Image

16/01/2019

Mẹ và bé

Dinh dưỡng và uống sữa đúng cách ở 3 tháng giữa thai kì

3 tháng giữa của thai kì cũng cần có một chế độ dinh dưỡng chu đáo như tam cá nguyệt đầu tiên và sau cùng nhé!

Mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin dưới đây để có thể điểm nhanh những vấn đề cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong kì tam cá nguyệt thứ 2 này.

Chế độ dinh dưỡng tháng thứ tư

Trong tháng này, nhu cầu chất Sắt của bạn sẽ tăng cao đấy. Sự gia tăng của lưu lượng máu đòi hỏi bạn phải bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt cho cơ thể. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng.

Vitamin C giúp tăng cường mức độ hấp thụ chất sắt của cơ thể. Những loại thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Kèm theo đó bạn nên uống các loại nước ép giàu vitamin C như chanh, cam, dưa hấu, ăn các món ăn từ bông cải xanh và ớt chuông xanh. Bạn có thể sẽ được yêu cầu uống thêm viên sắt khi mang thai bởi các bác sĩ.

Bạn vừa kết thúc kì tam cá nguyệt thứ nhất, chấm dứt tình trạng buồn nôn, ốm nghén nhưng chỉ là đối với những người phụ nữ thông thường. Một số người sẽ có triệu chứng ợ nóng, mệt mỏi và buồn nôn kể cả đến lúc gần sinh. Do đó, bạn tuyệt đối không nên bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bạn nên nạp vào cơ thể các loại thức ăn lành mạnh.

Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ năm

3 tháng giữa thai kì có thể được xem là khoảng thời gian thoải mái của các mẹ bầu do không còn những cơn ốm nghén đau khổ như 3 tháng đầu, không đau nhức nặng nề như 3 tháng cuối. Đây đúng là một điều tuyệt vời, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và năng động hơn hẳn so với 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. 

Bạn nên tăng khoảng 3-4kg trong cả 4 tháng đầu tiên khi mang thai. Vào tháng thứ 5 này, mẹ bầu cần tăng thêm từ 1,5-2kg. Dù khoảng thời gian này khá dễ chịu nhưng bạn cũng không nên bỏ qua những lưu ý sau để có sự chuẩn bị tốt hơn.

Mẹ bầu có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga

Trong tháng này cơ thể thường trở nên cồng kềnh do quá trình tích trữ nước trong cơ thể đang diễn ra tích cực hơn. Vì vậy, bà bầu tốt hơn hết nên ăn thức ăn nêm nếm nhạt, hạn chế ăn mặn, các thực phẩm chứa nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, các loại thực phẩm phơi khô, dưa chua, oliu và các loại thịt xông khói. 

Trong 3 tháng đầu tiên, uống nhiều nước giúp hạn chế việc buồn nôn do ốm nghén, trong 3 tháng giữa thai kì, lí do để uống nhiều nước là để lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn. 

Nhu cầu canxi của người phụ nữ tăng lên rất nhiều khi mang thai nhưng cần nhất là từ tuần thứ 20 tức là tháng thứ 5 của thai kì. Nguyên do là đây là khoảng thời gian mà xương trẻ phát triển mạnh nhất, do đó, bạn cần bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Bầu nên uống 2 ly sữa bầu và 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày. 

Qua khỏi thời kỳ ốm nghén không ăn được gì, giờ đây bạn cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Nếu bạn thèm ăn những loại thực phẩm bất thường hay có nhu cầu ăn một món ăn gì đó quá mức, điều đó báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt. Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và bổ sung kịp thời cho cơ thể. Nếu bạn thèm đồ ngọt thì nên hạn chế bầu nhé.

Chế độ dinh dưỡng trong tháng sáu

Bạn sẽ liên tục cảm thấy đói trong tháng này do con đang phát triển lớn hơn và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Tốt nhất bạn nên tăng được trung bình 6-8kg sau 6 tháng mang thai. Tháng này cũng không có lưu ý gì quan trọng, những thông tin dưới đây chỉ nhằm mục đích nhắc nhở:

- Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, rau, trái cây, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm các loại chất béo không no tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không nên để bản thân đói quá, cũng không được ăn quá no, điều đó không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn trong thời gian này. 

Một bữa ăn phong phú các loại rau củ quả giúp bà bầu bổ sung tốt vitamin

- Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nâu, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.

- Bổ sung đa dạng, đầy đủ các loại vitamin bằng cách ăn và uống các loại nước ép từ trái cây, rau củ quả.

Bạn cũng nên bắt đầu tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng ngay từ bây giờ để chuẩn bị tốt cho kì tam cá nguyệt thứ ba đỡ phải đau nhức và mệt mỏi nhé.

Tham khảo link chi tiết tại đây

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm