Làm sao để ba mẹ nhận ra các tín hiệu đói của con, khi tất cả những vui buồn, mong muốn ở giai đoạn đầu của con đều thông qua tiếng khóc. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ nhận biết những điều đó. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Dấu hiệu đói ở trẻ sơ sinh
Thông thường, khi trẻ tỉnh giấc vào lúc nửa đêm thì nguyên nhân là bé đói. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể làm gì để cải thiện vấn đề này.
Tuy nhiên, để cài thiện tình trạng này bạn cần làm rõ một số điều sau đây: một ngày con ăn bao nhiêu lần? Mục tiêu là để xác định ban ngày con có ăn đủ no để có thể ngủ đêm mà không cần ăn hay chưa. Trừ những trẻ sinh non thì trước 4 tháng tuổi, trẻ cần bú 3 tiếng một lần. Nếu số cữ bú của trẻ ít hơn thì có thể con sẽ không có đủ năng lượng cho cả một ngày nên sẽ cần tỉnh giấc đòi bú vào ban đêm để bù cho lượng calo bị thiếu hụt.
Dạ dày của trẻ sơ sinh không thể chứa quá nhiều thức ăn cùng một lúc được nên trong đêm cứ sau 3 hoặc 4 tiếng trẻ phải thức dậy một lần để bú. Khi con bạn lớn hơn, mục tiêu của chúng ta là kéo dài thời gian giữa các cữ bú đêm lên 5 tiếng, thậm chí là 6 tiếng bằng cách cắt cữ bú lúc 2 giờ sáng. Nếu bạn đang lo lắng về việc tỉnh giấc đêm của con mình, đặc biệt là nếu bé được 6 tuần tuổi hoặc hơn – thường là đủ “lớn” để bỏ một cữ đêm – thì tôi sẽ hỏi: Con tỉnh giấc lúc mấy giờ sau cữ bú trước khi ngủ? Nếu con vẫn thức dậy vào lúc 1 hoặc 2 giờ sáng, có nghĩa là con không có đủ calo để ngủ lâu hơn vào ban đêm.
2. Cách khắc phục tình trạng đói lúc nửa đêm của con
Để khuyến khích trẻ ngủ dài hơn, hãy đảm bảo cứ ba tiếng bạn lại cho con ăn một lần vào ban ngày. Thêm nữa, bạn có thể bổ sung thêm năng lượng cho con bằng phương pháp cho ăn thêm, bao gồm bữa ăn lót dạ – thêm 1 cữ sữa cho bé nữa vào buổi tối và bú đêm (cữ bú lúc 10 hoặc 11 giờ, cho con bú mà không cần đánh thức con).
Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết trước các phản ứng của dấu hiệu đói. Vấn đề phổ biến của cha mẹ, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên là, thường cho rằng con khóc tức là con đói. Ngoài ra, tiếng khóc có thể cho thấy trẻ đau bụng, đầy hơi hay trào ngược. Cũng có thể con khóc vì quá mệt, hoặc quá nóng hay quá lạnh. Đó chính là lý do tại sao việc hiểu được các tín hiệu của trẻ lại quan trọng đến vậy.
Nếu bạn để ý thật kĩ, bạn sẽ thấy con liếm môi trước, sau đó mới bắt đầu quấy khóc. Con sẽ thè lưỡi ra và quay ngang quay ngửa. Tay con sẽ khua khoắng loạn xạ. Nếu bạn không cho con ti mẹ hoặc ti bình để đáp lại ngôn ngữ cơ thể của con, thì con sẽ phát ra tín hiệu bằng âm thanh. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh giống như tiếng ho ở cuống họng trẻ, và cuối cùng, tiếng khóc đầu tiên sẽ phát ra rất nhanh thôi, và sau đó sẽ là một tràng dài oa oa, oa oa oa…
Tất nhiên, nếu con bạn thức giấc và khóc vào giữa đêm, bạn sẽ mất đi lợi thế đọc được tín hiệu từ cử chỉ của con. Nhưng nếu bạn lắng nghe cẩn thận, với một chút luyện tập, bạn sẽ nhận thấy sự khác nhau giữa các tiếng khóc của con. Nếu bạn không chắc chắn, trước tiên hãy thử cho con ngậm ti giả trước. Nếu ti giả có thể trấn an con, thì hãy đặt con trở lại giường, quấn con lại. Nếu con nhè ti giả ra, thì có nghĩa là con đói hoặc con bị đau.