Categories: Mẹ và bé

Bảo vệ thai nhi suy dinh dưỡng bằng dinh dưỡng và sữa bầu tốt

Trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung là do các bà mẹ không có chế độ dinh dưỡng và sữa bầu tốt; có bệnh tim, thận, gan, suy nhược cơ thể,… hoặc hiện tượng nhiễm độc thai nghén, trường hợp lớn tuổi đẻ con hay đẻ quá nhiều lần cũng dễ gây suy dinh dưỡng trong tử cung.

Cấp độ suy dinh dưỡng của thai nhi

Đối với trẻ suy dinh dưỡng có thể phân chia từ cấp độ nhẹ đến nặng

Loại nhẹ: trẻ có độ dài bình thường và cân nặng giảm ít so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ có vòng đầu bình thường là loại suy dinh dưỡng nhẹ nhất, do các bệnh từ mẹ gây ra như tăng huyết áp, bị nhiễm độc thai nghén,..

Loại trung bình: trẻ có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường. Đối với trẻ có vòng đầu nhỏ biêu hiện ở việc giảm rõ số lượng tế bào ngay trong bào thai. Do đó, nếu ở tình trạng trung bình trẻ sẽ phát triển không bình thường có khi chậm phát triển về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ.

Loại nặng: trẻ có chiều dài, cân nặng và vòng đầu đều giảm. loại nặng có thể chết trong giai đoạn sơ sinh, thường thấy ở thai nhi có dị tật bẩm sinh. Trẻ có biểu hiện rất nặng như da khô, nhăn nheo, vàng da, viêm gan, nhiễm trùng hô hấp,…

Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự suy dinh dưỡng ở thai nhi là sự thiếu hụt về dưỡng chất thiết yếu. Do người mẹ không ăn uống đủ chất và dùng thêm sữa bầu tốt nên dễ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển thậm chí suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Những nguy hiểm do thai suy dinh dưỡng

Tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tử vong sau sanh gia tăng.

Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.

Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.

Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chứng về tim mạch.

Khi thai nhi chậm phát triển chúng ta cần phải làm gì?

– Thăm khám để tìm nguyên nhân.

– Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, uống thêm sữa bầu tốt để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.

– Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày.

– Không hút thuốc lá, không uống rượu.

– Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.

– Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi. Nếu vòng bụng và cân nặng thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ cho siêu âm hàng loạt nhằm chẩn đoán, đánh giá sự tiến triển, độ trầm trọng của thai chậm phát triển.

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Rất nhiều thực nghiệm đã cho thấy mẹ ăn uống kém khi có thai sẽ sinh ra con nhẹ cân. Sự rối loạn dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là thiếu protein (một chất quan trọng có vai trò trong sự phát triển của thai trong tử cung) sẽ làm cho thai chậm phát triển. Sự tăng cân chậm của người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hoặc tăng cân chậm dần từ tuần thứ 20 là nguyên nhân sinh ra thiếu cân.

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong huyết tương của mẹ đều qua được màng nhau thai để nuôi trẻ, trừ một số chất do bị cản trở, hủy hoại, biến chất, hoặc một số kháng thể không qua được màng nhau. Vì vậy khả năng phòng bệnh của đứa trẻ cũng sẽ kém, nhất là những trẻ vốn đã yếu sẵn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Ngoài ra, hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố kim loại như sắt, đồng, mangan, magie trong chế độ ăn của người mẹ cũng gây tác hại xấu cho thai. Nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ từ thực phẩm và sữa bầu tốt mà thai vẫn phát triển chậm, thì phải chú ý tới sự cản trở vận chuyển các chất từ mẹ sang con và chắc chắn là bánh nhau không bình thường.

Do vậy người mẹ cần đi khám để được điều trị. Như vậy, trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phải khám thai đầy đủ để sớm phát hiện và điều trị bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Tóm lại, khi chắc chắn biết mình đã có thai, các mẹ nên khám thai định kỳ 3 tháng/lần, riêng 3 tháng cuối, cần đi khám mỗi tháng một lần để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và giúp cho cuộc sinh nở được an toàn.

Click vào đây để tham khảo thêm.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao cần có bộ phận chuyên trách theo dõi và duy trì xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…

3 days ago

Yếu tố cần lưu ý về học phí các trường quốc tế tại TPHCM

Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…

3 days ago

Tại sao giáo dục giới tính cần được đưa vào chương trình học chính thức?

Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…

1 week ago

Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1: Làm sao để bé yêu thích môn toán?

Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…

1 week ago

Tại sao trường mầm non song ngữ Thủ Đức – VAS là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ?

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…

2 weeks ago

Làm sao để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phát triển khả năng hợp tác với bạn bè?

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…

2 weeks ago