16/01/2019
Mẹ và bé
Các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
Hầu hết thời gian của trẻ đều tập trung vào giấc ngủ vì quá trình trao đổi chất và phát triển sẽ diễn ra trong lúc các con ngủ. Nhưng trong thời kì sơ sinh, có nhiều vấn đề xoay quanh giấc ngủ của trẻ khiến không ít ba mẹ đau đầu.
Bài viết này sẽ đề cập một vài vấn đề thường gặp về giấc ngủ của con cũng như cách khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Các vấn đề về ngủ giai đoạn đầu
Bạn có thể nhóm thành các nhóm: không muốn đi ngủ (bao gồm cả hành vi từ chối nằm nôi) hay không thể tự ngủ hoặc cả hai. Với những rắc rối về giấc ngủ trong mỗi trường hợp, bạn cần vạch ra một kế hoạch - một chuỗi các hành động giúp giải quyết vấn đề. Sự thật là, mỗi một lo lắng về giấc ngủ đều là duy nhất vì nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình và bản thân đứa trẻ, nên sẽ rất khó để có thể giải quyết được hết các trường hợp có thể xảy ra. Trên thực tế, nếu có một triệu em bé thì sẽ có một triệu kịch bản về ngủ khác nhau.
2. Nguyên nhân
Dù ở bất cứ tuổi nào thì các vấn đề liên quan đến giấc ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân tạo thành. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi những sự kiện xảy ra vào ban đêm, mà còn cả vào ban ngày. Tính khí của trẻ và phản ứng của cha mẹ cũng có liên quan. Chẳng hạn, trẻ tỉnh dậy liên tục vào ban đêm có thể vì đã ngủ quá nhiều, ăn quá ít, hoặc có quá nhiều hoạt động vào ban ngày. Cùng lúc đó, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm cũng có thể là kết quả của cách nuôi dậy con tùy tiện.
Có lẽ người mẹ, vì không thể làm con ngừng khóc vào lúc 4 giờ sáng, đã cho con ti mẹ khi con tỉnh giấc. Hoặc cũng có thể là cô ấy đã bế con vào giường của mình và để cho con ngủ ở đó đến sáng. Dù con chỉ mới 4 tuần tuổi thôi, nhưng chẳng bao lâu sau con sẽ quen với nếp ngủ đặc biệt đó, và con sẽ mặc định cứ ngủ là phải có ti mẹ hoặc phải được nằm trên giường của bố mẹ.
Bạn cần đi tìm nguyên nhân để đánh giá hàng loạt các rắc rối ngủ khác nhau có khả năng xảy ra trong những tháng đầu, để bạn có thể tự giải quyết được vấn đề của bạn. (Hãy nhớ rằng rất nhiều trong số những vấn đề này sẽ còn tiếp tục xuất hiện ở trẻ lớn hơn, nhưng sẽ dễ giải quyết hơn nhiều khi con bạn chưa đạt đến mốc 4 tháng tuổi).
Hi vọng thông tin bổ sung này sẽ giúp bạn nhận ra điểm mà bạn đã rẽ trái khi bạn đáng lẽ phải tiếp tục tiến lên phía trước và hỗ trợ con mình có một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây một số phương pháp chăm con hiệu quả, giúp giấc ngủ của bé được sâu hơn và phát triển toàn diện hơn.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm