Làm sao để giúp con trai mẹ tự lập hơn?

Hãy viết ra thành lời những gì cha mẹ cho là quan trọng nhất khi nuôi con. Khi đó, mẹ sẽ tìm được cho mình đâu là điều căn bản khi dạy hay khi tiếp xúc với bé.

Khi các tín niệm, suy nghĩ của mẹ được rõ ràng, thì hướng phát triển của con cũng được xác định, con sẽ lớn lên và phát triển theo định hướng mà bố mẹ đặt ra.

Các mẹ coi trọng điều gì khi nuôi dạy con? Có thể biểu hiện điều đó thành ngôn từ không? Hãy thử suy nghĩ về điều này xem.

Ví dụ,

“Không được bạo lực với con”

“Trân trọng những mong muốn suy nghĩ của con”

“Không hành động một cách cảm tính”

“Truyền đạt cho con biết mẹ đang nghĩ gì”

Đây là những suy nghĩ dựa trên nền tảng là tôn trọng con. Và vì có những nguyên tắc như vậy, sẽ giúp cho hành động của con trở nên theo khuôn khổ hơn. Có thể những suy nghĩ có căn bản từ con chính là nền móng của việc nuôi dạy con. Hãy tận dụng cơ hội này để suy nghĩ xem bản thân các mẹ coi trọng điều gì trong việc nuôi dạy con nhé.

Nguyên tắc là điều cần thực hiện, nhưng chỉ là “một cách đại khái”

Tuy nhiên nếu thực hiện các nguyên tắc một cách cứng nhắc quá, thì nhiều khi nó lại trở thành sợi dây quy tắc buộc trói chính bản thân mẹ, làm các mẹ mệt mỏi hơn.

“Tuyệt đối không được để thừa cơm”

“Phải đi ngủ trước 9 giờ”

“Phải đánh răng sau khi ăn”

Những nguyên tắc trên, về cơ bản là tốt, nhưng mà các từ “tuyệt đối” hoặc “phải” sẽ khiến nguyên tắc mang tính cưỡng chế. Những lúc không được khỏe, hoặc đột nhiên có việc gì xảy ra, khi nghĩ phải bắt buộc thực hiện những điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Nên việc nghĩ “nguyên tắc chỉ cần thực hiện một cách đại khái” là hợp lý nhất.

giúp con trai mẹ tự lập hơn

Có lúc cũng cần biết buông bỏ

Là bố mẹ ai cũng muốn luôn đi theo, giúp đỡ con những lúc khó khăn nhưng có một điều cần biết rằng điều này không thế kéo dài mãi được. Và cũng không được làm như vậy.

Mục đích cuối cùng của việc nuôi con chính là “Để con tự lập, rời xa bố mẹ và để bố mẹ rời xa được con”.

Vì vậy cần từ từ mỗi lúc một ít, mẹ hãy ý thức về “khoảng cách” với con trai. Điều đó được bắt đầu với việc làm quen với suy nghĩ “thôi, cứ để vậy đi” và “tùy con”.

• Con có bị thương một tí nhưng chỉ cần không ảnh hưởng đến sức khoẻ (thôi cứ để vậy đi)

• Con có không ăn cơm hay uống sữa nhưng khi nào con đói con sẽ muốn ăn (tùy con)

• Không bỏ được bỉm ra ngay nhưng mà đến 20 tuổi mà con bỏ được bỉm là được rồi (thôi cứ để vậy đi)

• Con có thể không đi tắm, nhưng không mốc là được (tùy con)

• Con có không ngủ đi nữa, nhưng chắc chắn không thể thức đến sáng được đâu (thôi cứ để vậy đi)

Tất nhiên việc dạy bảo con là cần thiết. Nhưng có những lúc nói gì con cũng không nghe, thì có khi cần biết “từ bỏ” hay chỉ cần “thực hiện các nguyên tắc một cách đại khái” như đã được đề cập ở phần trước.

Ví dụ ở trên có thể là hơi phiến diện nhưng cũng có lúc nên bỏ qua những tiểu tiết, chỉ nhìn vào những vấn đề chính, bỏ đi các kỳ vọng đã đặt vào con, chỉ nên xem xét tới điều quan trọng mà thôi.

Với sự tích lũy các trải nghiệm hàng ngày, cùng với kết quả của việc mẹ biết từ bỏ các điều nhỏ nhặt hàng ngày, con trai sẽ dần tự biết tự lập trên chính đôi chân của mình mà thôi.