16/01/2019
Mẹ và bé
Bật mí cách bế trẻ sơ sinh đúng cách
Bế trẻ sơ sinh là việc không hề đơn giản. Bởi cơ thể của trẻ còn rất yếu ớt và mỏng manh. Vậy các ông bố bà mẹ đã biết cách bế con đúng cách chưa?
Đa số trẻ sơ sinh khi mới chào đời đều có cơ thể rất yếu. Phần xương của trẻ rất mềm và dễ bị tổn thương. Trọng lượng đầu của bé chiếm tới 1/4 trọng lượng cơ thể. Trong khi xương cổ lại rất yếu. Vậy nên học cách bế trẻ đúng cách để đảm bảo an toàn và sự phát triển tự nhiên cho trẻ là rất cần thiết đối với các bậc làm cha mẹ. Không những vậy, đây còn là việc giúp gia tăng sợi dây tình cảm gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Hãy cùng chúng tôi khám phá cách bế trẻ sơ sinh chuẩn nhất qua bài viết sau nhé.
Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Bế ngang là tư thế bế trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi tốt nhất. Một bên cánh tay giữ cổ và đầu trẻ, tay còn lại đỡ lưng và phần chân. Trường hợp đang bồng muốn chuyển tư thế cho bé bú, các mẹ chỉ cần hạ thấp người bé xuống, nhưng vẫn giữ cho lưng và đầu xuôi theo một đường thẳng. Hơi xoay người cho bụng bé áp vào cơ thể của mẹ. Một tay giữ đầu và cổ bé. Tay còn lại mẹ nâng đầu vú lên cho vừa với miệng của bé là được.
Trong trường hợp bé ợ hơi, người lớn cũng cần biết tư thế để bế trẻ sao cho đúng. Ngoài ra, người lớn cũng cần lưu ý và tránh bế xốc nách bé lên. Cổ và xương sống của trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Chỉ cần chút sơ sẩy là có thể gây ra những tổn thương không mong muốn cho trẻ.
Với trẻ sơ sinh từ 3-5 tháng tuổi
Với những trẻ sơ sinh từ 3-5 tháng tuổi thì cổ bé đã cứng cáp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ có thể ngóc đầu lên khoảng 1 vài phút. Không nên bế đứng trẻ quá lâu. Vì vậy, tư thế tốt nhất là bế trẻ nghiêng. Khi đặt bé xuống, cũng phải hết sức cẩn thận. Phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, nâng đỡ đầu và cổ cho tới khi bé chạm gối.
Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên hoàn toàn khác với những bé ở giai đoạn nhỏ hơn vì đã biết lẫy, cổ và cơ thể dần cứng cáp hơn. Chính vì thế, bạn có thể bế bé với nhiều tư thế khác nhau. Nhưng vẫn nên tránh tư thế bế bé ngang hông. Bởi tư thế bế trẻ này dễ ảnh hưởng tới dáng đi của bé sau này.
Một số lưu ý quan trọng khác khi bế trẻ sơ sinh
Ngoài một số bí quyết bế trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn mà chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn, bạn cũng nên lưu ý thêm 3 vấn đề sau:
- Khi bế trẻ mới sinh bạn luôn cần đỡ chắc chắn đầu và mông. Mặt mẹ nên cách cơ thể bé khoảng 30-45 cm để đảm bảo an toàn nhất cho bé trong mọi trường hợp.
- Khi bế trẻ lúc quấy khóc, hãy nhẹ nhàng giao tiếp cùng trẻ, trò chuyện, mỉm cười, hát ru và đung đưa bé một cách thật nhịp nhàng.
- Bố mẹ không nên đeo trang sức ở tay, cổ hoặc tai để tránh làm xước làn da mỏng manh của trẻ.
Ngoài việc chú ý đến cách bế trẻ sơ sinh sao cho đúng để đảm bảo an toàn thì bố mẹ cũng đừng quên tìm hiểu thêm cách chăm sóc trẻ tốt nhất tại đây nhé. Bởi sự kết hợp này sẽ giúp con yêu luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm