16/01/2019
Mẹ và bé
Con bạn đã được cung cấp đủ sữa hay chưa?
Trong những năm tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé đến từ sữa. Vậy phải làm thế nào để nhận biết con mình đã đủ dinh dưỡng hay chưa?
Làm sao để nhận biết con đã được cung cấp sữa có đủ hay chưa? Thông thường, nếu bé đủ sữa thì sẽ rất dễ đi vào giấc ngủ. Ngược lại, nếu bé bú xong nhưng thỉnh thoảng lại khóc. Trong trường hợp này, các bà mẹ có thể sử dụng thêm sữa bột cho bé.
1. Nuôi dưỡng
Khi cho bé bú thêm sữa ngoài, trước hết cần bú mẹ khoảng 10 phút, bảo đảm vú mẹ được kích thích theo đúng thời gian, để từ đó duy trì việc tiết sữa. Sau đó mới bổ sung cho bé lượng sữa nhất định dành riêng cho bé.
Nếu bị bệnh hoặc do nguyên nhân nào đó mẹ không thể cho con bú thì phải chọn biện pháp cho trẻ bú bình.
2. Chuẩn bị dụng cụ
- Bình sữa: Có thể chọn bình sữa cổ rộng, không dễ hỏng, để thuận lợi cho việc pha sữa và rửa bình, dung tích thích hợp nhất là 250ml, thông thường chuẩn bị sẵn 3 đến 4 cái là đủ dùng.
- Núm vú: Chọn núm vú có kích cỡ giống núm vú mẹ là được. Thông thường dùng kim đã qua khử trùng để tạo lỗ thoát ở núm vú. Lỗ không được quá to hoặc quá nhỏ, sao cho khi nghiêng bình thì lượng sữa thoát ra vừa đủ.
- Đồ dùng để sát trùng: Bàn chải riêng của bình sữa, dụng cụ để luộc bình (cũng có nồi thay thế, nhưng tốt nhất là những thứ chuyên dụng)... Sau mỗi lần cho trẻ bú bình xong lập tức rửa sạch, khử trùng bình sữa và núm vú để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
3. Chọn lựa sản phẩm thay sữa
Hầu hết các bà mẹ đều lo lắng trong việc chọn lựa những sản phẩm cho con mình, vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa được ra đời, chưa kể đến những loại sữa giả và kém chất lượng. Dù chọn loại sữa nào đi chăng nữa thì vấn đề các mẹ quan tâm hàng đầu vẫn là chất lượng. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu nên việc dùng sữa ngoài không phù hợp cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy để chọn lựa ra một sản phẩm sữa tốt cho con thì nên chọn loại sữa nào phù hợp với bé trong giai đoạn đầu để việc hấp thu của bé có hiệu quả hơn.
4. Phương pháp cho ăn
Khi con bú bình, mẹ nên ôm bé vào lòng để bé cảm nhận được tình thương của mẹ và không thấy xa lạ.
Trước khi cho bé bú thì mẹ nên thử độ ấm của sữa trước bằng cách nhỏ vài giọt lên tay. Sữa cần có độ ấm vừa phải, không được quá nóng hoặc quá lạnh, cần cho bé dùng ngay khi còn ấm.
Nên dựng bình sữa thẳng để sữa chảy đủ nào núm vú, đề phòng trẻ mút không khí mà không phải sữa.
Sau khi cho bú xong, để mình trẻ thẳng, vỗ nhẹ vào lưng, cho thoát không khí trong dạ dày tránh ợ sữa.
Trước khi pha sữa cần phải khử trùng dụng cụ pha sữa. Quan trọng nhất là phải pha theo đúng hướng dẫn khi trên nhãn hộp, không được tự ý đổi tỷ lệ pha sẽ dễ khiến sữa quá lỏng hoặc quá đặc, làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa.
Không nên ép trẻ uống nhiều. Mẹ cần quan sát lượng sữa mà bé cần để pha cho hợp lý. Sữa sau khi pha mà trẻ dùng không hết thì sau nửa giờ đồng hồ mẹ không nên cho trẻ uống tiếp.
Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm kiến thức chăm con cho một số bà mẹ bỉm sữa.
Có thể tham khảo thêm tại đây.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm