Image

16/01/2019

Mẹ và bé

Làm gì khi trẻ thức giấc lúc nửa đêm?

Thói quen tỉnh giấc giữa đêm không chỉ là vấn đề riêng của người lớn mà còn xảy ra ở hầu hết trẻ em. Nhưng nhiều phụ huynh lại cuống cuồng lên vì chuyện hết sức bình thường này và có những hành động khiến hình thành thói quen không tốt cho trẻ. 

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Thói quen không tốt cho bé

Khác biệt của chúng ta so với các bé là khi chúng ta thức giấc lúc nửa đêm thì sau đó chúng ta trở mình và ngủ tiếp. Một số em bé cũng làm như vậy, nhưng số khác lại khóc toáng lên và cha mẹ liền vội vàng chạy tới. Đây chính là hành động của ba mẹ vô tình cổ vũ cho thói quen dậy đêm của trẻ.

Để xác định xem có phải trẻ tỉnh giấc theo thói quen hay không? Ba mẹ cần xác định xem con có hay dậy đêm vào cùng một giờ hay không và nếu trong 2 ngày liên tiếp con đều tỉnh giấc vào cùng một giờ tức là thói quen thức dậy đêm đang được hình thành. Nhiều khả năng bạn sẽ bước vào phòng con và sử dụng một vật hỗ trợ nào đó. Ví dụ như bạn sẽ đung đưa con hoặc cho con ti sữa. Điều đó có thể giúp con ngủ lại được, nhưng đó chỉ là một cách chữa cháy ngắn hạn, một loại băng vết thương tạm thời trong khi một giải pháp lâu dài mới là điều bạn cần tới.

giấc ngủ là quá trình quan trọng trong giai đoạn đầu của trẻ

2. Cách vỗ bé ngủ lại 

Chín phần mười trẻ thức giấc theo thói quen không cần ăn thêm (trừ khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhảy vọt - dậy thì sơ sinh). Thay vào đó, hãy quấn lại chăn cho con, cho con ngậm ti giả để trấn an con nếu thấy cần thiết và hãy vỗ về con bằng phương pháp shù shù - vỗ lưng. 

Hạn chế tối đa những hoạt động kích thích trẻ, không đung đưa hay thay bỉm cho con trừ khi con tè quá nhiều hoặc con ị. Hãy vỗ về trẻ cho đến khi con đã ngủ yên. Bạn cũng nên dần dần tập cho bé bỏ thói quen dậy đêm. Như vậy, nếu bạn đã loại trừ được các nguyên nhân như con bị đau hay khó chịu và bạn cũng đã tăng lượng ăn ban ngày cũng như cho ti đêm thêm để con không dậy vì đói.

Hoạc có thể áp dụng kĩ thuật "đánh thức để ngủ" như sau: Thay vì nằm chờ đợi con thức giấc, bạn hãy đặt đồng hồ sớm hơn nửa tiếng so với thời gian con hay tỉnh và hãy đánh thức con dậy. Con có thể không tỉnh hẳn mà chỉ giật giật mắt, ọ ẹ và cựa quậy một chút giống người lớn bị làm phiền khi đang ngủ say.

Bạn hãy thực hiện kỹ thuật này 3 đêm liên tiếp, bạn sẽ thấy nó thực sự hiệu quả đến khó tin. Nhưng nếu không thành công, bạn cần kiểm tra lại các nguyên nhân khác. Phương pháp “đánh thức để ngủ” chỉ có hiệu quả nếu bạn đã loại trừ hết mọi nguyên nhân khác có thể xảy ra.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách nuôi con khoa học khác.

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm