Sau khi người phụ nữ mang thai, trứng thụ tinh phát triển trong cơ thể người mẹ, khiến các cơ quan trong cơ thể người mẹ có hàng loạt biến đổi, những biến đổi này kéo theo rất nhiều dấu hiệu mang thai sớm khác thường. Đó là những dấu hiệu nào? Sau khi biết có thai cần bổ sung dinh dưỡng gì?
Những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết
1. Mất kinh
Bình thường, mỗi tháng phụ nữ có kinh một lần. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có quan hệ tình dục nếu xảy ra hiện tượng mất kinh (chậm kinh quá 10 ngày) thì rất có thể đã mang thai, bởi vi mất kinh là tín hiệu sớm nhất, quan trọng nhất báo cho biết người phụ nữ đã mang thai. Nếu mất kinh 2 tháng thì khả năng mang thai cực lớn.
Song, không phải mất kinh là tín hiệu duy nhất của việc mang thai, bởi vì rất nhiều phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoặc những phụ nữ có ki kinh nguyệt tương đối đều, nhưng do các nhân tố như mệt mỏi, ốm đau, thần kinh căng thẳng, môi trường thay đổi,… đều có thể khiến kinh nguyệt tới chậm.
Có những phụ nữ trong thời kì cho con bú, kinh nguyệt còn chưa trở lại thì đã mang thai tiếp, thì càng không thể dựa vào kinh nguyệt để phán đoán liệu có mang thai không. Ngoài ra, còn có hiện tượng, 2-3 tháng đầu mang thai cơ thể phụ nữ vẫn tiết ra một ít máu kinh có màu nâu nhạt, đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt giả.
2. Buồn nôn, ói mửa
Sau khi xảy ra hiện tượng mất kinh, nếu kèm theo đó là những biến đổi về sở thích ăn uống, như: bình thường không thích ăn chua bỗng dưng lại thèm của chua, ghét những thức ăn có mùi mỡ, tanh, hoặc ăn không thấy ngon miệng, đặc biệt vào buổi sáng khi đói bụng, tức ngực hoặc buồn nôn thì rất có thể đã mang thai.
Dấu hiệu mang thai vừa nêu trên, y học gọi là phản ứng thai nghén. Do thể chất của mỗi người khác nhau nên mức độ phản ứng cũng khác. Khoảng hon 50% phụ nữ mang thai xuất hiện phản ứng thai nghén khi ở tuần mang thai thứ 6, thêm vào đó là những triệu chúng như tứ chi mệt mỏi, nước bọt tăng, đau dạ dày, khứu giác mẫn cảm,…
Thông thường, nhũng triệu chứng này sẽ mất khi ở tuần mang thai thứ 12. Nguyên nhân xảy ra phản ứng thai nghén có quan hệ với nhũng biến đổi về mặt tinh thần và nhũng biến đổi về mức độ hormon trong cơ thể phụ nữ mang thai. Nếu phản úng tương đối mạnh, không hấp thụ được thức án do buồn nôn, ói mửa, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể và sự phát triển của thai nhi thì cần tới bệnh viện khám.
Bài viết đọc thêm: Top 02 loại sữa bà bầu tốt hiện nay của Vinamilk
3. Vú thâm, cương đau
Sau khi mang thai, chịu tác động của sự thay đổi hormon, phụ nữ có thai tự mình cảm thấy vú căng lên, chạm vào đau. Sau 2 tháng mang thai huyết quản mặt ngoài vú có thể phồng lên, hai bên vú to ra, có màu nâu thẫm, hơn nữa bầu vú cũng sẫm lại. Có nhũng phụ nữ trước khi bị hành kinh, vú cũng căng lên, nhung sau khi hết kinh lại trở lại bình thường, còn ở những phụ nữ mang thai thì hiện tượng này càng ngày càng rõ rệt.
4. Số lần đi tiểu tăng
Đây cũng là một dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ cần chú ý. Sau khi mang thai, người phụ nữ thường đi tiểu nhiều vì tử cung (lầy máu, phần dưới phình ra ép vào bàng quang. Đồng thời, lượng nước trong cơ thể phụ nữ mang thai tăng, máu qua thận, gan tăng, bởi vậy số lần đi tiểu cũng tăng.
5. Biến đổi về da
Khi mang thai, độ bóng của da giảm, da trở nên đen sẫm, đặc biệt chung quanh mắt thâm quầng, mặt nổi tàn nhang, trứng cá. Nguyên nhân này là do sự bài tiết hormone trong cơ thể người phụ nữ sau khi mang thai tăng lên nên gây ra hiện tượng này.
6. Biến đổi về âm đạo
Sau khi mang thai, tử cung, âm đạo và hội âm đầy máu, cộng thêm tác dụng của sự thay đổi hormon khiến bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ mang thai trở nên đen, hoặc có màu tím hồng, tính đàn hồi cửa âm đạo cũng tăng, mềm hơn so với trước đây. Ngoài ra, còn bài tiết ra một chất dịch màu trắng.
Nếu một người phụ nữ có những dấu hiệu nêu trên thì nên lập tức tới bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sẽ dựa theo kết quả xét nghiệm để kết luận đó có phải là dấu hiệu mang thai sớm hay không.
Ở vùng núi, nông thôn, giao thông khó khăn, những cô gái trẻ đã kết hôn bỗng dưng bị mất kinh, khi chưa thể biết được đó là mang thai hay bị bệnh thì có thể lấy chén thủy tinh sạch, đổ nước tiểu vào (khoảng 1/2 chén), nhớ là nước tiểu ngay sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, cho một vài giọt cồn iốt vào, nước tiểu sẽ hơi thẫm lại.
Sau đó, hâm nóng chén nước tiểu lên, chú ý sự biến đổi màu. Nếu biến thành màu đỏ, để nguội màu đỏ biến mất, thì cho thấy đã mang thai, nếu để nguội mà màu đỏ không biến mất thì có nghĩa chưa mang thai. Hiện nay, tại các hiệu thuốc có bán que thử thai, rất có hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng.
Bài viết liên quan: 9 Biểu hiện có thai ai cũng phải biết
Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ mang thai
Lợi ích của sữa bột đối với mẹ bầu
Sau khi đã biết mình có thai thông qua những dấu hiệu mang thai sớm các mẹ hãy bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mình và thai nhi từ việc uống sữa bầu nhé!
Sữa cho bà bầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là hàm lượng canxi, lại là thứ dễ được cơ thể người hấp thụ, vì thế mà nó trở thành thực phẩm dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho thai phụ.
Nghiên cứu mới nhất phát hiện, trong sữa có chứa các loại acid amin có tác dụng điều tiết các chức năng sinh lý cơ thể, có thể phát huy tác dụng giảm đau giống như thuốc tê, làm cho toàn thân cảm thấy thoải mái hơn, mà lại không gây nghiện. Trước khi ngủ uống một ly sữa vừa bổ sung dinh dưỡng, lại có thể giúp tâm trạng thai phụ ổn định, dễ ngủ, có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Trong sữa bầu có chứa lượng canxi phong phú và các chất có tác dụng làm hấp thụ canxi nhanh chóng như vitamin D, có thể giúp cơ thể mẹ nhanh chóng được bổ sung canxi, giúp xương và răng chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ thiếu canxi ở thai nhi. Kali trong sữa bầu có tác dụng làm cho thành mạch máu động mạch được giữ ở trạng thái ổn định khi huyết áp cao, giảm bớt nỗi nguy hiểm khi thai phụ bị lên huyết áp.
Sữa bầu còn có tác dụng ngăn chặn không cho cơ thể người hấp thụ những chất độc hại, giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc cho thai nhi. Sữa chua và sữa không béo làm tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh lây nhiễm trong thời kỳ mang thai. Magie trong sữa có thể giúp tim và hệ thần kinh chịu được sự mệt mỏi, iod và photpho sẽ giúp khả năng làm việc ở não được tăng cường. Kẽm trong sữa bầu giúp thai nhi phát triển não. sắt, đồng, vitamin A có tác dụng làm đẹp, làm cho da mịn màng hơn, vitamin B có thể nâng cao thị lực, uống sữa còn giúp phòng tránh xơ cứng động mạch,…
Vì thế thai phụ thường xuyên uống sữa bầu sẽ mang lại rất nhiều ích lợi cho thai nhi. Nếu điều kiện cho phép, trong thai kỳ, thai phụ nên uống từ 2 đến 3 ly sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của cả hai mẹ con.
Lợi ích của sữa chua đối với mẹ bầu
Có phụ nữ mang thai cho rằng sữa chua là sản phẩm lên men, lại rất lạnh, bởi vậy không dám ăn. Kì thực, không những phụ nữ mang thai có thể ăn sữa chua, mà sữa chua còn rất tốt cho cơ thể.
Sữa chua được làm từ sữa bò tươi và khuẩn axit sữa. Nó không những có toàn bộ thành phần dinh dưỡng của sữa bò tươi, mà còn có nhiều lợi ích.
Thứ 1, khuẩn axit sữa có thể biến đường sữa trong sữa bò tươi thành axit sữa. Axit sữa có thể kích thích tuyến tiêu hóa của cơ thể, khiến nó bài tiết ra nhiều dịch tiêu hóa hơn, làm tăng khả năng tiêu hóa.
Thứ 2, ngoài khả năng biến chất mang tính kiềm yếu trong ruột thành chất mang tính axit yếu ra, axit sữa còn sinh ra chất kháng khuẩn, ức chế sự sinh sôi nảy nở và hoạt động của khuẩn gây thối rữa trong đường ruột, giảm bớt sự phát triển của chất có hại, có tác dụng nhất định đối với việc bảo vệ sức khỏe
Thứ 3, những người thiếu vị toan, ăn sữa chua có thể tăng thêm vị toan, thúc đẩy tiêu hóa.
Thứ 4, có người thiếu men axit sữa, uống sữa bò tươi rất dễ bị đau bụng đi ngoài, song khi ăn sữa chua, trong quá trình lên men, đường sữa trong sữa bò tươi đã bị khuẩn axit sữa phân giải thành axit sữa, không còn phân giải men đường sữa nữa. Do vậy, người thiếu men đường sữa, nên ăn sữa chua.
Thứ 5, canxi trong sữa chua tác dụng với axit sữa tạo thành canxi lactic, cơ thể người càng dễ hấp thu canxi lactic hơn so với canxi trong sữa bò tươi. Axit sữa còn có thể khiến protein kết thành sữa ngưng tụ nhỏ, mịn, có thể tăng tỉ lệ hấp thu tiêu hóa của protein.
Thứ 6, một số khuẩn axit sữa có thể hợp thành vitamin C, bởi vậy hàm lượng vitamin C trong sữa chua cao.
Tóm lại, ăn sữa chua rất có ích đối với sức khỏe của cả phụ nữ mang thai và thai nhi.
3 món xúp bổ dưỡng cho mẹ mang thai
+ Xúp xương bò
Nguyên liệu:
– Xương bò 0,5 kg – Thịt bò 0,1 kg
– Bơ 0,15 kg – Bánh mỳ 0,05 kg
– Muối tinh 0,5g – Hành khô 0,05 kg
– Su hào 0,3 kg – Cà rốt 0,15 kg
– Tỏi tây 1 kg
Chế biến:
Xương bò nấu nước dùng trong. Cà rốt, su hào, tỏi tây, thịt bò thái con chỉ nhỏ. Bánh mỳ cắt mỏng bằng 1/4 bao diêm, đem sấy khô hoặc rán vàng. Hành khô thái mỏng, phi thơm, cho các nguyên liệu trên vào xào chín, cho tiếp nước dùng vào nêm vừa gia vị, ăn nóng.
+ Xúp non ngô
Nguyên liệu:
– Nước dùng 1,5 lít
– Bắp ngô non 10 cái
– Kem tươi 0,1 lít
– Bột mỳ 0,1 kg
– Bơ 0,1 kg
– Trứng gà 2 quả
– Tiêu bột 0,1 g
– Muối 0,5g
Chế biến:
Ngô non bóc vỏ, sát lấy bột, lõi ngô thả vào nước dùng đun nhỏ lửa 40 phút. Bột xào bơ chế với nước dùng và bột ngô quấy đều, đun sôi nhỏ lửa 15 phút cho chín. Nêm vừa gia vị.
Lòng đỏ trứng và kem quấy đều trong bát xúp, rồi dội xúp sôi vào, cho thêm ít bơ, ăn nóng.
+ Xúp gạo
Nguyên liệu:
– Nước dùng 1,5 lít
– Gạo tám 0,125 kg
– Bơ 0,05 kg
– Sữa tươi 0,25 lít
– Kem tươi 0,15 lít
– Bánh mỳ 0,15 kg
– Muối tinh 0,01 kg
Chế biến:
Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ nước dùng vào ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sánh đem nghiền, lấy rây lọc cho mượt, nêm vừa gia vị. Lòng đỏ trứng, sữa, kem đánh đều, dội vào cháo quấy đều. Múc xúp vào bát rắc bánh mỳ thái nhỏ dã rán vàng vào, cho thêm chút bơ, ăn nóng.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về những dấu hiệu mang thai sớm và lợi ích thiết thực khi bổ sung dinh dưỡng đúng thời điểm cho mẹ bầu sẽ là thông tin vô cùng hữu ích giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết!