Cần làm gì khi bé bị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn?

Không chỉ có người lớn, mà ngay trẻ nhỏ cũng dễ dàng gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu do nứt hậu môn nếu chế độ ăn uống không hợp lý, cũng như là triệu chứng táo bón xảy ra trong khoảng thời gian dài. Vậy khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên thực hiện những công việc gì để điều trị dứt điểm chứng bệnh này ở bé?

“Con tôi năm nay ba tuổi, gần đây cháu bị nứt kẽ hậu môn vì táo bón, bác sĩ đã chỉ định rửa bằng dung dịch vệ sinh nhưng vết thương lại lâu lành. Tới bây giờ, sau khi cháu ị xong, vẫn thường xuyên cảm thấy đau và có vết máu dính trên giấy hoặc khăn lau. Ở nhà, tôi cho cháu  ăn nhiều hoa quả, rau xanh, xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa trị nhanh và tốt hơn không?”

Đó không chỉ là lá thư của một phụ huynh gửi đến bác sĩ mà đó còn là bao nhiêu lo lắng của nhiều cha mẹ trong khoảng thời gian gần đây. Vậy thì với bài viết này, ta sẽ cùng nghe một số ý kiến từ bác sĩ về vấn đề đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở bé nhé!

Nứt kẽ hậu môn – Những thông tin cần biết

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ lươn là vấn đề mà nhiều mẹ lo lắng

Dấu hiệu tình trạng bị nứt hậu môn ở trẻ

Theo các bác sĩ, hiện tượng nứt hậu môn ở trẻ chủ yếu do táo bón gây ra. Vì khi bị táo bón, trẻ sẽ rặn mạnh khiến các vết nứt xuất hiện ở khu vực hậu môn, dẫn đến việc đi ngoài trở nên khó khăn. Từ đó, bé càng sợ đại tiện thì càng làm táo bón trở nên nặng nề, kéo theo nứt hậu môn với mức độ nghiêm trọng hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ:

nứt kẽ hậu môn là tình trạng khiến trẻ khó đi ngoài và dễ dẫn đến quấy khóc

  • Trẻ cảm thấy đau và hay quấy khóc mỗi khi đi đại tiện.
  • Bé khó đi đại tiện bình thường hoặc phải rặn mạnh mới có thể đi ngoài được.
  • Nhìn thấy được bằng mắt thường vết máu dính trên phân, trong tã hoặc giấy lau hậu môn hoặc máu đông thành từng cục nhỏ.
  • Phần hậu môn có sự xuất hiện của những mẩu da thừa quanh vết nứt.

Biện pháp điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một vấn đề phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh dễ điều trị bằng nhiều cách như sử dụng thuốc, thực hiện tiểu phẫu hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng, thực đơn ăn uống hợp lý.

Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn mặc dù dễ có thể điều trị dứt điểm, nhưng hậu môn lại là bộ phận có nhiệm vụ đào thải phân, những thứ chứa nhiều vi khuẩn có hại nên vết thương cũng sẽ khó lành hơn so với những vị trí khác trên cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ, khi con có những biểu hiện của tình trạng vết nứt ở hậu môn, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ khoa ngoại nhi để kiểm tra và thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ xem vùng da khu vực hậu môn của trẻ liệu có bị nhiễm trùng không, có cần bắt đầu hoặc duy trì việc bôi thuốc vào vết thương không.

Bên cạnh đó, gia đình cũng nên kiên trì cho trẻ ăn những món giàu chất xơ như rau, củ, quả để chống táo bón, hoặc có thể cho trẻ uống thêm Lactulose cùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ.

khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để thăm khám

Tóm tắt “bí kíp” phòng và chữa đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở bé dành cho cha mẹ 

“Con trai tôi vừa được bảy tháng rưỡi, cháu đang bú mẹ, mới bắt đầu ăn dặm nhưng khi đi ngoài lại rất khó khăn, phân cứng. Hôm qua, khi cháu đi nặng xong, bỗng quấy khóc, tôi phát hiện mông cháu có dính máu.” Đó là lời tâm sự của một người mẹ khi có con gặp phải tình trạng ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn. Với vấn đề này, lưu ý dành cho cha mẹ như sau: 

Bé đi ngoài khó khăn, cảm thấy đau, phân khô là những biểu hiện đặc trưng của táo bón, dù có ở tình trạng đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn. Và cha mẹ có thể điều trị cho con bằng cách thực hiện các biện pháp đơn giản dưới đây:

1. Cho bé ăn các loại thực phẩm chưa nhiều chất xơ.

2. Có thể cho bé uống chất xơ hòa tan như Lactulose.

3. Luyện tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ.

4. Có thể dùng tạm ống thụt hậu môn khi trẻ khó đi ngoài.

Hi vọng sau bài viết này, cha mẹ đã có thêm kinh nghiệm trong việc giảm táo bón cũng như là tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ.