16/01/2019
Mẹ và bé
Điều chỉnh gia vị trong bữa ăn của mẹ bầu
Trong giai đoạn mang thai, ăn uống chính là vấn đề vô cùng quan trọng mà các bà mẹ cần hết sức lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, không phải bà mẹ mang thai nào cũng cập nhật đủ những kiến thức cần thiết trong thời kì này.
Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu những khẩu vị cũng như những thực phẩm nào cần hạn chế trong thời gian này nhé!
1. Thức ăn có vị quá mặn
Có những phụ nữ mang thai do thói quen thích ăn mặn, đặc biệt người dân miền Bắc lại càng ăn mặn. Y học hiện đại nghiên cứu cho rằng, lượng muối ăn có quan hệ nhất định đến tỷ lệ phát bệnh cao huyết áp, hấp thụ càng nhiều muối, tỷ lệ phát bệnh cao huyết áp càng lớn. Mọi người đều biết, chứng cao huyết áp trong thai kỳ là bệnh đặc biệt chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, triệu chứng chủ yếu là phù thũng, cao huyết áp và bệnh đái anbumin (nước tiểu nhiều anbumin), người bị nặng có thể kèm theo triệu chứng đau đầu, hoa mắt, tức ngực, chóng mặt,... thậm chí gây bệnh hủi và ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và con. Nếu mắc bệnh, như bệnh tim, bệnh thận,... khi bắt đầu mang thai nên kiêng ăn muối hoặc ăn muối có lượng natri thấp. Vì vậy, phụ nữ mang thai mỗi ngày hấp thụ khoảng 6g muối là thích hợp.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những loại cá muối chứa rất nhiều nitrat góc dimethyl, khi hấp thụ vào cơ thể có thể được chuyển hoá thành nitrosodimethylamine (NDMA) có tính gây ung thư rất cao, đồng thời có thể tác dụng lên thai nhi thông qua nhau thai, là thực phẩm có tính nguy hại rất lớn.
2. Chất bổ có tính âm và nóng
Phụ nữ mang thai do lượng máu trong hệ thống tuần hoàn khắp cơ thể tăng rõ rệt, gánh nặng của gan lớn, mạch máu tại cổ tử cung, thành âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái giãn và xung huyết. Hơn nữa chức năng phân tiết trong cơ thể phụ nữ mang thai mạnh, chất anđêhit phân tiết ra nhiều, dễ làm ứ đọng nước và natri trong cơ thể, gây chứng thuỷ thũng, cao huyết áp,... vả lại, phụ nữ mang thai do lượng vị toan giảm, chức năng của ruột và dạ dày kém, có thể xuất hiện triệu chứng kém ăn, dạ dày trướng khí, khó đại tiện,...
Trong trường hợp này, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên uống thuốc bổ có tính ấm, ví dụ như nhân sâm, nhung hươu, cao chế biến từ thai nhung hươu, cao ban long, long nhãn, vải, hồ đào,... nhất định sẽ dẫn đến các triệu chứng như âm suy dương thịnh, hao tổn âm khí, máu nóng, gây ói mửa, phù, cao huyết áp, bí đại tiện,... thậm chí bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
Với những kiến thức nho nhỏ vừa được chia sẻ, mong rằng các bà mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong cẩm nang mang thai của mình. Ngoài ra, có thể truy cập vào đây để tìm hiểu thêm về những thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp cho các bà mẹ mang thai.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm