16/01/2019
Mẹ và bé
Cập nhật kiến thức ăn uống cho các bà mẹ mang thai
Để giai đoạn "vượt vũ môn" đầy khó khăn và nguy hiểm của các bà mẹ trải qua thành công, đòi hỏi cơ thể người mẹ phải khỏe mạnh và để thực hiện được điều đó thì việc ăn uống trong suốt quá trình mang thai sẽ là 1 trong những yếu tố góp phần quyết định.
Vì vậy, các mẹ đừng lơ là trong việc ăn uống vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con và của chính người mẹ. Sau đây, là một vài kiểu ăn uống thiếu khoa học mà các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý.
1. Ăn chay trong giai đoạn mang thai
Có phụ nữ mang thai để theo đuổi tiêu chí thân hình trẻ đẹp, hoặc do điều kiện kinh tế eo hẹp nên ăn chay lâu ngày, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Thời gian mang thai không chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, cung cấp không đủ protein, có thể làm cho số lượng tế bào não của thai nhi giảm, ảnh hưởng đến trí tuệ sau này, còn có thể làm thai nhi dị dạng hoặc suy dinh dưỡng. Nếu không hấp thụ đủ lượng mỡ, dễ làm cho thể trọng của thai nhi khi sinh ra nhẹ, sức đề kháng của trẻ kém, xác suất sống thấp.
Đối với phụ nữ mang thai, cũng có thể mắc chứng thiếu máu, thuỷ thũng và cao huyết áp. Trẻ sinh ra từ phụ nữ ăn chay do thiếu vitamin B12, thường gây tổn thương đến não, sau khi trẻ sinh được 3 tháng, thì tình cảm dần lạnh nhạt, mất khả năng khống chế sự ổn định của đầu, làm cho đầu và cổ tay không thể tự chủ vận động, nếu không chữa kịp thời, thì dễ làm tổn thương đến hệ thống thần kinh.
2. Đồ uống có tính kích thích
Phụ nữ mang thai uống rượu có thể làm cho chất cồn hấp thụ vào cơ thể thông qua nhau thai, trực tiếp gây tác dụng có hại đến thai nhi, không chỉ làm cho thai nhi phát triển chậm, mà có thể làm cho một sô bộ phận trong cơ thể bị dị dạng hoặc thiếu, như đầu nhỏ, mắt nhỏ, cằm ngắn, não dẹt và nhỏ, thân ngắn, thậm chí tim và chân tay cũng bị dị dạng. Có thai nhi sau khi sinh có biểu hiện trí tuệ chậm chạp, đần độn, dễ mắc bệnh,... thậm chí làm cho thế hệ sau bị tàn tật suốt đời.
Phụ nữ mang thai uống nhiều nước có ga, có thể làm cho cơ thể thiếu sắt và thiếu máu, không có lợi cho sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên uống và ăn nhiều đồ lạnh, để tránh động thai và sản phụ bị đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài các biện pháp tự theo dõi trên, phụ nữ mang thai có thể thấy có những triệu chứng như co gân chân, bí đại tiện, giãn tĩnh mạch, thiếu máu. Các triệu chứng này đều là hiện tượng sinh lý, không nên dùng thuốc, nếu có phải theo chỉ đinh của bác sĩ.
Song song với những thực phẩm có hại, cũng có những thực phẩm có lợi cho quá trình mang thai của, chẳng hạn như sữa dành cho mẹ bầu. Mẹ ăn uống hợp lí, bảo vệ sức khỏe của mình cũng chính là bảo vệ sức khỏe của những đứa con thân yêu đang chuẩn bị chào đời.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm