16/01/2019
Mẹ và bé
Cách nhận biết trẻ đang buồn ngủ
“Đi ngủ” giống như một hành trình bắt đầu với cái ngáp đầu tiên của con bạn và kết thúc với việc con chìm sâu vào giấc ngủ. Bạn cần phải giúp con làm được điều đó bằng cách phân biệt được khi nào con bạn ở ngưỡng quá mệt và cần phải đi ngủ.
Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt 2 yếu tố trên. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. Ngưỡng buồn ngủ
Để hỗ trợ con ngủ, bạn cần phải nhận ra khi nào con bạn sẵn sàng đi ngủ. Bạn có biết con bạn trông như thế nào khi mệt mỏi không? Bạn có hành động ngay lập tức không? Nếu bạn bỏ lỡ dấu hiệu buồn ngủ của con thì sẽ khó cho con ngủ hơn đấy.
Có một số trẻ sơ sinh ngủ tốt hơn những trẻ khác - thường là do bé ngoan ngoãn. Nhưng ngay cả những đứa trẻ như vậy cũng cần cha mẹ phải quan sát kĩ vì mỗi trẻ mỗi khác. Vì thế hãy để ý và xác định xem con bạn thường như thế nào khi mệt. Với trẻ mới sinh, những em bé không biết kiểm soát bất cứ thứ gì ngoại trừ miệng của mình, ngáp thường là tín hiệu rõ ràng nhất.
Nhưng con bạn cũng có thể nhặng xị (trẻ có tính cách cáu kỉnh thường vậy), cựa quậy liên tục (tính cách của trẻ năng động) hoặc cử động loạn xạ. Một số trẻ lại mở to mắt trong khi số khác lại ọ ẹ và có những bé lại gào khóc rất to. Đến 6 tuần tuổi, khả năng kiểm soát đầu và cổ của con tăng lên thì con sẽ quay đi, không nhìn vào mặt mẹ hoặc đồ chơi nữa hoặc vùi đầu vào cổ bạn khi bạn bế con.
Dù tín hiệu của con là gì thì cũng cần phải phản ứng ngay lập tức. Nếu bạn bỏ lỡ ngưỡng buồn ngủ của con, hoặc cố gắng kéo dài thời gian thức của con với suy nghĩ càng ngủ muộn con càng ngủ được nhiều hơn (lại một truyền thuyết khác) thì việc dạy cho con các kĩ năng tự ngủ sẽ càng khó khăn hơn.
2. Cho con đi ngủ
Ngay cả khi bạn rất giỏi nhận biết khi nào con bạn mệt, bạn cũng không thể đặt con vào cũi luôn mà không cho con một chút thời gian để chuyển từ một hoạt động nào đó (dù chỉ là nhìn lên trần nhà) sang việc ngủ được. Bạn thường dùng phương pháp nào để cho con ngủ đêm và ngủ ngày? Bạn có quấn con lại trước khi ngủ không? Nếu con khó ngủ, bạn có ở cạnh con không?
Nghi thức thư giãn trước khi ngủ là một chuỗi các hoạt động lặp đi lặp lại, có thể đoán trước được - giúp trẻ học cách nhận biết tiếp theo sẽ có chuyện gì. Quấn chặt giúp con cảm thấy an toàn và dễ chịu. Cả 2 trình tự này đều có tác dụng là tín hiệu thông báo cho bé rằng “Đã đến lúc đi ngủ rồi”. Bắt đầu thực hiện nghi thức trước khi ngủ từ khi con bạn rất nhỏ không chỉ giúp bạn dạy cho bé các kĩ năng ngủ cần thiết mà còn đặt nền móng cho lòng tin của bé với mẹ khi giai đoạn lo sợ xa cách xuất hiện ở những tháng tuổi sau này.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho con. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp nuôi con khoa học khác tại đây.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm