoạch có em bé, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vắc xin

Trước khi mang thai

Mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn và một số trường hợp nên cần làm các xét  nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella. Nếu cơ thể mẹ bầu đã có kháng thể nghĩa là cơ thể thai phụ đã có sức đề kháng chống lại bệnh thì không cần tiêm.

Ngược lại, cần đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết nếu cơ thể mẹ bầu chưa có kháng thể. Vì tiêm phòng rất quan trọng đối với phụ nữ có thai vì nếu không may mắc một số bệnh trong thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non…

Những vắc xin mà phụ nữ trước mang thai lần đầu cần tiêm 

Sởi – quai bị – rubella: tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh: Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ).

Thủy đậu: Mẹ bầu nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh cho bé. Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng.

Cúm: Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Viêm gan B: Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao truyền sang cho thai nhi.

Hiện nay đã có vắc xin tích hợp phòng được 3 loại bệnh cùng lúc: Sởi - Rubella - Quai bị

Hiện nay đã có vắc xin tích hợp phòng được 3 loại bệnh cùng lúc: Sởi – Rubella – Quai bị

Các mũi tiêm này mẹ bầu nên tiêm trước khi có thai tối thiểu 1 tháng và để mũi tiêm có hiệu quả tốt nhất thì mẹ bầu nên tiêm trước thời gian mang thai 3 tháng và không được tiêm khi biết mình đã mang thai.

Trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu được chỉ định tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do độc tố trực khuẩn Clostridium tetan. 

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ sơ sinh mắc uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do vậy, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho mẹ bầu là việc làm cực kỳ quan trọng và cần thiết. 

Vắc xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của mẹ bầu tránh được tác nhân gây hại bên ngoài. Đặc biệt là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con. Mẹ bầu nên chú ý hoàn thành lịch tiêm vắc – xin chủng uốn ván tối thiểu trước ngày dự sinh 1 tháng.

Vắc xin tiêm ngừa uốn ván

Vắc xin tiêm ngừa uốn ván

Các mẹ bầu khi mang thai lần đầu nhưng chưa tiêm uốn ván trong khoảng 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi vắc xin để phòng bệnh, trong đó:

  • Mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ
  • Mũi tiêm thứ 2 cần được tiêm sau mũi thứ 1 tối thiểu là 1 tháng. 

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu chưa hoàn thành các vắc – xin cần thiết để ngăn ngừa viêm gan B, cúm,… trước khi mang thai thì có thể tiêm bổ sung, với sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ giải đáp được câu hỏi “mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì” của các mẹ bầu!

 

 

 

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu một số kiến thức về ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng để giúp bé phát triển khỏe mạnh

Vai trò của ăn dặm đối với sự phát triển của trẻ

Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4 tháng tuổi, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu dinh dưỡng trong ăn dặm cho bé 4 tháng bao gồm các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn.

Mẹ nên tìm hiểu một số kiến thức về ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Bình thường đến thời điểm 4 tháng, bé sẽ tăng khoảng 150g – 200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6.

Lúc này, nếu bạn thấy trẻ hay nhìn miệng mọi người khi ăn uống, đòi thức ăn, miệng chép chép theo thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc nước trái cây,… Đây chính là thời điểm bạn cần cho bé tập ăn dặm, nhằm đảm bảo cho bé tiếp tục tăng trưởng và phát triển bình thường.

Mặt khác, tập cho trẻ ăn lúc này là một cách giúp bé hòa nhập vào gia đình và cách ăn uống của gia đình. Bé sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 – 8 tháng tuổi nên có nhu cầu nhai để có thói quen ăn uống tốt sau này. Khi trẻ bú mẹ đã làm quen với hương vị các loại thức ăn qua sữa mẹ nên dễ dàng trong việc tiếp nhận các thức ăn này ở tuổi ăn dặm.

Một điều cần lưu ý là nếu từ 4 – 6 tháng tuổi chúng ta không tập cho trẻ ăn dặm thì khi trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi trỏ đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng, từ thìa…hoặc dễ gây ra các hiện tượng ăn uống thiên lệch, không ăn được nhiều loại thức ăn,… ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng dinh dưỡng sau này. Vì vậy cần phải nhận biết sớm dấu hiệu trẻ có nhu cầu ăn dặm để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu của bạn.

Các giai đoạn cho bé ăn dặm

Thời kỳ ăn dặm của bé chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn ăn bột:

Thời kỳ ăn dặm cho bé 4 tháng từ được xem là cột mốc đầu tiên, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi. Trong giai đoạn này nên mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín. Vì bé chưa ăn được nhiều nên bạn không cần mất công nấu nướng. Vả lại, bột dinh dưỡng có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

  • Giai đoạn ăn cháo:

Khi bé được khoảng 7 tháng tuổi trở lên và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn. Khi nấu cho bé, bạn nên nêm thật nhạt. Nếu không có mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì càng tốt.

Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được. Bạn nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến hạt lợn cợn và cuối cùng là cho ăn cơm.

  • Giai đoạn ăn cơm:

Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà rốt, khoai tây, súp lơ, su hào). Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai, không bị hóc cọng rau.

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Thức uống cho bé 4 tháng

+ Nước dưa hấu

Nước dưa hấu là thức uống được cho vào danh sách ăn dặm cho bé 4 tháng

Nguyên liệu:

  • Ruột dưa hấu 100g
  • Đường trắng 10g Cách làm:

– Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào, khuấy đều là được.

+ Nước cam (quýt) tươi

Nguyên liệu:

  • Cam (quýt) tươi
  • Đường trắng, nước ấm vừa đủ.

Cách làm:

Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.

+ Nước cà chua

Nguyên liệu:

  • Cà chua tươi
  • Đường trắng và nước ấm vừa đủ.

Cách làm:

Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.

Bột ăn dặm cho bé 4 tháng

+ Bột trứng cà rốt

Bột trứng cà rốt được xếp vào món ăn dặm cho bé 4 tháng

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)
  • Trứng gà: 15g (1 /2 lòng đỏ)
  • Cà rốt: 30g (3 muỗng canh)
  • Đường: 2g (1 /2 muỗng cà phê)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước: 200ml (lưng 1 chén nước)

Cách làm:

– Cà rốt nấu chín tán nhuyễn. Trứng gà đánh đều lòng đỏ.

– Cho 10g bột gạo vào ít nước quấy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, cà rốt, đường. Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm vào một muỗng cà phê dầu ăn dành riêng cho trẻ em, trộn đều là được.

+ Bột đậu bí xanh

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)
  • Đậu phụ trắng: 30g (3 muỗng canh)
  • Bí xanh: 30g (3 muỗng canh)
  • Đường: 2g (1 /2 muỗng cà phê)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước: 200ml (lưng 1 chén nước)

Cách làm:

– Bí xanh nấu chín tán nhuyễn. Đậu phụ trắng tán nhuyễn.

– Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm vào hỗn hợp trên với phần nước còn lại, bí xanh, đậu phụ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều đến khi chín. Cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn. (Có thể thay thế bí xanh bằng rau dền, rau muống, rau mồng tơi…)

+ Bột trứng su su

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)
  • Trứng gà: 15g (lòng đỏ)
  • Su su: 30g (3 muỗng canh)
  • Đường: 2g (1 muỗng cà phê)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước 200ml (lưng 1 chén nước)

Cách làm:

– Su su nâu mềm tán nhuyễn.

– Lòng đỏ trứng gà đánh đều.

– Hòa tan bột với chút nước, cho thêm phần nước còn lại với trứng, su su, đường.

– Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều.

Tóm lại, chế biến các món ăn dặm cho bé 4 tháng là vấn đề vô cùng quan trọng, vì đây là thời điểm ban đầu bé vừa tập ăn dặm, hê tiêu hóa vẫn còn non nớt, chưa thể tiếp nhận các dinh dưỡng từ thực phẩm một cách tốt nhất. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu thêm thông tin dinh dưỡng để có thể áp dụng đúng đắn và khoa học nhất trong hành trình dưỡng bé. 

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết!