Image

16/01/2019

Mẹ và bé

Những chế phẩm mẹ bầu cần tránh sử dụng để thai nhi được khỏe mạnh

Để đảm bảo thai kỳ được diễn ra suôn sẻ thì vấn đề dinh dưỡng luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu, vậy mẹ bầu có biết những chế phẩm từ bột ngọt, gạo và mì tinh chế hay chế phẩm từ đậu tương…sẽ mang lại nhiều nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn qua bài chia sẻ sau nhé!

Bột ngọt

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong vòng 12 tuần, sữa mẹ là thức ăn chính, nếu người mẹ hấp thụ hàm lượng protein cao, đồng thời ăn quá nhiều hàm lượng bột ngọt quy định, sẽ làm cho chất sodium glusate hấp thụ vào cơ thể thai nhi thông qua nguồn sữa mẹ. Chất này có thể kết hợp với chất kẽm trong máu, tổng hợp thành chất axít glutamic zinc mà cơ thể bé không hấp thụ và sử dụng được, nó sẽ thải ra ngoài qua đường nước tiểu, làm cho cơ thể trẻ sơ sinh thiếu kẽm, gây nên những hậu quả xấu như vị giác kém, chán ăn, trí tuệ giảm, phát triển chậm và cơ quan sinh dục phát triển muộn,... Vì vậy, trong thức ăn dành cho người mẹ và trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu sau khi sinh, nên giảm bớt hoặc không sử dụng bột ngọt là tốt nhất.

Cuối kỳ mang thai, nếu làm việc nặng, phụ nữ mang thai thường có cảm giác sợ hãi, thở ngắn, hụt hơi. Phần nhiều đó là hiện tượng bình thường, nhưng nếu hoạt động nhẹ hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi cũng bị hoảng hốt, thở ngắn rõ rệt hoặc tim đập mạnh khó thở đến mức không nằm được thì có thể nghĩ đến bệnh tim, cần phải khám và điều trị sớm.

Bột ngọt gây hại cho mẹ bầu và thai nhi

Gạo và mì tinh chế

Trong cơ thể người có chứa 11 nguyên tố vi lượng như hydro, cácbon, oxy, phốt pho, anxi,... (chiếm 99,95% trọng lượng cơ thể), còn có 14 nguyên tố vi lượng như sắt, mangan, côban, đồng, kẽm, iôt, vanađi, flor,... (chiếm 0,01% trọng lượng cơ thể). Mặc dù, những nguyên tố này có tỷ trọng rất nhỏ, nhưng lại rất cần thiết cho cơ thể con người, khi cung cấp không đủ sẽ dẫn đến hàng loạt bệnh tật, thậm chí còn gây tử vong.

Nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và thai nhi, vì nếu thiếu nguyên tố vi lượng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người không nên ăn kiêng, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cố gắng nên coi “thực phẩm hoàn chỉnh” (loại thực phẩm chưa qua chế biến, hoặc thực phẩm chỉ tinh chế một phần) là nguồn năng lượng chính. Ví dụ, ăn ít gạo tinh chế” và mỳ tinh chế,... Vì trong “thực phẩm hoàn chỉnh” có chứa các nguyên tố vi lượng và vitamin B1, vitamin B6, vitamin E,... rất cần thiết cho cơ thể, mà những nguyên tố này thường bị tiêu hao trong quá trình tinh chế”, nên phụ nữ mang thai ăn gạo và mỳ tinh chế dễ bị thiếu dinh dưỡng.

Chế phẩm từ đậu tương

Kết quả thực nghiệm trên cơ thể chuột mẹ khi mang thai ăn một chất hoá học chiết xuất từ đậu tương, đã phát hiện thấy những con chuột đực sinh ra sau khi trưởng thành không thể xuất tinh khi giao phối. Thực nghiệm cho thấy, so sánh với chuột đực được sinh ra từ những con chuột mẹ chưa từng uống chất chiết xuất từ đậu tương, testosterone ở những con chuột, đực này thấp hơn mức bình thường, nhưng tiền liệt tuyến của chúng lại lớn hơn chuột đực thường. Ngoài ra, những con chuột đực này khi bước vào giai đoạn trưởng thành, mức độ phát triển tinh hoàn của chúng cũng không bình thường.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn không thể xác định chất chiết xuất từ đậu tương có phát huy được tác dụng, của estrogen hay không, vì estrogen có thể cản trở sự tạo ra hormon cần thiết cho sự hình thành hệ thống sinh dục đực bình thường.

Nhưng hiện tại không thể khẳng định, những thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh có chứa thành phần đậu tương có thể có kết quả tương tự hay không.

Trong thời gian mang thai, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý khi ăn chế phẩm từ đậu tương và cũng không được tuỳ tiện coi thực phẩm thiên nhiên là vô hại. Trong thực tế, vẫn chưa thể xác định rõ thành phần hoá học trong rất nhiều thực phẩm thiên nhiên. Ngoài ra, khi dùng thực phẩm thiên nhiên, cần chú ý đến lượng hấp thụ, tuyệt đối không được cho rằng, ăn nhiều thực phẩm thiên nhiên hoàn toàn không có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Đối với người lớn, ăn chế phẩm từ đậu về cơ bản là an toàn. Nhưng đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, ăn chế phẩm từ đậu vẫn phải cẩn thận.

Vậy phụ nữ mang thai cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm và các chế phẩm có chứa bột ngọt, từ đậu tương, gạo mỳ tinh chế…để đảm bảo an toàn cho thai nhi và chính bản thân mình, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Bài viết liên quan

Tã quần cho em bé - Lựa chọn tốt nhất của sự tiện lợi

Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe

Tã dán cho bé sơ sinh - Chăm sóc cho làn da nhạy cảm của bé

Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh

Top 6 loại bỉm quần cho trẻ sơ sinh bạn nên biết

Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu

Nước tiểu bà bầu bị đục là bệnh gì?

Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ

Cảnh báo tình trạng cơ thể: Nước tiểu bị đục khi mang thai

Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu

Sự thật về chứng rụng tóc khi mang thai

Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm phòng gì?

Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi

Các món ăn dặm cho bé 4 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm