Categories: Mẹ và bé

Mẹo chữa nôn trớ và các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hoàn toàn, ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất thiết yếu của trẻ, khiến trẻ thường xuyên mắc một số bệnh lý như chàm, tưa miệng hay nôn trớ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn mẹo chữa nôn trớ và các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹo chữa bệnh chàm (Ezecma) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chàm thể tạng là một loại bệnh viêm da thường gặp nhất. Bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với những tác động bên ngoài của môi trường như thời tiết chuyển mùa, trong không khí có nhiều phấn hoa, bụi, nấm mốc…

Bệnh này có thể kèm theo bệnh hen. Những nghiên cứu gần đây về dị ứng cho thấy chàm thể tạng ở trẻ em có thể liên quan đến chế độ ăn của trẻ hoặc của mẹ trong thòi kỳ mang thai, đặc biệt là những bà mẹ và những trẻ sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn vì trong các thức ăn chế biến sẵn hiện nay thường có thêm rất nhiều loại đạm công nghiệp do nhà sản xuất đưa vào để tạo thêm hương vị cho thức ăn.

Biểu hiện

Chàm thể tạng ở trẻ em thường bắt đầu vào khoảng từ 2 – 4 tháng tuổi (dân gian thường gọi là lác sữa). Bệnh thường biểu hiện đầu tiên ở mặt, bắt đầu là những mảng đỏ có mụn nước, những mảng này có ranh giới không rõ ràng. Sau đó, những mụn nước này tự vỡ ra hoặc do gãi, làm nước màu trong, dính chảy ra, sau đó nước vàng dần và khô lại thành vẩy. Khi vẩy bong da để lại lớp da đỏ hỏn, có thể thành vết xước gọi là “giếng chàm”. Trẻ ngứa dữ dội, gãi ngay cả lúc ngủ làm cho trẻ ở trong tình trạng bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc. Nếu không được giữ gìn cẩn thận, vết xước có thể bị nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị

Không nên cho trẻ vào viện vì dễ bị nhiễm khuẩn.

Khi vết chàm đang ở giai đoạn chảy nước có thể dùng bông hoặc gạc thấm nước muối sinh lý đắp lên trong khoảng 10-20 phút, cứ 3 giờ lại đắp một lần.

Có thể tắm nước ấm cho trẻ để đỡ ngứa.

Có thể bôi một số loại thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ như mỡ chứa corticoid, mỡ làm tan chất sừng, hồ nước… để da đỡ dày, đỡ ngứa.

Nếu trẻ ngứa quá thì bác sĩ có thể cho uống thuốc chống ngứa như sirô phenergan 1%.

Cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ để khi trẻ gãi đỡ làm tổn thương da.

Cho trẻ mặc quần áo mềm bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng nhạy cảm với da trẻ.

Nếu bị nhiễm trùng bác sĩ thường cho trẻ dùng kháng sinh.

Dùng thêm vitamin tổng hợp, nhất là trong giai đoạn cấp tính.

Ngoài giai đoạn cấp tính, bạn có thể chữa cho trẻ theo các thầy thuốc Đông y có khá nhiều bài thuốc hiệu nghiệm.

Chế độ ăn

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

Nếu trẻ ăn sữa bò thì nên cho trẻ ăn loại tách bơ 1/2 hoặc hoàn toàn.

Trẻ trên 5 tháng tuổi cho uống thêm sữa đậu nành.

Trẻ ăn dặm cần có chế độ ăn cân đối.

Tránh kiêng khem quá nhiều gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, nhưng cũng tránh cho trẻ ăn uống xô bồ quá vì có thể gây dị ứng.

Khi muốn cho trẻ ăn một loại thức ăn mới cần để trẻ ăn thử với lượng ít một vì những trẻ này thường hay bị dị ứng.

Với trẻ trên 7 tháng tuổi, nên cho trẻ uống thường xuyên các loại nước mát có tác dụng giải dị ứng cho cơ thể như kim ngân hoa, bồ công anh, râu ngô, rau má, artiso, nước mía, nước dừa, đậu xanh, đậu đen…

Xem ngay: Mách mẹ nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ

Mẹo chữa bệnh tưa miệng, viêm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân và triệu chứng

Trẻ bị tưa hoặc viêm miệng thường do hai nguyên nhân:

  • Do nấm

Bệnh tưa miệng là do nấm biểu hiện dưới dạng những đốm trắng như cặn sữa trong mồm. Toàn bộ chỗ mọc nấm màu đỏ, đụng vào đau khiến các cháu bé bỏ ăn. Hiện tượng này có thể xảy ra cả trong bộ máy tiêu hóa từ miệng tới hậu môn, biểu hiện

khác nhau của cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể khiến nấm phát sinh gây tưa miệng và chính người mẹ cũng có thể truyền nấm này sang con khi sinh. Do đó, nhiều trẻ có thể bị tưa miệng do nấm Candida albicans ngay từ tuần đầu tiên sau sinh.

  • Do virút

Tưa miệng, viêm miệng có thể do virút gây ra khiến bên trong miệng của bé (má, lưỡi, lợi) có nhiều vết loét nhỏ, nằm dưới một lớp màng trắng. Khi màng trắng này bong ra, những vết loét càng đau rát làm cho bé không ăn được, vì việc tiếp xúc với thức ăn, là hậu môn của trẻ cũng đỏ, trẻ cũng có thể bị nôn.

Ngoài ra, có thể trẻ bị viêm đỏ ở bộ phận sinh dục. Một số nhà khoa học giải thích rằng trong quá trình người mẹ mang thai, sự thay đổi các hormon trong cơ thể gây mất cân bằng về các tổ chức vi thể dù là thức ăn lỏng, cũng làm bé đau. Hiện tượng này kéo dài khoảng 4-5 ngày. Trong thời gian mang bệnh, bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể sốt tới 40°C.

Đó chính là hai nguyên nhân khiến bạn vệ sinh răng miệng cho bé rất cẩn thận mà trẻ vẫn bị tưa miệng.

Chữa trị

+ Nếu trẻ bị tưa miệng do nấm

Nguyên tắc chữa trị là diệt nấm và kiềm hóa môi trường miệng vì loài nấm Candida phát triển trong môi trường axít. Việc chữa trị này thường đơn giản nhưng cần làm đều đặn, thường xuyên.

Bôi dung dịch natri bicacbonat 5% nếu có (nếu không có dạng dung dịch thì có thể pha một thìa cà phê natri bicacbonat dạng bột trong 100ml nước đun sôi để nguội). Thấm dung dịch này vào một miếng gạc sạch, rồi áp vào miệng hoặc quấn vào đầu ngón tay lau sạch vùng miệng cho trẻ sau các bữa ăn. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn một loại kem chống nấm để bôi miệng cho trẻ.

Trong một số trường hợp, nếu trẻ bị kéo dài, biểu hiện viêm nhiều, bác sĩ có thể kê cho trẻ loại thuốc chống nấm. Ngoài ra, dân ta có kinh nghiêm dùng rau ngót rửa sạch, tráng bằng nước muối pha loãng rồi giã nhỏ, vắt lấy nước để lau miệng cho trẻ thay natri bicacbonat cũng có kết quả tốt. Để tránh trẻ bị đi bị lại, việc chữa trị này nên kéo dài trong khoảng 2 tuần.

Người mẹ đang cho con bú lúc này cũng cần phòng bệnh cho hai bầu vú vì vú mẹ cũng dễ bị nhiễm nấm gây viêm nhiễm đầu vú hoặc đứt cổ gà do nấm từ bé lây sang khi bé bú mẹ. Bạn cũng nên lau rửa sạch hai đầu vú và quầng vú bằng dung dịch muối natri bicacbonat sau khi trẻ bú xong. Trong trường hợp cần thiết, bạn cũng phải bôi thuốc chống nấm. Nếu bạn phải bôi thuốc chống nấm, bạn cần lau sạch vú trước mỗi lần cho con bú để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ.

Nếu trẻ bị viêm cả ở hậu môn và bộ phận sinh dục, bạn cần rửa hai lần/ngày (nhất là mỗi lần sau khi trẻ đi vệ sinh) bằng nước sạch, có pha chút thuốc sát trùng. Sau đó, bạn cần lau khô rồi có thể bôi cho trẻ một loại kem chống nấm hoặc xanh methylen. Kinh nghiệm dân gian thường rửa hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ bằng nước chè xanh, hoặc chè mạn, hoặc lá trầu không đun sôi để nguội. Bạn cần lưu ý rửa sạch lá trước khi đun.

+ Nếu nguyên nhân do virút

Bạn cần vệ sinh miệng cho trẻ sạch bằng cách lau miệng bằng gạc thấm nước muối sinh lý chín phần nghìn sau các bữa ăn. Sau đó có thể bôi cho trẻ một loại thuốc bôi miệng phù hợp theo ý kiến của bác sĩ.

Chế độ ăn cho trẻ bị tưa miệng

Viêm miệng, tưa miệng gây đau miệng nên trẻ thường khó ăn. Với bé bú sữa mẹ, bạn nên dỗ cho con bú thành nhiều lần, mỗi lần một ít. Với trẻ ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm hoặc loãng như cháo, bột, súp. Các loại hoa quả nên xay nhuyễn hoặc xay thành nước. Bạn cho trẻ ăn ít một, thức ăn để nguội và ăn làm nhiều bữa giúp trẻ bớt đau.

Nếu trẻ bị viêm nhiều và quá đau khi ăn, bạn có thể hỏi bác sĩ một loại gel bôi miệng có tác dụng giảm đau tức thì phù hợp với lứa tuổi để bôi cho trẻ trước mỗi bữa ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên cho trẻ uống thêm một số loại nước làm mát cơ thể như nước đậu xanh, đậu đen, hạt sen, nước mía… Khi bé bị bệnh, tránh để bé tiếp xúc với các bé khác.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến bé hay nôn trớ

Nôn trớ là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu của nôn trớ là do đường ruột chưa phát triển hoàn toàn nên gây ra tình trạng ọc sữa hay còn gọi là nôn trớ.

Nếu lâu lâu bé mới bị nôn trớ thì mẹ chỉ cần thay đổi tư thế ngồi hay bế của bé. Còn nếu tình trạng nôn trớ đi kèm với các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc thì đa phần đều do đường ruột chưa thích ứng với lượng sữa (hoặc thức ăn) bé hấp thụ hoặc cũng có thể do bé ăn quá no hơn mức quy định. Cha mẹ cần phải theo dõi trẻ thường xuyên và xác định xem tình trạng bệnh của trẻ có nguy hiểm không để có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Nếu trẻ nôn trớ kèm sốt và tiêu chảy thì có thể trẻ bị các bệnh về tai mũi họng hay bệnh viêm đường ruột, viêm não hoặc cũng có thể trẻ bị cảm nóng hay lạnh. Còn nếu trẻ bị nôn trớ nhưng không sốt và cũng không muốn ăn uống gì, bị đau bụng dữ dội, không đi tiêu được hay đi tiêu có ra chút máu thì có thể bé đang bị lồng ruột, đau ruột thừa. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay, để chữa trị và tránh trường hợp xấu xảy ra.

Cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh

. Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ là sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ (như mẹ không đủ sữa, mẹ bị bệnh,…) thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức với những dưỡng chất thiết yếu giúp giảm nôn trớ ở trẻ, hỗ trợ hệ tiêu hóa ở trẻ một cách tối ưu.

Hiện nay, Vinamilk với dòng sữa Optimum Comfort với công thức Opti-Care, được chứng nhận y tế, giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giảm các triệu chứng nôn trớ hay quấy khóc, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ một cách tối ưu.

. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, quá no, quá nhanh hoặc quá chậm.

. Nếu mẹ đang cho trẻ bú bình thì mẹ nên kiểm tra núm vú một cách cẩn thận, kiểm tra tốc độ chảy nhanh hay chậm của núm vú. Bởi vì đây cũng là một trong những nguyên nhân khiển trẻ bị nôn trớ.

. Khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cần bế trẻ hay cho trẻ ngồi đúng tư thế.

. Không nên cho trẻ nằm ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, mẹ nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng chừng 10-20 phút. Bên cạnh đó, mẹ nên một tay đỡ lưng trẻ, một tay vỗ nhẹ nhàng lên vùng lưng của trẻ. Động tác này sẽ giúp trẻ ợ được hơi, giảm khả năng nôn trớ ở trẻ.

Xem ngay: Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa: Cách khắc phục hiệu quả từ cơ chế “làm sánh sữa”

Hy vọng qua bài viết “Mẹo chữa nôn trớ và các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, cha mẹ đã biết thêm những thông tin hữu ích về mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hay chữa chàm, tưa miệng ở trẻ nhỏ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao cần có bộ phận chuyên trách theo dõi và duy trì xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…

3 days ago

Yếu tố cần lưu ý về học phí các trường quốc tế tại TPHCM

Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…

3 days ago

Tại sao giáo dục giới tính cần được đưa vào chương trình học chính thức?

Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…

1 week ago

Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1: Làm sao để bé yêu thích môn toán?

Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…

1 week ago

Tại sao trường mầm non song ngữ Thủ Đức – VAS là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ?

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…

2 weeks ago

Làm sao để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phát triển khả năng hợp tác với bạn bè?

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…

2 weeks ago