16/01/2019
Mẹ và bé
Những điểm cần lưu ý khi đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ
Có thể nói, giáo dục và đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ là điều kiện cần để trẻ dần hoàn thiện bản thân mình và là bước đệm để trẻ tiến xa hơn đến sự toàn mỹ trong nhân cách.
Trước khi tìm hiểu về những điểm cần lưu ý trong việc đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ thì chúng ta nên hiểu ý nghĩa xã hội là như thế nào.
Ý nghĩa xã hội là như thế nào?
Trước hết phải công bằng và bình đẳng với mọi người. Phải có tinh thần bác ái, là yêu hết mọi người phải tôn trọng kẻ khác, dầu họ thê nào li nữa, họ xấu hay nghèo, họ bệnh tật đui mù, đều là đối tượng tình thương cộng đồng của chúng ta. Phải có tinh thần trách nhiệm và tinh thần cộng đồng trước những hành vi, dầu là hành vi nhỏ bé, dầu là hành vi trên cuộc đời kẻ khác, để xã hội lành mạnh và phong phú hơn.
Phải có tinh thần đoàn thể trên nhiều lãnh vực, nhiều môi trường mà chúng ta hoạt động. Sự lo lắng về ích lợi chung, là lợi của mọi người, làm cho chúng ta thực thi tình nghĩa đoàn thể. Đó là những điểm cốt yếu, cần chúng ta đem đến dạy dỗ con trẻ ngay lúc còn thơ dại. Đây cũng là những điểm về ý nghĩa xã hội mà bạn nên biết.
Những điểm cần lưu ý khi đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ
Có 3 điểm chính bạn cần lưu ý khi đào tạo tinh thần xã hội cho trẻ.
1. Phải thấm nhuần những ý tưởng xã hội vào tâm hồn con trẻ, để hiểu mình không phải là trung tâm của mọi người, của thế giới, phải hiểu rằng nhờ người này kẻ kia. Ví dụ hằng ngày con trẻ cùng như người lớn nhận ơn của bao người mà không biết,. Vì vậy, phải nghĩ đến người khác và đem hết khả năng đế giúp đỡ những tha nhân.
Chúng ta còn mở rộng nhãn giới của trẻ, để hiếu mình không phải là duy nhất trên đời. Trước mắt chúng ta có biết bao người đang sống, với bao nghề nghiệp, bao lãnh vực khác nhau. Chúng ta dùng những ví dụ như sự học trong trường, khi đi dạo ngoài phố, khi giao du với chúng bạn, sẽ nhấn mạnh vào ý tưởng tương trợ cộng đồng của đoàn thế.
2. Muốn cho trẻ thấm nhuyễn lâu dài về các ý tưởng trên, chúng ta lợi dụng mọi cơ hội dễ dàng như chuyện trò, thăm viếng để con trẻ thấy ngay sự cần thiết của đoàn thể, của người xung quanh.
3. Lấy hình vi làm mẫu mực để ánh hưởng vào con trẻ, uốn nó theo đời sống chung, quen chịu vất vả, quen với hy sinh để ích cho kẻ khác và giúp cho xã hội phong phú hơn.
Nếu bạn lưu ý và giúp con trẻ thực hiện tốt những hành động trên thì chắc chắn rằng, tinh thần xã hội và sinh hoạt cộng đồng của trẻ với mọi người sẽ tốt hơn rất nhiều. Bạn cũng đừng quên tham khảo một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại đây để giúp con tiến bước nhanh hơn trên con đường đến sự toàn mỹ nhé.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm