Image

12/06/2019

Mẹ và bé

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và các loại bệnh thường gặp ở trẻ

Trẻ sơ sinh do cơ thể còn yếu nên sức đề kháng chưa đủ để có thể chống lại một số loại bệnh thường gặp. Nôn trớ là một biểu hiện thường thấy ở bé, vậy ngoài mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh thì còn các loại bệnh nào thường xuất hiện ở trẻ và cách chữa trị như thế nào ?

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ?

Trớ là một trong những triệu chứng thường gặp của giai đoạn sơ sinh, có thể do đặc điểm giải phẫu sinh lý hoặc do nuôi dưỡng không phù hợp gây ra, đồng thời có thể là triệu chứng chủ yếu của nhiều bệnh và dị tật đường tiêu hóa bẩm sinh. Nếu không được xử lý phù hợp thì trớ sẽ dễ bị lọt vào đường khí quản, gây ngạt thở cho bé hoặc gây viêm phổi có tính hít vào. Nguyên nhân chủ yếu gây ra trớ gồm có:

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

a) Dạ dày của bé ở mức độ cân bằng, căng cơ tâm vị yếu, căng cơ hậu vị mạnh, dễ khiến cho tâm vị bị thả lỏng, làm thức ăn trong dạ dày trào lên khoang miệng.

b) Tế bào chất của đại não chưa phát triển hết, kiểm soát của trung khu thần kinh đối với trớ yếu, đồng thời dung lượng dạ dày nhỏ, dễ gây trớ.

c) Sau khi bé bị nhiễm lạnh cũng có thể bị trớ.

d) Nuôi dưỡng không phù hợp: nhiệt độ và nồng độ của sữa bình quá cao hoặc quá thấp cũng khiến bé bị trớ. Ngoài ra, sau khi bú sữa lại đặt bé nằm thẳng hoặc lật bé quá nhiều; hoặc khi nuôi bé bằng sữa ngoài, do lỗ ở đầu bình sữa quá to gây ra bệnh chảy sữa.

e) Liên quan đến bệnh tật: bé có thể bị bệnh nội ngoại khoa (như dị tật đường tiêu hóa hoặc phát triển không bình thường, bệnh có tính truyền nhiễm, hội chứng dưới hầu...), có thể là nguyên nhân gây ra trớ.

Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh : giảm bớt những kích thích không cần thiết đối với bé, đặc biệt là sau khi vừa cho bé ăn, tránh làm bé khóc gây ra nôn trớ; để nửa thân trên của bé lên cao 30 độ, nằm nghiêng trái phải hoặc nằm với tư thế đầu hơi nghiêng bên phải.

Để tránh việc bé nôn trớ lọt vào đường hô hấp, gây ngạt thở hoặc viêm phổi mang tính hít vào và tránh chứng chảy sữa gây ngạt; cho ăn uống hợp lý, cố gắng kiên trì nuôi bé bằng sữa mẹ và cho lượng sữa mỗi lần ăn ít, tăng số lần cho ăn; nếu bé có bệnh nội, ngoại khoa, thì cần tích cực điều trị bệnh nguyên phát.

Bệnh mụn mưng mủ ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh

Bệnh mụn mưng mủ là một chứng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguồn gốc của bệnh là do khuẩn cầu nho, có màu vàng kim gây ra, thường gặp ở mặt, tứ chi và toàn thân; có đầu mủ màu trắng hoặc dịch mủ màu vàng bên trong mụn. Do rào cản tự nhiên của da trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, mụn mủ cục bộ rất dễ khiến cho vi khuẩn gây bệnh thâm nhập vào máu, từ đó lây nhiễm cho toàn cơ thể.

Điều quan trọng trong phòng tránh bệnh mụn mưng mủ là chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, mỗi ngày tắm cho bé một lần, khăn tắm phải được giặt hàng ngày và khử trùng, quấn tã cho bé không nên quá chặt, nhiệt độ cục bộ quá cao có thể khiến bé khó chịu, khóc to, ra nhiều mồ hôi; vì thế khi tắm có thể giảm nhiệt độ bề mặt trên da, gia tăng tuần hoàn máu, mở lỗ chân lông, tránh có cặn tích tụ trên da, để da luôn sạch sẽ.

Mách mẹ mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, nhiệt độ trong phòng nên ở mức 22-24 độ, độ ẩm là 55%-65%, mỗi ngày nên mở cửa thông gió 1-2 lần. Thường xuyên rửa tay và thay quần áo cũng như bỉm để đảm bảo quần áo luôn mềm mại và khô thoáng. Nếu thấy trên da bé xuất hiện mụn mủ thì cần kịp thời xử lý, tránh để bị lây lan ra toàn thân.

Cần khử trùng triệt để quần áo cho bé và dụng cụ cho ăn sữa, sau đó có thể dùng cồn để lau rửa mụn cho bé. Ví dụ như mụn đầu mủ màu trắng hoặc mủ màu vàng trong mụn thì có thể dùng kim vô trùng chọc mụn mủ, sau đó dùng bông tăm có tẩm cồn 75% nặn sạch mủ trong mụn, khi nào thấy mủ hình thành thì lấy ngay cồn 75% khử trùng và nặn mủ ra.

Những bé có mủ quá nhiều thì cách xử lý trên đây thường có thể chữa khỏi được; với những bé nghiêm trọng hơn hoặc đã để bị lây nhiễm ra toàn thân thì cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Triệu chứng bị ngạt của trẻ sơ sinh

Triệu chứng bị ngạt của trẻ sơ sinh có thể được chia làm hai loại là ngạt mức độ nhẹ và ngạt mức độ nặng. Những bệnh nhân bị ngạt nhẹ thường có biểu hiện hít thở nông nhưng không đều hoặc không hít thở, tiếng khóc nhẹ hoặc khi bị kích thích mới khóc, da tím xanh, trẻ bị mất sức lực nhưng vẫn có thể duy trì sự căng cơ, phản ứng với kích thích khá yếu, nhịp tim bình thường hoặc hơi chậm, khoảng 80- 100 lần/phút.

Trẻ bị ngạt nặng thì có biểu hiện là không hít thở hoặc thì thoảng mới hít thở, nhịp tim dưới 60 lần/phút, thậm chí không nghe rõ nhịp tim. Nếu thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí, cũng có thể là biểu hiện của ngạt thở, gọi đó là bị chèn ép trong tử cung hoặc bị ngạt trong tử cung, đa số thường xảy ra trước khi sinh vài ngày hoặc vài tiếng.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh kèm theo đờm

Mới đầu người mẹ sẽ cảm thấy cử động của thai nhi tăng lên, tim thai nhanh hơn, khi bị thiếu dưỡng khí nghiêm trọng thì cử động thai nhi giảm, tim đập chậm, đôi khi cơ vòng hậu môn thai nhi giãn nở và đào thải phân su trong tử cung, khiến nước ối bị đục; khi màng ối rách thì nước ối đục chảy ra, thậm chí còn có thể đào thải ra phân su.

Bé sau khi sinh ra thường không khóc, hô hấp yếu, người bị ngạt nhẹ thì toàn thân tím tái, người bị nặng thì toàn thân trắng bệch, co giãn, đó chính là những biểu hiện của bị ngạt ở trẻ sơ sinh.

Chúc các mẹ sẽ thành công trong việc chữa trị bệnh thường gặp cho bé sau khi tham khảo thông tin ở trên nhé. Tham khảo thêm mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh kèm theo đờm tại link https://goo.gl/Y9RLCq

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm