16/01/2019
Mẹ và bé
Bật mí thành phần thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Khi trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ không còn khả năng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé, mà cần phải cũng cấp thêm những món ăn dặm ở ngoài để giúp bé phát triển đầy đủ thể chất.
Vậy bài viết này sẽ bật mí những thành phần trong món ăn dặm để giúp các bà mẹ khỏi phải đắn đo mỗi ngày nên cho bé ăn gì hôm nay để không bị ngán, cũng như cung cấp đầy đủ thành phần cho bé nhé!
Thành phần các món ăn dặm
Thịt
Thịt là thành phần cung cấp chất đạm cho bé đầy đủ nhất, ngoài ra vì thịt dễ chế biến, cũng khiến bé không bị khó ăn. Chính vì vậy các mẹ có thể bồi dưỡng chất đạm cho bé thông qua những món cháo kết hợp với thịt bằm.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là thành phần có thể cung cấp cho cơ thể bé trở nên đầy đủ dưỡng chất hơn. Tuy nhiên các mẹ nên sử dụng ngũ cốc làm món ăn cho bé nên cẩn thận bởi không phải bé nào cũng phù hợp với các loại ngũ cốc, đôi khi có thể làm các bé bị dị ứng với thành phần của bột ngũ cốc, nên các mẹ hãy hết sức chú ý nhé!
Rau xanh
Ở thời điểm này, rất thích hợp để bé làm quen với các loại rau, cung cấp vitamin A cho bé. Hầu hết các loại ra thường không gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, khi chế biến hãy luộc rau cho thật mềm, sau đó xay nhuyễn để cho bé dễ ăn.
Trái cây
Một thành phần rất quan trọng không thể thiếu cho bé là trái cây. Trái cây không những có nhiều vitamin mà còn là thứ dễ ăn nhất cho bé. Vì vậy, cần cung cấp nhiều trái cây cho bé, không những trong món ăn dặm mà còn cho bé ăn thêm ở ngoài, có thể xay nhuyễn như bột để bé dễ nuốt.
Cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
1. Các thành phần thuộc về rau củ như rau ngót, rau dền xay, khoai tây, cà rốt, vắt lấy nước nấu cháo. Hoặc rau xay thật nhuyễn và thật nhỏ, cho thêm vào thành phần ăn dặm của bé.
2. Các thành phần về thịt và cá rửa sạch. Nếu là thịt thì băm nhuyễn, sau đó ướp gia vị tán đều trong nước sôi dùng nấu cháo cho bé, nếu là cá thì cần phải luộc chín và lọc lấy phần thịt ướp với gia vị, sau đó làm nhuyêxn cho bé dễ ăn.
3. Gạo xay nhỏ. Vo sạch, cho nước đã được chắt ra từ các thành phần dinh dưỡng vào nấu nhuyễn thành cháo.
4. Đợi cháo nhuyễn, cho những thành phần dinh dưỡng đã xay hoặc băm nhuyễn đã chuẩn bị sẵn, cho vào cháo nấu đun đợi sôi một lần nữa.
5. Có thể thổi nguội và cho bé ăn rồi ạ.
Như vậy, để chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi thật sự không quá khó đúng không các mẹ? Các mẹ có thể linh động để tìm ra những món ăn phù hợp, mới lạ để tìm ra các món ăn bé yêu thích và ăn thật ngon miệng. Hoặc các mẹ cũng thể xem thêm tại đây để biết thêm chi tiết thời gian biểu một ngày ăn của bé nhé!
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm