16/01/2019
Mẹ và bé
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào là tốt?
Các mẹ nên cho con bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi và số lần ăn mỗi ngày cũng cần phải hợp lý, không quá ít hay quá nhiều, để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày?
Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng không nên cho trẻ ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi và cũng không nên trì hoãn việc này quá lâu. Thời điểm thích hợp nhất để cho con ăn dặm là khi bé đã được 6 tháng tuổi.
Khi mới bắt đầu, mẹ nên giới thiệu cho bé từng loại thức ăn một và cho bé ăn một cách chậm rãi. Con của bạn có thể uống sữa mẹ hoặc sữa bột công thức cùng với các bữa ăn dặm vào giai đoạn này. Các mẹ nên cho con uống sữa sau mỗi 2-3 tiếng xen kẽ là các bữa ăn dặm. Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm 2, 3 lần một ngày.
Đồng thời, thức ăn của bé trong giai đoạn đầu nên được xay nhuyễn để dễ tiêu hóa, hấp thụ.
Lịch ăn dặm của bé 6 tháng
Các mẹ có thể cho con ăn dặm vào bất kì bữa nào trong ngày. Tuy nhiên để bắt đầu, mẹ nên cho con ăn sữa vào bữa đầu tiên của ngày để hệ tiêu hóa của bé làm quen với việc tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo lịch ăn dặm dưới đây cho con của mình:
- Bữa sáng (7:30 dến 8:00): Cho bé ăn hoa quả hoặc rau nghiền
- Bữa trưa (11:30 đến 12:30): Cho bé ăn các loại ngũ cốc như cơm, yến mạch hoặc lúa mạch.
- Bữa tối (6:00 đến 7:00): Cho bé ăn các loại rau xanh, hoa quả hoặc ngũ cốc.
Ngoài ra các bữa nhẹ, bạn có thể cho con ăn súp, hoa quả nghiền hoặc uống sữa. Loại thức ăn đầu tiên cho bé dùng được gọi là thức ăn giai đoạn 1, bao gồm những món đã được xay nhuyễn và chắt lọc để giúp bé có thể nuốt và tiêu hoá dễ dàng, ngoài ra chúng còn phải có tỷ lệ dị ứng thấp.
Một số thực phẩm trẻ 6 tháng tuổi nên dùng
- Sữa: Tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức bởi đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất cho đến khi bé 1 tuổi. Cứ mỗi 2-3 tiếng cho bé dùng sữa mẹ một lần hoặc theo nhu cầu.
- Hoa quả: Táo, bơ, mơ, chuối, xoài, đào, đu đủ, lê, mận và bí đỏ là những loại hoa quả tốt nhất cho trẻ đang ăn dặm.
- Rau củ: Bé có thể dễ dàng tiêu hoá được những loại rau củ đã được luộc chín và nghiền nhỏ như đậu xanh, cà rốt, khoai lang, bí và khoai tây.
- Ngũ cốc và các loại hạt: Ngũ cốc và các loại hạt như gạo, yến mạch và lúa mạch cung những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát phiển của trẻ.
- Thịt: Cha mẹ có thể cho bé ăn các loại thịt gia cầm và cá đã được hầm nhừ và nghiền nhỏ, lưu ý lọc bỏ xương kỹ càng trước khi cho bé ăn.
Để tham khảo thêm bột ăn dặm cho bé, mời các mẹ click vào tại đây.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm