16/01/2019
Mẹ và bé
Chế biến món bột ăn dặm bí ngô giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ của bé
Bí ngô thường được xem là một trong những nguyên liệu tốt nhất để chế biến bột ăn dặm cho trẻ nhờ vị ngọt, tính dễ ăn và những lợi ích được biết đến từ lâu đời nay của loại quả này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bí ngô là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé
100g bí ngô sẽ cung cấp 27 kcal năng lượng hoạt động cho cơ thể; 0,3g protein; 0,1 g chất béo; 6.1 g glucid; 24 mg canxi; 10 mg Mg; Phốt pho 16 mg; 0,5 mg sắt; 0,1 mg kẽm; 0,3 mg selen; 8 mg vitamin C; 3,100 mcg beta carotene; và 515 mcg alpha carotene; Cùng một số axit amin thiết yếu như lysine, methionine, tryptophan ... và 12 mg phytosterols.
Có thể thấy rằng bí đỏ rất giàu carotenoid và do đó có thể giúp hệ miễn dịch của cơ thể con khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, beta-carotene trong thành phần của loại quả này giúp ngăn cholesterol bám vào thành mạch máu, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Alpha-carotene trong bí đỏ cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp sáng mắt, ngăn ngừa chứng quáng gà, đục thủy tinh thể, và giảm thiểu các tổn thương mắt.
Phytosterol trong bí đỏ khi được cung cấp ở mức hợp lý thông qua chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giảm mức cholesterol trong máu. Chất xơ trong bí cũng giúp nhuận trường, tốt cho ruột và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Kẽm trong bí đỏ cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng mật độ xương trong cơ thể.
Có thể sử dụng từ hoa cho đến quả, từ quả cho đến hạt
Không chỉ có phần ruột bí ngô có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, mà ngay cả hoa bí cũng có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.
Theo Đông y, hạt bí đỏ là một nguyên liệu tốt cho bài thuốc sát trùng, trị giun sán ... Theo y học hiện đại, hạt bí đỏ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến cũng như ngăn ngừa sự hình thành sỏi canxi oxalate ...
Với các giá trị dinh dưỡng như trên, chắc chắn rằng mẹ có thể yên tâm sử dụng nguồn thực phẩm quý giá này để chế biến thành các món bột ăn dặm tốt cho sức khoẻ của con đúng không?
Chúng ta cùng tham khảo cách nấu bột ăn dặm từ quả bí ngô sau đây nhé:
Nguyên liệu:
15g bột gạo
30gb bí đỏ
Sữa bột 15gam
Chế biến:
Bước 1:
Mẹ có thể tự chế biến bột bằng cách rang gạo và sau đó nghiền thành bột hoặc cũng có thể sử dụng bột ăn dặm có sẵn cho trẻ em được bán trên thị trường hiện nay.
Bước 2:
Bí ngô lột vỏ, sau đó rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Đem hấp chín và xay nhuyễn.
Bước 3: Thêm 15g bột ở trên vào 150ml nước, sau đó trộn với bí ngô đã xay nhuyễn và cho tất cả hỗn hợp vào nồi.
Đặt lên bếp với lửa mở nhỏ, bạn nên khuấy đều để bột được nấu chín đều và không bị khét. Khi gần chín thì thêm chút gia vị, để đảm bảo an toàn cho hệ thống tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ, không nên nêm gia vị quá mặn hoặc quá ngọt nhé.
Bước 4:
Để nguội và cho bé ăn.
Và đó là một công thức chế biến món bột ăn dặm bí ngô đơn giản nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Chúc mẹ thành công!
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm