Tiếp tục chuyên mục Cuộc sống của mẹ với con trai hôm nay sẽ là 2 chủ đề: Sở thích sưu tập đồ vật và cách cư xử thường thấy của bé trai khi chơi với bạn bè đồng lứa.
Những ai đang nuôi dạy một bé trai ở nhà chắc chắn cũng biết là con mình có sở thích sưu tầm đúng không? Các bé chỉ thích các trò chơi hay truyện tranh mà mình thích, rồi thu thập lại cho riêng mình. Thói quen này vẫn giữ nguyên cho đến khi con đã trưởng thành và giữ vai trò một người bố. Như tôi vậy.
Ở nhà tôi có tới 300 tượng hình Ultraman. Đây không phải là đồ chơi của các con, mà là thú sưu tầm của tôi. Cho tới bây giờ tôi vẫn chưa từ bỏ được thói quen sưu tầm đồ vật.
Các con trai tôi cũng vậy, chúng cũng có sở thích sưu tầm các hình tượng, có những cái nhìn chẳng ra gì hết. Những hình tượng được sưu tập cũng không phải được chơi như các đồ chơi, mà đơn giản chỉ là thích sưu tầm mà thôi.
Sở thích sưu tầm này càng được thể hiện rõ trong khoảng thời gian từ mùa xuân tới mùa hè. Chúng lấy cái cốc nhỏ hoặc cái hộp sưu tầm côn trùng rồi đi bắt sâu. Đầu tiên là rận đất. Lật ngược hòn đá lên, di chuyển chậu cây, chui vào trong các hố để bắt sâu. Lúc đầu có thể các bé rất vui khi bắt được rận đất, nhưng dần dần có vẻ không phải thế. Những con rận đất không còn làm các bé thích thú nữa, mà các bé lại thích thú với việc bắt và tìm sâu.
Sau rận đất, các bé chuyển sang bắt kiến. Kiến vừa nhỏ vừa bò nhanh nên rất khó bắt, thế nhưng các bé vẫn bắt được cả cốc đầy kiến.
Các bé cảm thấy thích thú với việc sưu tập, thích thú với việc mình sử hữu rất nhiều một thứ gì đó. Việc tìm kiếm đã trở thành trò chơi với bé, nên nếu việc đó không làm phiền đến ai thì các mẹ hãy cứ chiều các bé, để các bé chơi đến khi chán thì thôi.
Đó thật sự là một sở thích vừa đơn giản mà cũng thật khó hiểu phải không?
Khi chơi với bạn bè, các mẹ có lẽ rất để ý tới việc các bé gặp “mâu thuẫn” với bạn rồi nghiêm trọng hơn là sẽ dẫn tới “cãi cọ” không? Các mẹ luôn muốn con chơi thân thiện và vui vẻ với bạn, nhưng không phải lúc nào cũng được như mong muốn.
“Cho tớ mượn đồ chơi đi” -> “Nhưng tớ đang còn chơi mà”
“Sao cậu đánh vào chân tớ” -> “Tớ có đánh đâu”
“Sao cậu nói tớ như vậy” -> “Tớ có nói thế đâu”
“Cho tớ mượn quyển truyện tranh đi” -> “Nhưng tớ còn đang xem”
“Sao cậu làm điều tớ không thích” -> “Tớ có làm gì đâu”
“Chơi với tớ nhé” -> “Để tí nữa đã”
Chuyện gì cũng có thể trờ thành nguyên nhân của các mâu thuẫn cả. Các bé rất nghiêm túc, nên đúng ra là ta không được cười nhưng nhiều khi buột cười mất thôi.
Nhìn từ phía mẹ, đó thật là những việc chẳng đâu vào đâu cả. Các con cũng thật giỏi khi mà có thể cãi nhau vì những việc nhỏ nhặt thế này. Tuy nhiên các mẹ hãy đợi một chút khi xen vào giữa và đưa ra phương pháp giải quyết cho các con như “Con hãy cư xử tốt với bạn!” “Không được cãi nhau”, “Con cho bạn mượn đồ chơi đi”. Bởi vì thông qua các mâu thuẫn nảy sinh với bạn, các bé sẽ học được rất nhiều thứ một cách thực tế.
Mâu thuẫn là điều chắc chắn sẽ nảy sinh khi con người tiếp xúc với con người. Và cách mà ta giải quyết sẽ giúp phát triển khả năng giao tiếp. Các bé thông qua việc cãi nhau, mà học được cách cư xử, học được kỹ năng giao tiếp. Đây là một trải nghiệm vô cùng quý báu, một sự rèn luyện rất cần thiết.
Xu hướng giáo dục gần đây là tránh gây mâu thuẫn, nên tôi thấy năng lực giao tiếp của các bé trai có xu hướng kém đi. Việc xử lý như thế nào khi gặp cãi nhau, hoặc phương pháp hóa giải vấn đề khi nó sắp trở thành mâu thuẫn lớn là những thứ mà bé cần được học và trải nghiệm khi đang còn bé. Vì nếu có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với nhau, thì khi có xảy ra chuyện cũng có thể nói với nhau rằng “không sao đâu” bạn nhé.
Ngoài ra, để tham khảo một số bài viết liên quan, mẹ có thể truy cập tại đây.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…