Image

16/01/2019

Mẹ và bé

MẸ BẦU NGỦ NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG?

Ngủ khi mang thai là điều cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày.

Ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể phục hồi từ những ảnh hưởng của sự phát triển của thai nhi và cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể mẹ.

Những khó khăn về giấc ngủ của mẹ bầu

Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày

Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, một số mẹ bầu có thể bị buồn nôn, điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi hết ốm nghén là lúc mẹ bầu bắt đầu ngủ ngon trở lại cho đến thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển "lộ" rõ trong bụng mẹ.

Khi bé bắt đầu phát triển trong bụng, các mẹ có thói quen nằm sấp khi ngủ để không tức ngực. Việc nằm sấp ngủ có thể không gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, tuy nhiên tư thế ngủ như thế này không hề thoải mái đối với mẹ bầu.

Giấc ngủ của mẹ bầu

Khi em bé tiếp tục phát triển trong bụng, mẹ bầu có thể bắt đầu cảm thấy phần lớn các phần của cơ thể dồn về phía bụng. Các bộ phận bao gồm: dạ dày, phổi và thận bắt đầu cảm thấy nặng nề và áp lực trong lúc mẹ bầu ngủ.

Dạ dày là bộ phận thường xuyên bị ảnh hưởng nhất trong những tháng này của thai kỳ, ví dụ như thai nhi sẽ dần dần xoay vị trí của mình để đi xuống. Trong thời gian này, thai nhi sẽ hay đạp bụng mẹ vào ban đêm, chân bé có thể đá vào dạ dày và đẩy chất lỏng lên cổ họng. Điều này có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó thở và đau khi nuốt.

Phổi cũng bị ảnh hưởng khi thai nhi bắt đầu phát triển, phổi có thể cảm nhận bị áp lực bởi sức nặng của thai nhi, gây ra hiện tượng khó thở.

Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu

Hầu hết mẹ bầu đều nhận được những lời khuyên về những gì nên làm và những gì không nên làm. Một số lời khuyên có thể đúng vì nó thường xuyên xảy ra còn một số thì các mẹ chỉ nên làm theo trong một vài trường hợp nhất định. Đáng tiếc là phần lớn các lời khuyên này không dựa trên những thông tin khoa học và kiến thức không đầy đủ và đôi khi dựa trên cả những tục lệ cổ hủ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái hơn là nằm ngửa hay là nghiêng về bên phải.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu ít khi có thể ngủ được một mạch từ đêm đến sáng. Việc phải mang trong mình một thai nhi khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất khó khăn. Vì vậy mẹ bầu ngủ nhiều là tốt cho thai nhi. Ngoài ra, để có giấc ngủ ngon mà không sợ thiếu hụt dinh dưỡng cho con, sữa bầu cũng là một lựa chọn tốt cho các mẹ bầu cân nhắc thêm. 

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm