Image

16/01/2019

Mẹ và bé

Danh sách những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con

Ngoài các yếu tố di truyền, dinh dưỡng và môi trường sống, sự phát triển chiều cao của đứa trẻ thường bị cản trở bởi sáu nguyên nhân sau đây.

1 / Cho trẻ uống nhiều nước có ga

Trẻ em rất thích các loại nước ngọt có ga. Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng loại đồ uống này là nguyên nhân chính gây cản trở cho sự phát triển chiều cao của bé. Uống nhiều nước ngọt sẽ làm canxi bị đào thải nhanh hơn. Và khi trẻ em bị thiếu canxi, chậm cao lớn là điều không thể tránh khỏi.

Thêm một tác động cực kỳ nguy hại đến sự phát triển của trẻ em từ nước có ga là gây biếng ăn. Không có dinh dưỡng, chỉ giàu năng lượng, vì vậy trẻ em thường bị no giả nếu uống nhiều nước ngọt. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn và lười vận động, cuối cùng là việc chiều cao của đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai.

2 / Bổ sung quá nhiều canxi

Con bạn đã có chế độ ăn giàu canxi nhưng vẫn chậm cao lớn? Có thể là do bé bị thiếu hụt đi vitamin D, đây là nguyên nhân chính khiến cho việc hấp thụ dưỡng chất này bị ảnh hưởng.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi lượng canxi cơ thể tiếp nhận vào sẽ bị lãng phí nếu không được hấp thụ hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy chăm cho bé được tắm nắng và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, nấm, phó mát..

3 / Nguyên nhân ở hệ tiêu hóa

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, giun sán, rối loạn dạ dày nếu không được điều trị kịp thời, thường sẽ bị chậm phát triển về chiều cao. Theo một cuộc khảo sát của các trung tâm y tế trên toàn thế giới, nếu trẻ bị tiêu chảy trong 2 năm đầu đời thì sẽ có chiều cao thấp hơn các bạn cùng tuổi của mình tới 3,6 cm. Con số này tăng lên 4,6cm nếu trẻ bị nhiễm giun sán.

Giải thích tình trạng này: Nhiễm trùng đường ruột làm mất đi protein thiết yếu, giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, chất dinh dưỡng của trẻ cũng đang được sử dụng để chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, chán ăn, nôn mửa do rối loạn tiêu hóa sẽ làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm, sức đề kháng yếu, khiến đứa trẻ dễ dàng mắc bệnh. Hậu quả là sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao bình thường.

những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé

4 / Ăn quá nhiều thịt bò

Thịt bò là nguồn bổ sung sắt và acid folic dồi dào, là dinh dưỡng phải có khi xây dựng thực đơn ăn uống của con. Tuy nhiên, việc lạm dụng sẽ có những tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng chiều cao của đứa trẻ. Lý do là vì thịt bò ít calo, nhưng lại giàu các nguyên tố vi lượng như phốt pho, lưu huỳnh và clo, thường làm tăng axit trong máu nếu như ăn nhiều. Vào thời điểm này, cơ thể sẽ cần phải sử dụng canxi để trung hòa tính axit đó, do thế dư lượng canxi sẽ giảm đi rõ rệt.

5 / Thiếu tình yêu thương của cha mẹ

Sống trong các gia đình có không khí căng thẳng, tâm lý của trẻ nhỏ cũng rất dễ bị tổn thương. Tình trạng này ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên, làm giảm việc sản xuất hocmon tăng trưởng ở trẻ nhỏ.

Stress cũng gây ra ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển chiều cao. Chỉ khi ngủ đủ giấc, đồng hồ sinh học và hệ thống hoóc môn trong cơ thể trẻ mới được cân bằng và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.

Do đó, để hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và tinh thần của con, ba mẹ hãy xây dựng một mái ấm hạnh phúc bao bọc cả quá trình chập chững những bước đi đầu tiên cho đến khi con đã trưởng thành nhé!

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm