Image

16/01/2019

Mẹ và bé

Có nên cho bé sử dụng thuốc tăng chiều cao không?

Ngoài cân nặng thì chiều cao của con cũng là một yếu tố khiến cha mẹ quan tâm hàng đầu. Để giúp con có được một chiều cao lý tưởng thì ngoài bổ sung chất dinh dưỡng, một số cha mẹ còn cho con sử dụng thuốc tăng chiều cao.

Vậy thuốc tăng chiều cao là gì? Và liệu nó có tốt cho sự phát triển của bé như nó đã giới thiệu? Chúng ta hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Thuốc tăng chiều cao là gì? Có nên cho bé dùng thuốc tăng chiều cao hay không?

Thuốc tăng chiều cao là loại thuốc bổ trợ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển chiều cao của bé. Trong những loại thuốc này thường chứa một hàm lượng canxi, khoáng chất, đặc biệt là hoạt chất chondroitin sulfat - một hoạt chất dùng để chữa bệnh mắt, thoái hóa xương khớp và điều trị ung thư. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định hoạt chất này có khả năng làm tăng chiều cao của trẻ. Vì vậy, những loại thuốc tăng chiều cao này cũng chưa được kiểm chứng rằng có chất lượng hay không. Hơn nữa, vì cơ thể của trẻ còn rất non nớt nên việc sử dụng những loại thuốc tăng chiều cao không có thành phần rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa và sự tăng trưởng của bé sau này.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp tăng chiều cao mà không rõ nguồn gốc, chúng được quảng cáo là thần dược giúp bé tăng chiều cao hiệu quả và nhanh chóng, điều này đánh trúng vào tâm lý các bà mẹ mong muốn cho con mình có một chiều cao lý tưởng, nên đã đua nhau mua thuốc này về cho con uống nhưng kết quả lại không như những gì mà loại thuốc này đã quảng cáo. Vì vậy, muốn sử dụng những loại thuốc tăng chiều cao này cho bé thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định vì giá thành của những loại thuốc này cũng không hề rẻ.

Tuy nhiên thì theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì các mẹ nên phát triển chiều cao của bé bằng các thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên hơn là dùng thuốc. Vì không biết được khả năng của thuốc này như thế nào nên nhiều lúc sẽ gây ra những tác dụng ngược, gây nguy hiểm cho tính mạng của bé. 

sự phát triển chiều cao của bé

Những yếu tố tác động lên chiều cao của bé

Di truyền, chế độ dinh dưỡng và tập luyện là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chiều cao của bé. Vì vậy, các mẹ nên để bé phát triển chiều cao một cách tự nhiên bằng cách bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho bé. Có ba giai đoạn mà bé phát triển chiều cao nhanh nhất đó là: giai đoạn 9 tháng mang thai, giai đoạn từ 0 tháng tuổi đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Nắm được 3 cơ hội này thì cha mẹ sẽ biết cách để có những biện pháp phù hợp giúp bé đạt đến một chiều cao thật lý tưởng. 

Để bé phát triển chiều cao cần thiết thì các mẹ nên xây dựng một khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Những giai đoạn đầu đời thì nên tập trung cho bé bú sữa mẹ, sau đó thì kết hợp ăn dặm với các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất... như: cá, thịt, cua, tôm, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt,... Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn bỏ bú thì nên bổ sung thêm các loại sữa công thức cho bé. Vì trong sữa công thức được các chuyên gia chứng minh rằng có chứa một hàm lượng canxi rất cao, hỗ trợ cho bé phát triển xương và chiều cao. Tuy nhiên các mẹ cũng nên lựa chọn sữa phù hợp với lứa tuổi của bé để tránh những trường hợp bé bị dị ứng sữa. Một số nhà sản xuất sữa hiện nay cũng đã nghiên cứu để đưa ra nhiều loại sữa tương ứng với từng giai đoạn tuổi khác nhau như: Dielac Optimum của Vinamilk có các loại: Step 1 (cho trẻ 0-6 tháng), step 2(cho trẻ 6-12 tháng), step 3(cho bé 1-3 tuổi) và cả step 4 (cho bé 2-6 tuổi),... 

Ngoài ra thì các mẹ cũng nên chú ý cho bé rèn luyện thể lực. Sự vận động cơ thể sẽ giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, giúp xương chắc và phát triển tốt hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tập cho con thói quen tập thể dục hằng ngày ngay từ khi còn nhỏ với những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức với độ tuổi của bé. 

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm