Image

16/01/2019

Mẹ và bé

Cách trấn an bé khi đến phòng khám bệnh

Chắc hẳn sẽ có ít nhất 1 lần bạn dẫn con đến phòng khám và hầu hết trẻ sẽ khóc ngay khi vào đến cửa phòng của bác sỹ khoa nhi. Và ai có thể trách chúng cơ chứ! Chúng gắn nơi đó với việc bị lột trần trong căn phòng quá sáng và sau đó còn bị tiêm nữa.

Đừng trở thành một trong những bà mẹ cứ rối rít vỗ con với những lời có cánh, hoặc vịn tay chân bé để bác sĩ thăm khám. Mà thay vào đó hãy đọc bài viết này để tìm hiểu cách trấn an con trẻ khi dẫn các con đến phòng khám bệnh nhé! 

1. Những cách trấn an trẻ

• Cố gắng sắp xếp vài cuộc gặp trước lần tiêm chủng đầu tiên.

• Hãy thành thật: “Mẹ biết là con không thích ở đây, nhưng mẹ sẽ ở đây cùng với con.”

• Hãy hỏi y tá khi nào bác sỹ sẽ vào kiểm tra cho con bạn và vào phút cuối mới cởi quần áo của con. Hãy ôm con cho tới khi bác sỹ vào.

• Hãy đứng phía đằng đầu con và nói chuyện với con khi bác sỹ kiểm tra cho con.

• Nếu đến lúc phải tiêm, đừng nói: “Ôi, bác sỹ thật là xấu tính, con nhỉ?” Thay vào đó, hãy nói sự thật: “Chúng ta phải làm việc này vì không muốn con bị ốm.”

Đừng ngại đổi bác sỹ nếu bạn cảm thấy bác sỹ đối xử với con bạn như một đồ vật - không nói chuyện với con và cũng không giao tiếp bắng mắt với con.

ba mẹ nên trấn an khi trẻ khóc

2. Quan tâm cảm xúc của trẻ

Dù là dắt bé đi tiêm chủng hoặc bất kì trường hợp nào bạn muốn dỗ dành trẻ thì điều quan trọng nhất là lưu ý điều gì châm ngòi cho phản ứng tình cảm của con và điều gì khiến con dịu lại.

Đừng để trẻ khóc ngất lên hoặc nổi xung lên thì bạn mới vội vàng xoa dịu. Tuy nhiên, bài học quan trọng nhất là các bậc cha mẹ không thể đắm chìm theo cảm xúc của con. Bạn cần phải nhìn thông suốt và cần phải giải thích cho con, tránh tự mình lao vào bi kịch và chính bạn cũng trở nên kích động.

Thay vì gặp vào buổi chiều, bạn cũng có thể cân nhắc tới việc gặp gỡ bác sĩ hoặc tổ chức hoạt động nào đó cho trẻ vào buổi sáng, sau giờ ngủ ngắn buổi sáng - thời điểm mà trẻ đã được nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu bạn có thêm những hoạt động gặp gỡ cho con với những đứa trẻ khác thì tốt nhất nên 1 lần/ tuần vì 2 tuần là khá nhiều đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Những hoạt động vào buổi sáng ở công viên hoặc phòng tập thể dục sẽ khiến các bé có những cảm xúc tích cực và năng động hơn, nhất là những đứa bé nhút nhát sẽ có thể nhanh chóng hòa mình vào thế giới trẻ thơ với những đứa trẻ khác và bối cảnh đó sẽ giúp con tiêu bớt nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách nuôi con khoa học bằng những nguồn thực phẩm dồi dào các dưỡng chất. 

Chúc bé nhà bạn khỏe mạnh hơn!

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm